Incoterms 2020 là một tài liệu rất quan trọng được sử dụng trong Logistics & Xuất nhập khẩu. Phiên bản INCOTERMS 2020 PDF Tiếng Việt – Song ngữ được Vinatrain dịch và biên soạn một cách cụ thể để các bạn có thể nắm được những nội dung quan trọng. Các bạn có thể đọc online hoặc download tải về lưu lại sử dụng trong học tập và công việc
Incoterms không có tính chất cố định, phiên bản sau không phủ định của phiên bản trước điều này có nghĩa là hiện tại có version 2020 nhưng bạn vẫn có thể sử dụng version 2010 hoặc 2000
Incoterms chỉ áp dụng với hàng hóa hữu hình không áp dụng với hàng hóa vô hình
Incoterms được sử dụng cho mua bán quốc tế và nội địa
Incoterm không có tính cố định tùy biến vào thỏa thuận mà người bán và người mua có thể mở rộng tối đa các điều khoản không có trong Incoterms.
Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 được ICC (International Chamber of Commerce) công bố. VinaTrain xin gửi tới bạn đọc những cập nhật mới nhất. Tính tới thời điểm hiện tại hơn 95% doanh nghiệp vẫn sử dụng phiên bản 2010 tuy nhiên phiên bản incoterms sẽ được áp dụng trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo về quy tắc giao nhận incoterms 2020 bạn đọc có thể tải về. Đây là nội dung quan trọng thuộc khóa học xuất nhập khẩu của Vinatrain
Điểm mới trong incoterm 2020 được thay đổi như sau:
Điều kiện DAT được thay thế bằng điều kiện DPU
Mức bảo hiểm của điều kiện CIF và CIP được điều chỉnh cụ thể từ mức điều kiện loại C lên loại A cao nhất
Vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện FCA (được đánh giá bất lợi cho người mua)
Làm rõ hơn các mục thông tin về nghĩa vụ rủi ro và chi phí.
Phiên bản incoterm 2020 sẽ có 11 điều kiện giao hàng chia thành 4 nhóm chính E;F:C;D
Nhóm E (Giao hàng tại xưởng): Người bán chuẩn bị hàng giao cho người mua tại địa điểm được thỏa thuận. Người bán không phải làm các việc như:Thủ tục hải quan, chi phí bốc xếp; giấy phép hàng hóa.
Nhóm F (Chi phí vận chuyển chưa trả tiền): Tại nhóm này người bán phải thực hiện công việc thông quan xuất khẩu, hỗ trợ chuẩn bị giấy phép theo yêu cầu của người mua nhưng không làm thủ tục nhập khẩu và ký hơp đồng vận tải quốc tế
Nhóm C (Cước phí vận chuyển chặng chính): Người bán làm các công việc đã nêu ở nhóm F nhưng phải làm thêm công việc ký hợp đồng vận tải giao hàng tới nơi người mua chỉ định tại cảng đích. Người bán không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu. Rủi ro chuyển giao từ người bán qua người mua từ khi hàng được giao cho người chuyên chở (hãng tàu)
Nhóm D (Đích tới): Người bán có trách nhiệm giao hàng tới địa điểm cụ thể người mua chỉ định và chịu rủi ro tới khi hàng được giao an toàn cho người mua.
Incoterms 2020 được chia thành 11 điều kiện giao hàng như sau:
Các quy tắc đươc phân chia cụ thể theo hình thức vận tải
Các điều kiện sử dụng cho vận tải đa phương thức: EXW; FCA; CPT; CIP; DPU; DAP; DDP
Nhóm phương thức vận tải đường thủy và đường biển: FAS, FOB; CFR; CIF
2. Phân tích 11 điều kiện giao hàng trong incoterms 2020
Bài viết sẽ phân tích rõ trên phương diện: Trách nhiệm; chuyển rao rủi ro và chi phí tương ứng với từng điều khoản.
