Khái niệm về hợp đồng ngoại thương (sale contract)
“Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận” (Điều 3, Khoản 8). trong Luật Thương mại Việt Nam 2005
Đây là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu, được lập dựng bởi người bán hoặc người mua được soạn thảo bởi 2 bên mua bán.
Trên hợp đồng ngoại thương thể hiện các thông tin cơ bản gồm:
Các bước cần chuẩn bị khi ký hợp đồng ngoại thương (sale contract)
Trước khi ký hợp đồng ngoại thương 2 bên mua bán cần lưu ý các bước sau:
> Bạn có thể xem Video sau đây để hiểu hơn về hợp đồng ngoại thương
Vai trò của hợp đồng ngoại thương trong thương mại quốc tế
Hợp đồng ngoại thương có vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc tế,VinaTrain có thể tóm lược một số vai trò bạn đọc cần nắm được như sau:
Vai trò | Giải thích | Ví dụ minh họa |
Đảm bảo tính công bằng trong quan hệ thương mại | Dựa vào các điều kện đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương, 2 bên mua bán sẽ có căn cứ làm rõ trách nhiệm, chi phí của mỗi bên trong thực hiện giao dịch thương mại. | Công ty A và B ký hợp đồng ngoại thương dựa vào các điều khoản quy định bán hàng giá FOB, công ty A hiểu rằng mình có trách nhiệm giao hàng tới cảng xuất, hàng đã thông quan mang lên boong tàu gửi chứng từ theo thỏa thuận cho người mua là hết nghĩa vụ. Các công việc giao nhận còn lại B sẽ phụ trách. |
Là căn cứ gải quyết tranh chấp phát sinh nếu có | Dựa vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương 2 bên sẽ có hướng giải quyết tranh chấp nếu có. | Công ty A ký hợp đồng nhập khẩu từ công ty B trong điều kiện đóng gói chỉ yêu cầu: Đóng gói theo điều kiện xuất khẩu. Khi khai thác hàng bên A kiện bên B đóng gói không cẩn thận. Điều này sẽ bị bác bỏ vì điều kiện xuất khẩu của công ty B không yêu cầu gia cố thêm cho sản phẩm, trong khi để vận chuyển tới công ty A, qua trình giao nhận gặp nhiều bất lợi dẫn tới hàng hóa bị hỏng trong quá trình vận chuyển. |
Căn cứ để thanh toán | Dựa vào số tiền trên hợp đồng ngoại thương sẽ là căn cứ phát hành hóa đơn thương mại. Người mua dựa vào hợp đồng để kiểm tra thông tin trên hóa đơn, trả tiền cho người bán | Số tiền trên hợp đồng ghi nhận: 10.500usd. Nếu không có phát sinh về giao nhận hàng từng phần, giảm hoặc tăng lượng mua thì số tiền trên INV sẽ là 10.500 khớp với số tiền trên hợp đồng. |
Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực khi ký kết
Cần lưu ý để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực sau khi ký kết doanh nghiệp cần biết những điều sau:
Điều kiện để hợp đồng ngoại thương có hiệu lực | Giải thích |
Chủ thể hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp | Chủ thể là doanh nghiệp thành lập có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng minh hoạt động của doanh nghiệp |
Người ký hợp đồng phải có thẩm quyền | Thẩm quyền theo quy định pháp luật là: Người đứng đầu pháp lý theo quy định như: Tổng giám đốc, giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc người đại diện theo ủy quyền bởi đại diện hợp pháp của công ty.
Lưu ý: người đại diện chỉ được ký hợp đồng khi có ủy quyền từ người đại diện hợp pháp. |
Các điều kiện trong hợp đồng phải hợp pháp | Các điều kiện không được trái pháp luật, hợp đồng ngoại thương có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội thì bản hợp đồng sẽ bị vô hiệu hóa. |
Các hình thức của bản hợp đồng phù hợp với quy định | Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết hình thức theo quy định pháp luật: văn bản, lời nói, hoặc hình thức khác do 2 bên thỏa thuận phù hợp với quy định..
