Học Trái Ngành Có Làm Nhân Sự Được Không? Chia Sẻ Chân Thực

142 lượt xem Hướng Nghiệp
Học trái ngành vẫn làm nhân sự rất nhiều. Chỉ cần bạn cố gắng và quyết tâm nỗ lực học hỏi thì trái ngành không phải là khó khăn

Công việc HR – Nhân sự nhận được sự quan tâm từ phía rất nhiều bạn học trái ngành, một phần bởi các công ty khi lớn mạnh họ quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh nhân sự bài bản, một phần khác là do có rất nhiều người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đang làm về Headhunter chia sẻ về nhân sự trên internet. Và nhiều người đặt ra câu hỏi, học trái ngành có làm được nhân sự hay không. Bạn sẽ bất ngờ khi có tới hơn 50% người làm nhân sự hiện nay từng học trái ngành

Học trái ngành vẫn làm nhân sự rất nhiều. Chỉ cần bạn cố gắng và quyết tâm nỗ lực học hỏi thì trái ngành không phải là khó khăn

 

Lời khuyên dành cho các bạn học trái ngành làm nhân sự

Người học trái ngành làm về nhân sự hiện nay không hề ít, không phải ai cũng tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự hoặc quản trị nguồn nhân lực.

Nếu các bạn học đúng chuyên ngành thì ra trường các bạn có thể bắt đầu với vị trí nhân sự. Nhưng ở khía cạnh của những người trái ngành, rất nhiều chuyên gia nhân sự khuyên các bạn hãy bắt đầu với một công việc hành chính

Khởi đầu từ vị trí nhân viên hành chính, qua một thời gian quan sát, học hỏi kinh nghiệm, các bạn có thể làm các công việc liên quan tới nhân sự. Bạn cũng có thể tham gia thêm các khóa học hành chính nhân sự để hiểu rõ hơn về công việc nhân sự là làm những công việc gì, làm như thế nào

Hãy tạo một tác phong thật chuyên nghiệp ở bất kỳ một vị trí nào bởi một công ty cần các bạn làm nhân sự thì chắc chắn công ty đó đề cao sự chuyên nghiệp và tận tâm trong công việc

Học trái ngành có làm nhân sự được không? Đây là câu hỏi mà mình đã từng đặt ra cho bản thân khi quyết định rẽ hướng sang lĩnh vực nhân sự. Bản thân mình không có nền tảng giáo dục về quản trị nhân sự hay tâm lý học, mà xuất phát từ một ngành hoàn toàn khác. Ban đầu, mình lo lắng không biết liệu sự thay đổi này có phải là một bước đi đúng đắn hay không, nhất là khi ngành nhân sự yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên môn mà mình chưa từng được đào tạo chính quy.

Nhưng điều mình học được sau thời gian làm việc trong lĩnh vực nhân sự là, không có con đường nào là hoàn toàn đúng hay sai. Thực tế, rất nhiều kỹ năng mình tích lũy từ công việc trước đã trở thành lợi thế khi chuyển sang làm nhân sự. Ví dụ, khả năng giao tiếp, quản lý thời gian, xử lý tình huống linh hoạt đều là những yếu tố quan trọng mà mình có thể mang theo vào công việc mới. Nhân sự không chỉ là tuyển dụng hay quản lý hồ sơ nhân viên, mà còn đòi hỏi khả năng thấu hiểu con người, kết nối và xây dựng mối quan hệ trong tổ chức.

Điều quan trọng nhất khi học trái ngành là tinh thần học hỏi và sẵn sàng trau dồi kiến thức mới. Khi mình quyết định bước chân vào nghề nhân sự, mình đã phải tự học rất nhiều, từ cách xây dựng quy trình tuyển dụng, đánh giá hiệu suất đến các quy định về luật lao động. Dần dần, sự tự tin bắt đầu xuất hiện khi mình nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản và dần cảm thấy thoải mái hơn trong vai trò mới.

Vậy nên, nếu bạn đang băn khoăn liệu học trái ngành có thể làm nhân sự được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Sự chuyển hướng có thể mang lại cho bạn một góc nhìn đa chiều, sự sáng tạo và những cách tiếp cận mới mẻ. Quan trọng là bạn không ngừng nỗ lực học hỏi và tin tưởng vào khả năng của mình.

Hiểu đúng và hiểu đủ về đặc thù của nghề nhân sự

Đối với các bạn học trái ngành cần hiểu rõ những thông tin rất căn bản trước khi bước vào nghề. Những thế hệ khác nhau đang có những hiểu nhầm khác nhau về công việc ngành nhân sự.