2.1 Những điều khoản áp dụng trong vận tải đa phương thức
1, EXW ( Giao hàng tại xưởng)
Cách viết: EXW [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: EXW 189 Dien Bien Phu Stress, Bình Thanh District Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm người mua
Giao hàng cho người mua tại nơi nhận hàng có thể tại kho người bán hoặc nơi khác ngoài kho người bán do người mua chi định. Nếu không có trong thỏa thuận của 2 bên mua bán thì người bán không có trách nhiệm bốc hàng lên phương tiện vận tải cho người mua.
Chuyển giao rủi ro: Điểm chuyển giao rủi ro chính là nơi người bán giao hàng cho người mua. Sẽ chịu hết trách nhiệm tới khi hàng được giao cho người mua.
Người bán không có trách nhiệm thông quan xuất khẩu, mua bảo hiểm quốc tế hay thông quan nhập khẩu nếu không có trong thỏa thuận từ 2 bên mua bán
Nhận hàng từ người bán
Ký hợp đồng vận tải nội địa và quốc tế đảm bảo giao hàng tới kho người mua nhận hàng.
Mua bảo hiểm vận tải nếu cần (Mua bảo hiểm vận tải quốc tế và nội địa)
Thông quan nhập khẩu ( chuẩn bị giấy phép, đóng thuế nhập khẩu)
Nhập kho tiêu thụ hàng hóa (thuê kho, bốc xếp hàng hóa)
Chuyển giao rủi ro: Từ người bán sang người mua khi hàng được giao thành công cho người mua tại kho của người bán hoặc địa điểm người mua chỉ định.
Cách viết:FCA [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 ví dụ: FCA 121 Lang Ha stress, Cau Giay District , Viet Nam Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Nghĩa vụ của người mua
Giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm người mua nhận hàng theo thỏa thuận đã ký tại hợp đồng ngoại thương.
Người bán không có nghĩa vụ kí kết hợp đồng vận tải quốc tế và mua bảo hiểm, nếu người mua yêu cầu thì rủi ro cho việc vận tải này nguời mua sẽ chịu trách nhiệm. Người bán hoàn toàn có quyền từ chối ký hợp đồng vận tải mua bảo hiểm quốc tế theo yêu cầu của người mua.
Về thông quan xuất khẩu: Nếu trong thỏa thuận có việc thông quan xuất khẩu thì người bán phải chịu toàn bộ chi phí và trách nhiệm thông quan xuất khẩu như: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh; giám định hàng hóa; và bất kì quy định pháp lý nào.
Ngoài ra, người bán cũng được yêu cầu hỗ trợ người mua cung cấp các chứng từ cần thiết cho việc thông quan nhập khẩu
Nhận hàng tại địa điểm chỉ định
Ký hợp đồng vận tải quốc tế, mua bảo hiểm quốc tế nếu cần thiết, ký hợp đồng vận tải nội địa từ cảng nhập về kho người mua
Có trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu, thanh toán các chi phí về thuế, phí tại nước nhập khẩu.
Thực tế, hiện nay các điều kiện mua bán FCA người bán có trách nhiệm thông quan xuất khẩu và hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu cho người mua.
Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao từ người bán qua người mua tại nơi hàng hóa được bàn giao cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định.
Cách viết: CPT [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CPT 190 Tran Quang Khai, District 1, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Nghĩa vụ của người mua
Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa điểm người mua chỉ định nhận hàng
Có trách nhiệm thông quan xuất khẩu nhưng không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu, Có trách nhiệm cung cấp giấy phép hỗ trợ người mua thông quan nhập khẩu
Ký hợp đồng vận tải giao hàng tới địa chỉ người mua chỉ định nhận hàng có thể tại cảng nhập hoặc sâu bên trong nước nhập khẩu
Có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu
Nhận hàng tại địa điểm chỉ định từ người chuyên chở do người bán thuê.
Bốc xếp hàng vào kho tiến hành nhập kho tiêu thụ hàng hóa
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người sau khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vây, CPT có người bán có trách nhiệm giao hàng tới nơi chỉ định nhận hàng nhưng không đảm bảo được an toàn cho hàng hóa, rủi ro vẫn là người mua chịu.
4. CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)
Cách viết trên chứng từ: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CIP 490 Dien Bien Phu, District Binh Thanh, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa chỉ nhận hàng người mua chỉ định. Để làm việc này người bán sẽ thực hiện các công viêc sau:
Sản xuất, đóng gói đảm bảo đủ sản lượng hàng kéo hàng ra cảng xuất theo đúng tiến độ
Thông quan xuất khẩu
Ký hợp đồng vận trở tới địa chỉ người mua nhận hàng ( vận tải quốc tế, nội địa đầu nhập..)
Hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu theo yêu cầu của người mua để thông quan nhập khẩu
Ký hợp đồng vận tải quốc tế với điều khoản cao nhất cho người mua hưởng (Điều khoản loại A)
Thông quan nhập khẩu
Nhận hàng tại nơi người chuyên chở do người bán giao hàng
Dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống nhập kho tiêu thụ ( nếu thỏa thuận có viêc người chuyên chở do người bán thuê phải dỡ hàng xuống thì người mua không phải dỡ hàng từ phương tiện vận tải trở tới nữa)
Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người mua khi hàng được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vậy người bán có trách nhiệm chở hàng tới nơi nhận hàng chỉ định nhưng không đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
5. DPU (Delivered At Place Unload: Giao tại địa điểm chỉ định)
Cách viết trên chứng từ: DPU [Nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: DPU 490 Dien Bien Phu, District Binh Thanh, Ho Chi Minh, Viet Nam Incoterms 2020
DPU là điều kiện đổi mới được thay thế từ điều kiện DAT (incoterm 2010). Sự khác biết giữa DAT (incoterm 2010) với DPU (Incoterm 2020) là tại DPU người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới bến, cảng nơi người mua chỉ định nhận hàng nhưng có thêm trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện trở tới xuống mặt đất mới hoàn thành nghĩa vụ.
Trách nhiệm của người bán
Nghĩa vụ của người mua
Sản xuất đóng gói hàng hóa theo đúng tiến độ,
Thông quan xuất khẩu
Ký hợp đồng vận tải tới nơi người mua chỉ định nhận hàng ( hợp đồng vận tải quốc tế, nội địa tại nước nhập khẩu)
Hỗ trợ cung cấp chứng từ để người mua thông qua nhập khẩu
Thông báo cho người mua về các vấn đề liên quan đến nhận hàng.
Bốc dỡ hàng hóa từ phương tiện vận chuyển tại điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thông quan nhập khẩu
Nhận hàng tại địa chỉ người bán giao hàng, lúc này hàng đã được dỡ xuống địa chỉ nhận hàng.
Chịu trách nhiệm vận tải từ nơi nhận hàng về kho nhập hàng nếu có
Thanh toán chi phí với các bên dịch vụ vận tải liên quan và nhà cung cấp.
Chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hàng tới khi được giao an toàn tại mặt đất nơi người mua chỉ định nhận hàng. Như vậy người bán phải đảm bảo an toàn cho hàng tới nơi người mua nhận hàng.
6. DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm chỉ định)
Cách viết trên hơp đồng: DAP [nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: DAP 91 Lane Nguyen Chi Thanh Stress, Dong Da district Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Giao hàng đã thông quan nhập khẩu tới địa chỉ nhận hàng do người mua chỉ định đảm bảo đúng tiến độ. Để làm được việc này người bán cần thực hiện những việc sau:
Sản xuất, đóng gói đảm bảo đủ sản lượng hàng kéo hàng ra cảng xuất theo đúng tiến độ
Thông quan xuất khẩu
Ký hợp đồng vận trở tới địa chỉ người mua nhận hàng (vận tải quốc tế, nội địa đầu nhập..)
Hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu theo yêu cầu của người mua để thông quan nhập khẩu
Chở hàng tới nơi người mua chỉ định nhận hàng nhưng không có trách nhiệm dỡ hàng xuống phương tiện trở tới trừ khi trong thỏa thuận có điều này.
Thông quan nhập khẩu
Nhận hàng tại nơi người bán giao hàng, dỡ hàng từ phương tiện vận tải trở tới
Có thể thêm trách nhiệm vận tải nội địa từ nơi nhận hàng tới kho của người mua
Chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập không phải do người bán chịu trách nhiêm, Như vậy bán hàng DAP người bán sẽ chịu rủi ro tới khi giao hàng cho người mua.
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: DDP [nơi đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: 185 Nguyen Ngoc Vu, Cau Giay District, Incoterm 2020
Trách nhiệm của người bán
Nghĩa vụ của người mua
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng đã thông quan nhập khẩu dưới sự định của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại địa điểm đến chỉ định
Có trách nhiệm trở hàng đã thông quan nhập khẩu tới nơi đến mà người mua chỉ định
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Nhận hàng tại nơi chỉ định và thanh toán tiền cho người bán. Hàng hóa lúc này đã được thông quan nhập khẩu người mua không phải làm gì hết.
Rủi ro được chuyển giao tại thời điểm hàng được người bán giao cho người mua nơi người mua nhận hàng, sau khi nhận hàng từ người bán người mua sẽ chịu mỏi rủi ro liên quan tới hàng hóa.
3. Điều Kiện Incoterms Áp Dụng Với Vận Tải Đường Biển Và Thủy Nội Địa
Tại phần 2 này VinaTrain sẽ phân tích chi tiết 4 nhóm điều kiện chính áp dụng với loại hình vận tải đưởng biển và đường thủy nội địa, cụ thể áp dụng với 4 phương thức sau: FAS; FOB; CFR; CIF
1, FAS (Free Along Side Ship: Giao dọc mạn tàu)
Cách viết trên hợp đồng: FAS [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: FAS Cat Lai, Ho Chi Minh Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tại mạn tàu cảng xuất nơi người mua chỉ định nhận hàng. Để giao được hàng tới cảng xuất người bán cần đảm nhiệm các công việc: sản xuất, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu người mua, vận tải tới cảng xuất nơi người mua chỉ định giao hàng, làm thủ tục thông quan xuất khẩu, giao hàng tại mạn tàu cảng xuất nơi người mua chỉ định nhận hàng.
Người mua nhận hàng tại mạn tàu sau khi người bán giao hàng và phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng từ thời điểm đó tới khi hàng được nhập về kho của họ.
Người mua phải làm các công việc sau: Xếp hàng từ mạn tàu lên cảng xuất, ký hợp đồng vận tải quốc tế chở hàng từ cảng xuất tới cảng nhập, làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vận tải hàng từ cảng nhập về kho người mua và tiến hành nhập kho tiêu thụ hàng hóa.
Địa điểm chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao tại mạn tàu do người mua chỉ định, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được đề cập. Rủi ro về sau đó là người mua chịu.
Cách viết trên hợp đồng: FOB [Cảng giao hàng quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: FOB, Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu an toàn lên trên boong tàu tại cảng xuất do người mua chỉ định. Để làm được việc này người bán cần thực hiện các việc sau:
Sản xuất đóng gói hàng theo thỏa thuận đã có trong hợp đồng
Vận tải hàng từ kho tới cảng xuất chỉ định, làm thủ tục thông quan xuất khẩu
Giao hàng lên tàu tại cảng xuất do người mua thuê
Chuẩn bị các chứng từ khác liên quan tới hàng theo yêu cầu từ người mua.
Người mua nhận hàng tại boong tàu tại cảng xuất
Chịu trách nhiệm ký hợp đồng vận tải quốc tế trở hàng từ cảng xuất tới cảng nhập,
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu, vận tải nội địa hàng từ cảng nhập về kho người mua, tiến hành nhập kho tiêu thụ hàng hóa
Người mua có thể tự mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cảm thấy có rủi ro trong quá trình vận tải (quốc tế và nội địa)
Địa điểm chuyển giao rủi ro: Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao thành công lên trên boong tàu tại cảng xuất., trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng đã được để cập. Người mua sẽ tiếp nhận rủi ro từ khi hàng được giao lên trên boong tàu.
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: CFR [Cảng đến quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CFR, Hai Phong, Viet Nam Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới cảng nhập do người mua chỉ định. Cụ thể người bán sẽ làm các công việc sau:
Sản xuất đóng gói hàng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng, trở hàng từ kho tới cảng xuất làm thủ tục thông quan xuất khẩu
Ký hợp đồng vận tải quốc tế chở hàng từ cảng xuất tới cảng nhập được chỉ định.
Có trách nhiệm dỡ hàng từ trên tàu xuống cảng đích
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trở hàng từ cảng nhập về kho người mua tiến hành nhập kho tiêu thụ và thanh toán hàng cho các nhà cung cấp.
Người mua được khuyên nên yêu cầu người bán mua bảo hiểm với mức cao nhất, nếu không yên tâm về hàng hóa có thể chủ động mua thêm bảo hiểm cho quảng đường vận tải quốc tế.
Cách viết trên hợp đồng ngoại thương: CIF [Cảng giao quy định] Incoterms 2020 Ví dụ: CIF,Cat Lai Ho Chi Minh Incoterms 2020
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của người mua
Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới cảng nhập do người mua chỉ định. Cụ thể người bán sẽ làm các công việc sau: Sản xuất đóng gói hàng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng, trở hàng từ kho tới cảng xuất làm thủ tục thông quan xuất khẩu, ký hợp đồng vận tải quốc tế chở hàng từ cảng xuất tới cảng nhập được chỉ định. Có trách nhiệm mua bảo hiêm vận tải cho người thụ hưởng là người mua. CIF, incoterm 2020 người bán có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức cao nhất cho người mua hưởng.
Lưu ý với bảo hiểm tại CIF:
Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín để người mua hoặc bất kỳ người nào khác có lợi ích bảo hiểm đối với hàng hóa, có thể khiếu nại trực tiếp từ người bảo hiểm.
Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng hóa quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức là 110%) và bằng đồng tiền của hợp đồng.
Bảo hiểm phải có hiệu lực từ địa điểm giao hàng quy định và kết thúc ít nhất tại cảng đến quy định. Người bán phải cung cấp cho người mua chứng thư bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc các bằng chứng khác về việc mua bảo hiểm.
Có trách nhiệm dỡ hàng từ trên tàu xuống cảng đích
Làm thủ tục thông quan nhập khẩu
Trở hàng từ cảng nhập về kho người mua tiến hành nhập kho tiêu thụ và thanh toán hàng cho các nhà cung cấp.
Người mua được khuyên nên yêu cầu người bán mua bảo hiểm với mức cao nhất, nếu không yên tâm về hàng hóa có thể chủ động mua thêm bảo hiểm cho quảng đường vận tải quốc tế.
Nơi chuyển giao rủi ro: Rủi ro chuyển iao từ người bán sang người mua ngay khi hàng được giao thành công trên tàu.
4. Những Thay Đổi Tích Cực Khác Trong Incoterms 2020
Một số nội dung mới sẽ được đưa vào Incoterms 2020 cũng được đề cập như sau:
Về nghĩa vụ: Người bán và người mua được phân chia rõ hơn về nghĩa vụ ví dụ: ai là người vận chuyển, ai làn gười có trách nhiệm
Làm rõ về rủi ro: Incoterm 2020 quy định rõ người bán giao hàng ở đâu và khi nào tại đó người bán và người mua tiếp nhận rủi rỏ ra sao
Làm rõ về các chi phí: Các bên chịu rõ trách nhiệm về chi phí nào của mình và đâu không phải của mình.
Ngoài ra, Các điều khoản trong incoterms 2020 không đề cập tới việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa của người bán.vì vậy 2 bên cần quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán để giảm thiểu khả năng tranh chấp.
Do incoterms chỉ là các quy tắc không có giá trị như luật và không phải hợp đồng nên 2 bên mua bán có thể tùy ý bổ sung các điều khoản được đồng ý nếu cần thiết. Các bên được khuyên là cần thể hiện rõ ràng địa chỉ nhận hàng và giao hàng tren hợp đồng trong cách viết incoterms.
5. Sự khác biệt của incoterms 2010 và 2020
Bạn sẽ thấy những khác biệt cơ bản như sau:
Vận đơn được phát hành với ký hiệu hàng giao trên tàu với điều khoản FCA icnoterms 2020
Liệt kê cụ thể các chi phí hơn
Thay đổi mức mua bảo hiểm của người bán trong CIF giữ nguyên loại A và CIP từ loại C Lên A
Thay điều khoản DAT bằng DPU
Xắp xếp lại việc vận chuyển trong các quy tắc FCA; DAP; DPU và DDP
Chú thích cụ thể hơn cho người dùng
Mục tiêu thay đổi Incoterms 2020 để đơn giản hóa phù hợp với phương thức thanh tóa và tập quán thương mại hiện đại. Ngoài ra Incoterms 2020 sẽ được soạn thảo với các thuật ngữ đơn giản hơn có những ví dụ thực tế để minh họa các điều kiện./.
Tài liệu tham khảo về quy tắc giao nhận incoterms 2020 bạn đọc có thể tải về:
Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi phòng tư vấn nghiệp vụ tại Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain, trung tâm đào tạo nghiệp vụ thực tế tổ chức các khóa học nghề bạn có thể tham khảo:
Tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu để nhận tài liệu miễn phí và có cơ hội trúng học bổng các khóa đào tạo xuât nhập khẩu tại VinaTrain đã có hơn 7.000 thành viên nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
1. Những Term có chữ i bắt buộc mua bảo hiểm
2. Trách nhiệm tăng dần
3. ewx và ddp
4. từ kho đến cnảg địa phương – cảng địa phương đến dest – dest đến kho của consignee
5. câu cuối em đuối 😂😂
Theo điều kiện FAS thì người bán giao hàng xong khi hàng được đặt dọc mạn tàu… như vậy phải hiểu điều này như thế nào? Có phải để lô hàng sát dọc mạn tàu hay chỉ cần để hàng tại bãi hàng ở trên cảng tàu là được..? Nếu có 1 lý do nào đó tàu không vào cảng được thì việc giao hàng dọc mạn tàu sẽ xác định như thế nào ạ?
Chào bạn Hoàng Hương nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Theo điều kiện FAS, người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu tại cảng giao hàng chỉ định. Điều này có nghĩa là hàng hóa phải được đặt ở vị trí mà tàu có thể tiếp cận được để xếp hàng lên tàu. Thông thường, vị trí này là trên cầu cảng hoặc trên xà lan.
Như vậy, để xác định hàng hóa đã được giao theo điều kiện FAS, cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Hàng hóa phải được đặt tại vị trí mà tàu có thể tiếp cận được.
– Hàng hóa phải được đặt theo đúng quy cách, kích thước và trọng lượng quy định.
– Hàng hóa phải được chuẩn bị sẵn sàng để xếp lên tàu.
Nếu hàng hóa được đặt tại bãi hàng ở trên cảng tàu nhưng không ở vị trí mà tàu có thể tiếp cận được thì không được coi là đã được giao theo điều kiện FAS.
Nếu có một lý do nào đó tàu không vào cảng được thì việc giao hàng dọc mạn tàu sẽ được xác định như sau:
– Nếu tàu không vào cảng được do lỗi của người bán, thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được giao cho người mua theo một cách khác.
