Gần đây, HR được đánh giá là một trong những nghề “sáng giá” giữ vai trò quan trọng ở mỗi doanh nghiệp. Mặc dù đã trở nên rất phổ biến nhưng HR là gì? Công việc, vai trò của một HR trong doanh nghiệp cụ thể ra sao? Vẫn còn khá mơ hồ với một số bộ phận. Vì thế, trong nội dung bài viết ngắn dưới đây VinaTrain sẽ giải nghĩa chi tiết hơn về HR là gì? Cũng như công việc và vai trò của một nhan viên HR trong công ty hiện nay là gì? Cùng đọc và tìm hiểu nhé.
Giải nghĩa HR là gì?
HR là tên viết tắt của Human Resources – Ngành quản trị nhân sự. Nói một cách dễ hiểu thì đây là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, điều hành những vấn đề liên quan đến nhân viên trong công ty. Bao gồm: Tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng, đào tạo và quản lý hiệu suất, đảm bảo chế độ phúc lợi cho nhân viên. Cùng nhiều công việc khác liên quan trực tiếp đến nguồn nhân sự của doanh nghiệp.
Nhìn chung, HR giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút thêm nhân viên mới, giữ chân nhân viên cũ toàn tâm toàn ý làm việc cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, có động lực làm việc. Từ đó, nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Nếu bạn yêu thích nghề HR – thì khóa học hành chính nhân sự tại Vinatrain là một trong những khóa học hữu ích cung cấp các kỹ năng, nghiệp vụ quan trọng dành cho các bạn mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm
Nhiệm vụ của bộ phận HR trong doanh nghiệp cụ thể là làm gì?
Đến đây, bạn đã biết HR là gì? Vậy nhiệm vụ của bộ phận HR trong doanh nghiệp cụ thể là gì? Thông thường, công việc chủ yếu của bộ phận HR trong một doanh nghiệp bao gồm:
Tuyển dụng nhân sự
Bộ phận HR có trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới, cụ thể:
- Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược tuyển dụng hiệu quả, nhằm thu hút và tuyển chọn những ứng viên xuất sắc, đáp ứng đúng yêu cầu công việc đề ra.
- Phỏng vấn, sàng lọc các ứng viên và lựa chọn được ứng viên phù hợp với công ty, doanh nghiệp
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác như: Trường đại học, trung tâm đào tạo…, nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nhân lực chất lượng tốt nhất.
- Đồng thời, triển khai các chương trình phát triển nguồn nhân lực nội bộ, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc của toàn thể nhân viên.
Quản lý tiền lương, hợp đồng, bảo hiểm, phúc lợi
- Chịu trách nhiệm về việc tính toán và chi trả lương thưởng cho toàn bộ nhân viên.
- Quản lý hồ sơ hợp đồng lao động và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội.
- Đồng thời, thực hiện các báo cáo liên quan đến lao động một cách chính xác và kịp thời.
- Đề xuất các chế độ phúc lợi như trợ cấp, an sinh xã hội, hoa hồng, nghỉ phép, tiền thưởng, trợ cấp, teambuilding để gắn kết nhân sự
Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho CBNV
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo toàn diện cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
- Theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện và đánh giá hiệu quả một cách công tâm nhất.
- Đề xuất các giải pháp và mục tiêu để nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của đội ngũ, đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Trong một khảo sát về HR của Deloitte, có đến 94% CEO và 88% nhân viên tin rằng, văn hóa doanh nghiệp mang tính quyết định đối với thành công của một doanh nghiệp. Trên thực tế, văn hóa thực sự tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt vận hành khác nhau trong một tổ chức. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp phải kể đến:
- Tạo chất riêng cho doanh nghiệp
- Thu hút và giữ chân nhân viên
- Cơ sở để kiểm soát nhân viên
- Tạo ra sự chuyên nghiệp
- Nâng cao danh tiếng thương hiệu.
Và nhân viên HR là người chịu trách nhiệm tạo ra, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Học ngành gì để có thể làm về HR – Nhân Sự
Hiện nay, để học đúng chuyên ngành mà sau này các bạn ra làm đúng chuyên môn thì các bạn có thể theo học 2 chuyên ngành: Quản trị nhân sự và Quản trị nguồn lực.
- Quản trị nhân sự: Quản trị nhân sự là vị trí liên quan tới quản lý hành chính và thực hiện các chính sách lao động.
- Quản trị nguồn nhân lực: Công việc này mang tính chiến lược hơn, chẳng hạn như phát hiện và phát triển nhân tài, xây dựng các cơ chế đánh giá nhân sự,…
Đế so sánh công việc giữa quản trị nhân sự và quản trị nguồn nhân lực, thì vị trí quản trị nguồn nhân lực sẽ ở một mức độ vĩ mo hơn. Nếu học tốt và sau đã tích lũy đủ kinh nghiệm bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm vị trí cao ở các công ty, tập đoàn lớn. Mặc dù vậy, những kiến thức học tại đại học cũng chỉ là một phần, Chính những tìm hiểu, học hỏi sau khi ra trường mới là yếu tố quyết định thúc đẩy bạn thành công với công việc nhân sự
Đặc biệt, có không ít các bạn học trái ngành làm về nhân sự. Có một thống kê tương đối cho thấy có tới 50% người đang làm trong lĩnh vực HR hiện nay không hề học đúng chuyên ngành.
Làm nghề HR cần có những kỹ năng gì?
Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản cần có của người làm công việc HR.
Kỹ năng giao tiếp
Người làm HR đảm nhận vai trò kết nối giữa doanh nghiệp và nhân viên, vì vậy khả năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt. HR cần phải:
- Truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và thuyết phục.
