Công ty và người lao động muốn cắt giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội với những người lao động không làm việc thường xuyên nên sử dụng hợp đồng cộng tác viên. Vậy loại hợp đồng này có được xem là hợp đồng dich vụ không phải đóng bảo hiểm xã hội. Trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp hợp đồng cộng tác viên bị truy thu bảo hiểm xã hội. Cùng trung tâm đào tạo hành chính nhân sự VinaTrain tìm hiểu chi tiết tại đây.
Bài viết hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không được tham vấn bởi thầy Nguyễn Quang Thuận, trưởng phòng hành chính nhấn sự công ty cổ phần cơ điện Xuân Mai, 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính nhân sự chuyên nghiệp.
Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học C&B và hành chính nhân sự tổng hợp tại VinaTrain
I.Thực trạng sử dụng hợp đồng cộng tác viên hiện nay
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không là thắc mắc của nhiều người lao động. Trên thực tế không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ về loại hợp đồng này là gì, khi sử dụng cần lưu ý ra sao.
Chị Hoàng Thu Phương, nhân sự của 1 công ty kinh doanh trái cây nhập khẩu chia sẻ trong khóa học hành chính nhân sự tại VinaTrain:
“Công ty em thuê 1 chị kế toán làm partime không tới văn phòng, sếp bảo ký hợp đồng cộng tác viên với chị ấy vì hợp đồng này không phải đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng khi em làm việc với cơ quan thuế vẫn bị truy thu tiền bảo hiểm với hợp đồng này.” Vậy cụ thể hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Có thể hình dung: Với doanh nghiệp nếu có hoạt động thuê người lao động làm việc không thường xuyên, họ có thể làm nhiều nơi cùng lúc sẽ ưu tiên sử dụng hợp đồng cộng tác viên. Người lao động cũng mặc định đồng ý với quy định này vì hầu hết ở đâu cũng sử dụng như vậy.
Nhưng khi sử dụng loại hợp đồng này bạn cần nắm rõ về căn cứ pháp lý quy định và những trường hợp cần biết để tối ưu mục đích sử dụng.
II. Căn cứ pháp lý về hợp đồng cộng tác viên
Có thể hiểu: cộng tác viên là nhân sự được công ty thuê để tham gia vào 1 kế hoạch làm việc ngắn hạn, họ có thể làm việc tại công ty hoặc làm từ xa tuy theo nhu cầu của công ty. Quyền lợi của cộng tác viên sẽ khác với người lao động chính thức.
Hợp đồng cộng tác viên chịu sự chi phối của luật dân sự 2015 cụ thể tại điều 513 Bộ luật dân sự 2015:
” hợp đồng cộng tác viên là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.” sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH, BHYT, BHTN,…)
Tuy nhiên hợp đồng cộng tác viên cũng được xem là hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. Khi được xem là hợp đồng lao động thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội ( BHYT, BHTN,…) theo quy định.
Căn cứ để phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ theo luật lao động 2019 nếu hợp đồng cộng tác viên đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ được xem là hợp đồng lao động:
Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.
Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
III. Giải đáp hợp đồng cộng tác viện có phải đóng bảo hiểm xã hội không
Dưới đây là phân tích về việc phải đóng bảo hiểm xã hội
3.1 Hợp đồng cộng tác viên phải đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, nếu nội dung thể hiện trong hợp đồng cộng tác viên có chứng minh được việc thuê người lao động đi là có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ các bên. Bên thuê lao động giám sát bên cung cấp dịch vụ, thời hạn trả lương, thời gian làm việc …. thì loại hợp đồng này vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
Tùy theo cách trình bày nội dung của hợp đồng cộng tác viên và chỉ đạo của đơn vị quản lý bảo hiểm ở địa phương doanh nghiệp quy định có thu bảo hiểm xã hội với loại hợp đồng này không.
3.2 Hợp đồng cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý việc đóng bảo hiểm xã hội quy định tại điều 1, Khoản 2 những trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Người lao động đang làm việc ký hợp đồng lao động bao gồm xác định thời hạn và không xác định thời hạn theo quy định luật lao động 2019
Lưu ý về hợp đồng xác định thời hạn phải đóng bảo hiểm xã hội xác định với những trường hợp ý hợp đồng thời hạn từ đủ 01 tháng trở đi .