Nhân sự ngày càng phức tạp và đòi hỏi nhiều hơn

Một số anh chị thuộc thế hệ trước (6x-7x-8x) thường có sự đồng nhất giữa “nhân sự” với “hành chính nhân sự”. Một phần nguyên nhân là do các công ty ngày trước thường chỉ tập trung chủ yếu vào các vấn đề hành chính như hợp đồng, lương bổng, chính sách lao động, chưa chú trọng nhiều đến các công tác phát triển nhân tài, đào tạo…

Không phải chỉ là công việc tuyển dụng

Còn những bạn trẻ hơn (9x-2k) bây giờ lại có hiểu nhầm về làm nhân sự tức là làm tuyển dụng. Nhiều bạn đang hiểu rằng làm nhân sự là làm công tác tìm người tài về công ty, lọc CV, phỏng vấn. Điều này chỉ đúng một phần bởi nhân sự còn rất nhiều mảng khác như chính sách phúc lợi (C&B), đào tạo (L&D), phát triển nhân tài (development), hành chính (admin), văn hoá doanh nghiệp (employee engagement) và nhiều mảng khác.

Vì những hiểu nhầm có trên, để bắt đầu bước chân vào lĩnh vực nhân sự, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu đúng và đủ công việc và các chức năng khác nhau của công việc này. Nếu bạn khá tiếng Anh, bạn lên Google tìm từ khoá “human resource management” sẽ cho ra rất nhiều các bài đọc. Hoặc bạn có thể tiếp tục đọc bài viết này và tham khảo các tài liệu tiếng Việt chia sẻ bên dưới.

Trên thực tế, một nhân viên HR – Nhân sự chuyên nghiệp trong một công ty lớn có thể bao gồm 7 chức năng sau:

  • Tuyển dụng và giữ chân nhân tài (recruiting, retaining)
  • Gắn kết nhân viên (employee engagement)
  • Quản lý hiệu suất (performance management)
  • Lương bổng và phúc lợi (compensation &/ benefits)
  • Phát triển và đào tạo (development & training)
  • Quản trị rủi ro, an toàn lao động (risk management, health & safety)
  • Kiểm toán và tuân thủ pháp luật (audits and legal compliance).

Những công việc chính của nhân viên nhân sự

Người có tính cách thế nào hợp để làm nhân sự?

Ở mỗi vị trí công việc khác nhau sẽ đòi hỏi những tính cách và tố chất riêng phù hợp. Thực tế ngay cả những người đang làm nhân sự cũng sẽ có những quan điểm riêng rằng tính cách như thế nào mới phù hợp. Nếu nghiêng về hành chính thì nghĩ rằng những người làm nhân sự cần có sự tỉ mỉ, chi tiết, ít nói, làm việc với giấy tờ nhiều. Trong khi đó, người đang hiểu nghề nhân sự là “tuyển dụng” thì cho rằng người làm nhân sự phải hướng ngoại, giỏi nói trước đám đông, giỏi thấu hiểu cảm xúc người khác. Vân vân.

Thực tế thì dù làm việc về nhân sự nhưng ở mỗi môi trường công việc, mỗi doanh nghiệp và vị trí sẽ cần tiêu chí khác nhau

  • Người thích Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi có thể hợp với công việc Phát triển và đào tạo (development & training), nghiên cứu và viết ra các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp.
    Người thích Xã hội – Nghệ thuật, tức những người thích tương tác với người khác, có khả năng ăn nói tốt, thấu hiểu cảm xúc có thể phù hợp với các công việc bên mảng Tuyển dụng, gắn kết nhân viên.
  • Người thích Nghiệp vụ, tức những người tỉ mỉ, cẩn thận, giỏi sắp xếp tổ chức có thể phù hợp liên quan đến Lương bổng, phúc lợi, hành chính, luật lệ.

Làm HR - Nhân sự đòi hỏi bạn phải thường xuyên học hỏi, nâng cao năng lực bản thân

Chuyển đổi, thích nghi các kỹ năng từ công việc trước đây sang công việc nhân sự

Nhiều bạn lo lắng rằng nếu mình chuyển từ một công việc lĩnh vực khác sang ngành nhân sự thì nghĩa là mình bắt đầu từ con số 0, vậy mình phải làm sao?

Về kiến thức, bạn cần phải học các khoá học về nhân sự, tự đọc sách tìm hiểu thêm. Tuấn Anh sẽ giới thiệu một số sách và khoá học ở dưới.. Làm nhân sự các bạn sẽ cần phải đọc khá nhiều sách đó, đọc nhiều, ngẫm nhiều, làm nhiều, dần dần những kiến thức từ sách vở sẽ ngấm vào trong con người và công việc của bạn lúc nào không hay

  • Nghề Nhân sự Việt: là một cuốn sách của cộng đồng VNHR, được viết bởi nhiều tác giả. Bạn đọc để có kiến thức đa chiều, cũng như biết được thêm những gương mặt nổi bật trong ngành Nhân sự.
  • Phương pháp quản lý mục tiêu và đánh giá nhân sự theo MBO: là một mô hình được nhiều công ty đang sử dụng, bạn đọc sách này để hiểu hơn về công cụ MBO và cách ứng dụng và hoạt động nhân sự trong công ty.
  • Người trong muôn nghề: giúp bạn hiểu nhiều hơn về các nghề khác nhau trong khối kinh tế. Làm nhân sự không chỉ cần biết về nghề nhân sự, sự hiểu biết đa ngành giúp bạn dễ thấu hiểu nhân viên hơn.
  • Định vị bản thân: là một cuốn sách của Tuấn Anh viết hướng dẫn các bạn cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội. Có nhiều bạn influencer trên các nền tảng mạng xã hội đã đọc và ứng dụng hiệu quả nội dung sách này.