Thông thường hợp đồng được soạn bằng văn bản, ngôn ngữ sử dụng được quy định dưới sự đồng ý của 2 bên có đầy đủ ký tên và đóng dấu của 2 bên thì hợp đồng sẽ có hiệu lực. Hợp đồng thường ký bằng tiếng anh. |
Nội dung cần có trong hợp đồng ngoại thương (sale contract)
Hợp đồng ngoại thương bao gồm các điều khoản khi soạn thảo cần lưu ý. Có thể chia thành các bố cụ như sau:
Những điều khoản quan trọng đáng chú ý trong hợp đồng thương mại
Một hợp đồng ngoại thương được coi là hợp lệ cần đảm bảo các thông tin sau:
Để bạn đọc dễ hình dung, chúng tôi đã phân chia các nôi dung trong hợp đồng ngoại thương theo bố cục cụ thể như sau:
1: Phần mở đầu của hợp đồng ngoại thương
- Tiêu đề hợp đồng: thường là “contract”, “Sale contract”
- Số và ký hiệu hợp đồng: ví dụ: No: VNT/EV-0123 ( số hợp đồng do 2 bên ký kết hợp đồng tự soạn thảo và lưu lại)
- Thời gian ký kết hợp đồng: Date: 04/03/2023 (Đây là thời gian ký hợp đồng ngoại thương được 2 bên mua bán chấp thuận)
- Chủ thể hợp đồng trình bày trên hợp đồng ngoại thương: Người bán – người mua. Thông tin người bán và người mua trên hợp đồng cần có các mục sau: Tên đơn vị : nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ công ty; thông tin liên hệ: Fax, điện thoại, email, người đại diện ký hợp đồng cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện, thông tin tài khoản ngân hàng…
2: Phần nội dung của hợp đồng ngoại thương
Bố cục phần thân của hợp đồng ngoại thương gồm các điều khoản sau:
Các phần cần thể hiện trên hợp đồng | Thông tin chi tiết |
Thông tin về hàng hóa |
|
Thông tin về hình thức giao hàng |
|
Thông tin về hình thức đóng gói |
|
Phương thức thanh toán |
|
Điều khoản về chứng từ yêu cầu |
|
Điều khoản về bảo hành hàng hóa |
|
Điều khoản về khiếu nại bất khả kháng |
|
Điều khoản về trọng tài |
|
Những điều khoản quy định khác |
|
3: Phần cuối của hợp đồng
Trong phần này bao gồm các nội dung như: số bản được soạn thảo theo thỏa thuận, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng ngoại thương, hình thức của hợp đồng, hợp đồng có hiệu lực từ ngày nào, nếu có phát sinh thì hướng xử lý ra sao. Ký tên đầy đủ của 2 công ty.
Tải mẫu hợp đồng ngoại thương tại đây: Sale-contact (1) mẫu hợp đồng tham khảo: Contract
Nhiều công ty không dùng salecontract vì đối tác quen họ thay thế bằng PO, thực ra sale chỉ là công cụ để quản lý chứ không bảo đảm an toàn tuyệt đôi vì đối tác muốn lừa cty bạn vẫn có thể thực hiện được. Muốn bắt được phải kiện mà theo 1 vụ kiện ớn lắm.
Công ty mình từng chấp nhận mất hơn 300 tr khi bán hàng cho bọn Trung Đông, quản lý tốt khâu thanh quán và vận tải mới yên tâm.Các đối tác gặp qua xúc tiến thương mại cũng không yên tâm lắm đâu. Phải tìm hiểu kỹ mới biết được
Hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải có những mục nào và mục nào không bắt buộc mong trung tâm tư vấn !
tư vấn giúp tôi case này được không ạ: Công ty tôi lần đầu xuất khẩu, khách hàng bên Ấn Độ mặt hàng chúng tôi xuất khẩu là cà phê. Vậy trong hợp đồng ngoại thương tôi nên có những điều khoản gì để giảm thiểu rủi ro tối đa cho công ty tôi. Xin cảm ơn!
trung tâm phân tích giúp em ý nghĩa điều khoản này trên hợp đồng ngoại thương với ạ, Em có bài tập phân tích hợp đồng ngoại thương, chưa được thực tế nên không rành. Em cảm ơn Anh/Chị tại trung tâm VINATRAIN.
Sale contract có bắt buộc phải có khi mua bán không ạ, em thấy nhiều đơn hàng cty em không có sale contract chỉ có invocie và những chứng từ khác thôi ạ