Như vậy, cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng các điều sau:
Có thời gian làm việc từ 14 ngày/tháng trở xuống
Lương trả theo tháng dưới mức lương tối thiểu vùng
Ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng
Tuy nhiên, nếu người lao động không muốn đóng bảo hiểm nên lựa chọn phương án ký hợp đồng dịch vụ (Tên: Hợp đồng cộng tác viên; hợp đồng dịch vụ). Trường hợp cộng tác viên ký hợp đồng lao động cần ghi rõ thời gian làm việc không vượt quá 14 ngày/tháng.
IV. Lời khuyên của chuyên gia khi sử dụng loại hợp đồng cộng tác viên
Mặc dù được xem là hợp đồng dịch vụ không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng hợp đồng cộng tác viên vẫn phải nộp thuế TNCN theo quy định
Thông tư 111/2013/TT- BTC, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Hợp đồng cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm xã hội nên doanh nghiệp muốn quản lý cộng tác viên có thể ràng buộc trong hợp đồng cộng tác viên các điều khoản về:
Thực hiện công việc đúng, đủ, đảm bảo chất lượng: Cộng tác viên có nghĩa vụ hoàn thành công việc mà họ đã đồng ý trong hợp đồng.
Bảo mật thông tin: Trong nhiều trường hợp, cộng tác viên sẽ có nghĩa vụ giữ bí mật những thông tin mà họ tiếp xúc trong quá trình thực hiện công việc.
Tuân thủ các quy định: Cộng tác viên cần tuân thủ các quy định, chuẩn mực về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Quyền sở hữu trí tuệ: Đối với các công việc liên quan đến sáng tạo, như viết lách, thiết kế, phát triển phần mềm,… hợp đồng nên xác định rõ ai sẽ sở hữu các quyền trí tuệ sau khi công việc hoàn thành.
Điều chỉnh và thay đổi trong hợp đồng: Trong trường hợp cần phải thay đổi hoặc điều chỉnh hợp đồng sau khi đã ký kết, hợp đồng nên ghi rõ cách thức để thực hiện những thay đổi đó.
Giải quyết tranh chấp: Hợp đồng nên bao gồm các điều khoản về cách giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra, như việc sử dụng trọng tài hay điều khoản về pháp luật và quyền lực tư pháp nào được áp dụng.
Những thông tin cần có khi soạn hợp đồng cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm xã hội cần đầy đủ thông tin tham chiếu theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 thì sẽ có được các nội dung cần thiết chủ yếu như sau:
Tên, địa chỉ, thông tin đầy đủ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ từ cộng tác viên.
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cộng tác viên.
Nội dung công việc, quy định liên quan đến chất lượng công việc, thời gian hoàn hiện công việc.
Thời hạn của hợp đồng.
Giá trị hợp đồng, chi phí dịch vụ, hình thức thanh toán, chế độ thưởng, chế độ phạt nếu vi phạm hợp đồng nếu có.
Trang thiết bị, công cụ, nguồn tài nguyên, nhiên liệu phía doanh nghiệp sẽ cung cấp cho cộng tác viên sử dụng.
Các điều khoản về hợp tác, gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
Các điều khoản đền bù hợp đồng.
Các điều khoản về cam kết quyền, nghĩa vụ của các bên.
Trên đây là một số chia sẻ của thầy Nguyễn Quang Thuận; chuyên gia đào tạo nhân sự tại trung tâm hành chính nhân sự VinaTrain về chủ đề hợp đồng cộng tác viên thì có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Mong rằng có thể mang lại cho người lao động những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn thầy Quan Thuận đã có lời khuyên hữu ích với độc giả về chủ đề này. Ban biên tập VinaTrain xin chúc thầy ngày càng thành công trong lĩnh vực quản trị nhân sự.
VinaTrain Việt Nam là trung tâm đào tạo nghiệp vụ thực tế hàng đầu hiện nay với phương châm lấy nghiệp vụ thực tế làm trọng tâm, cầm tay chỉ việc giúp tiếp cận nhanh nhất với công việc. Bên cạnh các khóa học các bạn có thể tham gia các Group hỗ trợ tìm việc làm lên tới hàng trăm ngàn thành viên do VinaTrain thành lập
Như vậy nếu không muốn đóng BHXH thì quan trọng hợp đồng có ghi hay không thôi đúng không ạ