- Lắng nghe kỹ càng để hiểu rõ nhu cầu của từng nhân viên.
- Xử lý mọi xung đột và tranh chấp một cách khéo léo, tránh leo thang căng thẳng.
- Duy trì mối quan hệ tích cực với các đối tác và thành viên trong tổ chức.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
HR không thể tránh khỏi việc đối diện với các tình huống mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc giữa các bộ phận nhân sự. Chính vì vậy, khả năng giải quyết vấn đề là không thể thiếu. HR cần phân tích rõ nguyên nhân gây ra xung đột, từ đó tìm ra phương án phù hợp để giải quyết một cách công bằng, đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Có thể dung hòa được lợi ích giữa cấp trên và cấp dưới, giữa cấc đồng nghiệp trong công ty
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Công việc HR luôn đòi hỏi khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Nếu không có kỹ năng tổ chức tốt, người làm HR sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc một cách khoa học, dẫn đến stress và ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp HR hoàn thành mọi nhiệm vụ mà vẫn duy trì sự cân bằng trong công việc.
Kỹ năng phân tích và đánh giá
HR cần phải phân tích yêu cầu của từng vị trí công việc để đánh giá ứng viên một cách chính xác. Kỹ năng này giúp họ lựa chọn ứng viên không chỉ phù hợp về năng lực mà còn thích nghi tốt với văn hóa công ty.
Ngoài việc phân tích yêu cầu tuyển dụng, HR còn cần kỹ năng phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Thông qua những phân tích này, HR có thể phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp cho từng cá nhân.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
HR thường xuyên tham gia vào quá trình thương lượng với ứng viên, đàm phán lương và điều kiện làm việc. Chính vì vậy, kỹ năng đàm phán đóng vai trò quan trọng, giúp HR thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận có lợi.
Ngoài ra, khi giải quyết xung đột lao động hoặc điều chỉnh chính sách. Khả năng thuyết phục giúp HR dễ dàng đưa ra lập luận hợp lý, giúp nhân viên hiểu và tuân thủ các quy định của công ty.
Mức lương & Lộ trình công việc của nhân viên HR
Sẽ không có một mức lương cụ thể mà còn phụ thuộc vào mức chi trả và công việc mà mỗi công ty, doanh nghiệp có thể chi trả cho từng vị trí
- Nhân viên nhân sự: Đây là vị trí bắt đầu với bất cứ một HR nào với mức kinh nghiệm 2-5 năm thông thường có mức lương khoảng 5-12 triệu/tháng
- Phó phòng nhân sự: Sau khoảng 3-6 năm làm việc các bạn có thể hướng tới vị trí cao hơn như vị trí phó phòng. Hỗ trợ, thực hiện công việc do trưởng phòng phân công, mức lương 12-30 triệu/tháng
- Trưởng phòng nhân sự: Là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. khoảng 6-8 năm. Mức lương khoảng 15–45 triệu/tháng
- Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: Mức lương từ 20-40 triệu/tháng, đảm nhiệm việc phúc lợi, bồi thường cho nhân viên. Yêu cầu có kinh nghiệm 8-12 năm, tốt nghiệp kế toán, quản lý nhân lực,…
- Giám đốc nhân sự: Đây là vị trí cao cấp, được xem là vị trí lãnh đạo về nhân sự ở các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp lớp. Đòi hỏi người có kinh nghiệm >10 năm. Là vị trí mọi nhân viên HR hướng tới với mức lương khoảng 30-100 triệu/tháng.
- Giám đốc khu vực: Chịu trách nhiệm khu vực mà mình phụ trách và hỗ trợ giám đốc nhân sự, mức lương từ 25-80 triệu/tháng. Thạc sĩ quản trị kinh doanh kinh nghiệm 15-20 năm sẽ nắm giữ vị trí này.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, bạn đã biết HR là gì? Công việc, vai trò của HR trong doanh nghiệp.Qua đó có thể thấy, bộ phận HR đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ việc tuyển dụng, đào tạo cho đến việc giải quyết các vấn đề nội bộ, HR luôn là yếu tố
Mình vẫn chưa rõ bộ phận HR làm gì để có thể xây dựng và duy trì một văn hóa doanh nghiệp tích cực với tạo ra môi trường làm việc hiệu quả được?
Hr k mang lại giá trị về doanh thu như các bộ phận khác nhưng cực kỳ quan trọng nhá vì vị trí này mang lại sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhiều người khó tính cứ kén chọn vì nghĩ không mang lại giá trị bản thân. oh no, không phải như thế đâu.
Đồng ý nha. HR ít khi được soi vào chuyện tăng doanh thu trực tiếp như các anh chị sales hay marketing lắm. Nhưng mà nếu không có HR, ai sẽ tuyển những người tài về cho công ty 🙂
Ủa sao biết lương không cao 🙂 người ta được đãi ngộ ghê lắm đó má
Khéo léo lắm mới được làm vi trí đó chứ nóng tính như tui thì s nào cho làm @@
HCNS chỗ tui nhé khéo cực kì chưa thấy bả làm mất lòng ai bao giờ chu đáo với s lắm. Còn lương cao hay không tui hông biết kiêm cả kế toán luôn đây này
Then chốt tưởng đâu được ưu tiên ai dè mỗi kì lương mêt thí bà luôn á trời. Chốc chốc lại hỏi có lương chưa các loại, mà có phải do tui đâu, ngồi làm lương đến 8h tối luôn nữa, Mệt nha ai làm HR không đổi cho tui
ý là Hr là bộ phận then chốt trong công ty nhưng lương có cao đâu 🙂