Về mạng lưới quan hệ: Bởi vì công việc nhân sự làm việc giữa con người và con người. Chính vì vậy, hãy cố gắng xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ với cả cấp trên và cấp dưới

Về kĩ năng làm việc, nếu bạn đã đi làm 1-5 năm tại doanh nghiệp, chắc hẳn bạn sẽ có những kĩ năng chuyển đổi để sử dụng trong công việc tại nhân sự. Kĩ năng chuyển đổi là những kĩ năng có thể được sử dụng tại nhiều ngành nghề khác nhau. Lấy ví dụ:

Kĩ năng truyền thông, marketing: có thể sử dụng trong việc hỗ trợ tuyển dụng, tìm ứng viên hiệu quả.

Kĩ năng ứng xử, giao tiếp: Đây là kỹ năng được sử dụng rất nhiều trong công việc ví dụ như tư vấn tuyển dụng, phỏng vấn.

Kĩ năng trợ lý, hỗ trợ văn phòng: Làm về hành chính nhân sự, phúc lợi sẽ thường xuyên phải soạn thảo văn bản, báo cáo. Đây là kỹ năng bạn cần thành thạo

Dưới đây là danh sách một số các kĩ năng lõi cần có và nên có của một người làm nhân sự:

  • Phân tích và thấu hiểu
  • Quản trị thương hiệu
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng tạo ảnh hưởng, thuyết phục
  • Kĩ năng quản trị sự thay đổi
  • Giải quyết vấn đề
  • Hiểu biết đa ngành
  • Sử dụng công nghệ

Trên đây là một số chia sẻ rất thực tế và hữu ích dành cho các bạn học và làm trái ngành muốn làm trong lĩnh vực nhân sự. Hi vọng có thể giúp các bạn đủ tự tin để có thể bước vào lĩnh vực nhiều thử thách nhưng không kém phần thú vị như công việc nhân sự

Lưu thanh huyền - Giám đốc nhân sự

Tác giả: Lưu Thanh Huyền

Chuyên gia Nhân Sự với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là Giám Đốc Nhân Sự - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan tới nhân sự cho doanh nghiệp

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Khúc Minh says:

    Trước đây e làm bên bộ phận bán hàng, h có hướng chuyển sang HR nhung làm thế nào để người học trái ngành tích lũy được kinh nghiệm nhân sự trước khi chính thức chuyển sang làm việc trong lĩnh vực này?

    0
    0
  2. Phúc Minh says:

    học trái ngành làm nhân sự thì sao mà không được nhỉ. Nhiều khi cuộc sống đưa đẩy, chúng ta phải theo thôi, làm việc gì cũng đều được hết mà, nếu kén công việc quá thì cũng khó để phát triển bản thân đó. Trừ khi có định hướng sẵn kiểu “con ông cháu cha” hay “Công ty gia đình” thì không nói đến rồi.

    0
    0
  3. Thục Quyên says:

    Làm được hết nhé quý zị quan trọng có kiến thức về nghiệp vụ thui mà. Không học đúng ngành thì ta cứ tìm 1 địa chỉ uy tín mà học thui. Vinatrain này cũng được nè tui học từ 2021 giờ cũng đang học thêm tuyển dụng trước học có nhân sự thui hà. Đợt này thấy trung tâm có nhiều thay đổi về chương trình tư vấn cũng cảm thấy dễ chịu không bị ép buộc chứ tui đăng ký lớp tiếng trung nó k tha thiết rep thì chậm, kiểu k thiết tha khác hàng nè

    0
    0
    • Cụ Đôn says:

      Chứ giờ học cũng nhiều chỗ không biết có địa chỉ nào uy tín không chứ tiền mất tật mang cũng tội quá. Gom mãi mới được ít tiền đi học
      Bạn học ở Vinatrain luôn hả

      0
      0
  4. Kim Thư says:

    Chào trung tâm hiện tại mình đang làm ở vị trí sale nhưng mình cảm thấy không phù hợp, muốn chuyển sang mảng Nhân sự nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Mình nên bắt đầu học khoá nào đối với người mới bắt đầu như mình ạ

    0
    0
    • Minh Ngọc says:

      Mình cũng trái ngành từ ngôn ngữ chuyển sang đây bạn ơi. Mình đang học khóa HCNS online lớp thầy Thuận bên trung tâm luôn nè, thầy dạy siêu dễ hiểu lại còn vui tính nữa. Lúc đầu mình cứ sợ vô học cứ không kịp bằng các bạn khác nhưng sau khi học thử 2 buổi được thầy dạy từ những kiến thức từ cơ bản nhất luôn ấy. Recommend bạn nên thử nha

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *