Bài viết về Hợp đồng xuất nhập khẩu được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
I. Khái Niệm Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu (Contract/P.O/S.A) Là Gì?
Hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như hợp đồng thông thường là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể.
Cụ thế, hợp đồng xuất khẩu là sự thoả thuận giữa hai bên có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau (theo quan niệm của ngành xuất nhập khẩu), theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền.
II. Những Lưu Ý Khi Soạn Thảo Hợp Đồng
1. Cần xác định tư cách chủ thể của các bên kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có quyền khi tham gia kí kết hợp đồng thương mại cần lưu ý đến một vấn đề vô cùng quan trọng đó là phải xác định quyền hợp pháp và tư cách chủ thể. Để làm được điều đó, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có ít nhất các thông tin sau:
2. Tên gọi hợp đồng xuất nhập khẩu
Tên gọi của hợp đồng xuất nhập khẩu thường được sử dụng theo tên loại hợp đồng kết hợp với tên hàng hóa, dịch vụ:
Ví dụ: Tên loại hợp đồng là hợp đồng mua bán, kết hợp với tên hàng hóa là Sầu Riêng, từ đó ta có tên hợp đồng là Hợp đồng mua bán Sầu Riêng. Về cách gọi tên hợp đồng, các bạn có thể tham khảo tại Chương 16 – Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005.
3. Căn cứ kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Khi kí kết hợp đồng, các bên cần đến văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản ủy quyền, nhu cầu và khả năng của các bạn để làm căn cứ kí kết hợp đồng. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ kí kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng mua bán hàng hóa với một doanh nghiệp Đài Loan có thỏa thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để kí kết, thực hiện hợp đồng thì hai luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp (nếu có)
4. Điều kiện để hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu lực
Thứ nhất là chủ thể phải có đủ tư cách pháp lí.
Thứ hai, hàng hóa của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.
5. Một vài điểm lưu ý khác khi soạn hợp đồng xuất nhập khẩu
III. Nội Dung Chi Tiết Của Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu
1. CONTRACT NO. & DATE/ SELLER & BUYER
(1) Số hợp đồng (CONTRACT NO.) thường do bên soạn thảo hợp đồng đặt ra và có tác dụng gọi nhớ thông tin để dễ nhận ra hợp đồng với đối tác nào, ký kết vào khoảng thời gian nào…
(2) Ngày hợp đồng (DATE) chính là ngày soạn thảo bản nháp cuối cùng của hợp đồng. Cũng cản lưu ý ngày hợp đồng không chắc chắn là ngày hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
Ví dụ:
(3) Người xuất khẩu và người nhập khẩu (SELLER & BUYER) ghi cụ thể các thông tin như: Tên công ty (Name), Địa chỉ (Address), Số điện thoại (Tel),… Người đại diện (Representative) hoặc Giám uốc (Director).
Ví dụ:
Seller: | THUAN PHAT INDUSTRIAL WOOD JOINT STOCK COMPANY |
Address: | NO. 85/2 HOANG SAM ST., CAU GIAY DIST., HA NOI, VIETNAM |
Tell: | 0084.462.816355 |
[Người bán: | Cty cổ phần gỗ công nghiệp Thuận Phát |
Địa chỉ: | Số 85/2 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam |
Điện thoại | 0084.462.816355] |
2. COMMODITY NAME/ QUALITY/QUANTITY/ PRICE
(4) Tên hàng (COMMODITY NAME) nói lên đối tượng của hợp đồng, cần diễn thật chính xác và ngắn gọn bằng cách thông tin bao gồm Mô tả hàng hóa (Descriptions), Mã sản phẩm (Model No.), Kích thước (Dimension),…
(5) Chất lượng hàng hóa (QUALITY) làm rõ và bổ sung thêm điều khoản Tên hàng; có thể được thể hiện bằng Thương hiệu (Brand), Tiêu chuẩn (Standard)… hoặc được quy định cụ thể về Màu sắc (Colour), Tỉ lệ phần trăm (Percentage)… hoặc quy định theo Hàng mẫu (Samples)…
(6) Số lượng hàng hóa (QUANTITY) có thể thể hiện bằng Đơn vị (Unit), Trọng lượng tịnh (Net weight) và Trọng lượng cả bì (Gross weight) hoặc thể hiện bằng Thể tích (Volume)… Đối với một số mặt hàng như Gạo, Gỗ, Đá… có thể quy định thêm Dung sai (Tolerance) cho phép giao hàng nhiều hơn hoặc ít hơn so với số lượng quy định ban đầu.
(7) Giá cả (PRICE) được thể hiện bằng Đơn giá (Unit price), Tổng giá (Total), Tiền tệ (Currency) và Điều kiện giao hàng (Incoterms). Cũng có thể quy định thêm về Giảm giá (Discount) hoặc Thưởng (Bonus) khi đạt doanh số mua trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ:
Name of goods | Size (mm) | Quantity
(PCS) |
Quantity
(CBM) |
Unit price
(USD/CBM) |
Total value
(USD) |
Plywood | 12 x 1220 x 2440 | 1,400 | 50.01 | 228.00 | 11,402.28 |
Plywood | 25 x 1220 x 2440 | 620 | 46.14 | 230.00 | 10,612.20 |
Total | 2,020 | 96.15 | 22,014.48 |
Tên hàng | Kích thước (mm) | Số lượng
(PCS) |
Số lượng
(CBM) |
Đơn giá
(USD/CBM) |
Tổng giá trị (USD) |
Gỗ dán | 12 x 1220 x 2440 | 1,400 | 50.01 | 228.00 | 11,402.28 |
Gỗ dán | 25 x 1220 x 2440 | 620 | 46.14 | 230.00 | 10,612.20 |
Tổng cộng | 2,020 | 96.15 | 22,014.48 |
3. SHIPMENT/PAYMENT/DOCUMENTS
(8) Điều kiện giao hàng (SHIPMENT) thường bao gồm các thông tin về Thời gian giao hàng (Time shipment); Phương thức giao hàng (Method of shipment), Thông báo việc giao hàng (Notice of shipment); ngoài ra cũng có thể quy định thêm về Giao hàng từng phần (Parital shipment), Chuyển tải (Transhipment).
Ví dụ:
(9) Điều kiện thanh toán (PAYMENT) đề cập tới Thời hạn thanh toán (Time of payment), Phương thức thanh toán (Method of payment) và Thông tin ngân hàng (Banking information) của bên bán.
Ví dụ:
(10) Bộ chứng từ (DOCUMENTS) nên được quy định cụ thể về Người phát hành (Issuer), Ngày phát hành (Date of issue), Số bản gốc và bản copy (Number of Origin/ Copy) … đặc biệt trong trường hợp thanh toán bằng L/C.
Ví dụ:
4. PACKING/MARKING/WARRANTY
(11) Điều khoản Đóng gói (PACKING) có thể quy định về bao bì bằng Hộp (Box), Thùng/Kiện (Casel Package), hoặc bằng Container…
(12) Nội dung của Ký mã hiệu (MARKING) sẽ tạo điều kiện cho việc giao nhận, bốc dỡ hàng hóa được dễ dàng vì vậy nên bao gồm: Người nhận hàng (Consignee), Số hợp đồng (Contract No.), Cảng dỡ hàng (Port of Discharge),…
(13) Điều kiện bảo hành (WARRANTY) thường sử dụng cho việc mua bán máy móc thiết bị và quy định về Thời gian bảo hành (Period of Warranty), Phạm vi bảo hành (Range of Warranty), Cách thức bảo hành (Method of Warranty).
5. FORCE MAJEURE/ARBITRATION/PENALTY
(14) Bất khả kháng (FORCE MAEJURE) là việc nếu có sự cố bất ngờ xảy ra khiến một trong các bên không thể thực hiện được hợp đồng và gây thiệt hại cho đối tác, thì trong trường hợp này sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị hại nếu chứng minh được rằng có sự cố bên không thể thực hiện được hợp đồng và gay thiệt hại cho đối tác, thì trong trường hợp này sẽ bất khả kháng xảy ra với mình. Trong thực tế những sự cố sau đây được coi là bất khả kháng: Hỏa hoạn (Fire), Chiến tranh (War), Đình công (Strike)…
(15) Trọng tài (ARBITRATION) là một tổ chức phi chính phủ được người mua và người bán t nhiệm chỉ định đứng ra giải quyết tranh chấp giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra. Điều khoản này thường đề cập đến các vấn đề sau đây: Nơi chỉ định trọng tài (Place), nêu rõ Luật trọng tài dùng để xét xử (Law), Phí trọng tài do bên nào trả (Fee).
Ví dụ:
(16) Điều khoản Phạt vi phạm hợp đồng (PENALTY) nêu rõ các trường hợp nào bị phạt, cách thức phạt, mức phạt. Là điều khoản làm đối tác không dám không thực hiện hay thực hiện không tốt các quy định trong hợp đồng. Thông thường các trường hợp bị phạt là: Chậm giao hàng (Delay shipment), Giao hàng không phù hợp (Wrong delivery), Chậm thanh toán (Delay payment), Hủy hợp đồng (Contract cancelation) …
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về hợp đồng xuất nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế.
- Xem thêm bài viết liên quan: Hợp Đồng Ngoại Thương (Sale contract) Là Gì, Hướng Dẫn Kèm Mẫu Hợp Đồng
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com