– Nếu tàu không vào cảng được do lỗi của người mua, thì người mua phải chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro của việc giao hàng theo cách khác.
Ví dụ, nếu tàu không vào cảng được do thời tiết xấu, thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được chuyển sang một tàu khác có thể vào cảng. Nếu người mua không chịu chấp nhận việc này thì người bán có thể bán hàng cho bên thứ ba.
Như vậy, việc xác định hàng hóa đã được giao theo điều kiện FAS cần căn cứ vào các quy định cụ thể của Incoterms và các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
6
0
Dương Dương says:
Trong Incoterms 2020, điều kiện nào bị thay đổi nhiều nhất ạ, và sự thay đổi này có lợi cho người mua hay người bán hơn vậy nhỉ?
Trung tâm ơi, em có thắc mắc này theo điều kiện EXW, ngày 15/9/2020, người bán thông báo cho người mua về việc giaomột lô hàng cà phê, ngay sau đó người mua đã nhận được tin báo và hồi âm xác nhận phương tiện vận tải của họ sẽ đến vào chiều 15/9. Nhưng đến chiều cùng ngày, bên bán vẫn chưa tới lấyhàng như đã thông báo. Tối cùng ngày khoảng 23 giờ, bỗng dưng lô hàng của người bán bị cháyrụi. Vào sáng ngày 16/9/2020, phương tiện vận tải người mua mới đến nhận hàng nhưng hànghoá đã bị cháy rụi. Hỏi ai là người chịu rủi ro đối với lô hàng cà phê đó ạ?
Trong trường hợp mình muốn nhập hàng máy móc loại bỏ từ nước ngoài về Việt Nam thì cần những điều kiện gì và các bước thực hiện như nào? Mình không chuyên về mảng này nên cần người hỗ trợ.
Chào em, vì thói quen em ạ,incoterm không có tính bắt buộc người dùng có thể tùy ý chọn phiên bản mình thích, và incoterm 2020 mới áp dụng từ 1.1.2020 về cwo bản phiên bản này không có quá nhiều khác biệt chính vì vậy, người dùng theo thói quen vẫn hay sử dụng những phiên bản mà tiện cho họ hơn !
Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới bộ phận hỗ trợ VinaTrain !
8
0
Hoa Trần says:
Vậy CNI có thuộc nhóm C và quyền vận tải nằm ở người bán đúng không ạ?
C (cost): Giá trị hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương
F (Freight): Cước phí vận chuyển hàng hóa đến điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Theo điều kiện CNF, khi các công ty nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia khác, họ không chỉ phải trả phí vận chuyển mà còn phải trả những khoản chi phí khác như:
Thuế nhập khẩu
Tiền bảo hiểm
Lệ phí thủ tục hải quan
Thuế giá trị gia tăng
Phí an ninh cảng
Phụ phí xăng dầu
Phí lắp ghép
Phí lưu kho
v.v.
Ví dụ: Nếu nhà cung cấp của bạn báo cho bạn một mức giá CNF Cát Lái, điều này có nghĩa là giá bao gồm vận chuyển hàng hóa qua đường biển tới cảng Cát Lái. Khi hàng hóa đến, bạn sẽ phải tổ chức thông quan và vận chuyển hàng hóa đến kho của bạn.
Vì vậy, Giá CNF thực sự chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, không phải là giá cuối cùng bạn phải trả cho sản phẩm nên điều kiện này sẽ k có lợi cho 2 bên mua bán vì các chi phí phát sinh khó kiểm soát được bạn có thể tham khảo nhé
1. Những Term có chữ i bắt buộc mua bảo hiểm
2. Trách nhiệm tăng dần
3. ewx và ddp
4. từ kho đến cnảg địa phương – cảng địa phương đến dest – dest đến kho của consignee
5. câu cuối em đuối 😂😂
Chị ơi em đang học Logistic, v em cần tập trung vào kiến thức nào mà công việc thực tế cần ạ?❤️❤️
1. CIP, CIF
2. Trách nhiệm tăng dần
3. EXW & DDP
4. Nội địa nước xuất khẩu -vận chuyển quốc tế -nội địa nước nhập khẩu
Em rất mong được cô giải đáp ạ
CIP, tăng dần, DDP – EXW, 6 giai đoạn
nếu tàu đi qua nước thứ 3 thì người bán hay người mua phải chịu trách nhiệm về giấy tờ thông quan ạ ??? Mai em thuyết trình ròi ý ạ …Ad giúp em với
Tàu transit ở nước thứ 3 thì ko cần làm thủ tục thông quan ở nước đó. Chỉ làm thủ tục tại nước xuất khẩu và nước nhập khẩu destination
Đã có lịch khai giảng tháng 5 tại Hà Nội chưa trung tâm ơi?
Đọc song bài viết em đã cơ bản hiểu được những nội dung chính của incoterms 2020 và cách vận dụng vào thực tế rồi
Bài viết ngắn gọn, xúc tích quá. Cám ơn tác giả.
Cho em hỏi Incoterms 2020 có liên quan đến các yêu cầu về bảo hiểm trong giao dịch quốc tế không? và FOB nữa ạ
Theo điều kiện FAS thì người bán giao hàng xong khi hàng được đặt dọc mạn tàu… như vậy phải hiểu điều này như thế nào? Có phải để lô hàng sát dọc mạn tàu hay chỉ cần để hàng tại bãi hàng ở trên cảng tàu là được..? Nếu có 1 lý do nào đó tàu không vào cảng được thì việc giao hàng dọc mạn tàu sẽ xác định như thế nào ạ?
Chào bạn Hoàng Hương nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Theo điều kiện FAS, người bán giao hàng cho người mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu tại cảng giao hàng chỉ định. Điều này có nghĩa là hàng hóa phải được đặt ở vị trí mà tàu có thể tiếp cận được để xếp hàng lên tàu. Thông thường, vị trí này là trên cầu cảng hoặc trên xà lan.
Như vậy, để xác định hàng hóa đã được giao theo điều kiện FAS, cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Hàng hóa phải được đặt tại vị trí mà tàu có thể tiếp cận được.
– Hàng hóa phải được đặt theo đúng quy cách, kích thước và trọng lượng quy định.
– Hàng hóa phải được chuẩn bị sẵn sàng để xếp lên tàu.
Nếu hàng hóa được đặt tại bãi hàng ở trên cảng tàu nhưng không ở vị trí mà tàu có thể tiếp cận được thì không được coi là đã được giao theo điều kiện FAS.
Nếu có một lý do nào đó tàu không vào cảng được thì việc giao hàng dọc mạn tàu sẽ được xác định như sau:
– Nếu tàu không vào cảng được do lỗi của người bán, thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được giao cho người mua theo một cách khác.
– Nếu tàu không vào cảng được do lỗi của người mua, thì người mua phải chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro của việc giao hàng theo cách khác.
Ví dụ, nếu tàu không vào cảng được do thời tiết xấu, thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến khi hàng được chuyển sang một tàu khác có thể vào cảng. Nếu người mua không chịu chấp nhận việc này thì người bán có thể bán hàng cho bên thứ ba.
Như vậy, việc xác định hàng hóa đã được giao theo điều kiện FAS cần căn cứ vào các quy định cụ thể của Incoterms và các thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Trong Incoterms 2020, điều kiện nào bị thay đổi nhiều nhất ạ, và sự thay đổi này có lợi cho người mua hay người bán hơn vậy nhỉ?
Có bao nhiêu điều kiện thương mại trong Incoterms 2020?
Trung tâm ơi, em có thắc mắc này theo điều kiện EXW, ngày 15/9/2020, người bán thông báo cho người mua về việc giaomột lô hàng cà phê, ngay sau đó người mua đã nhận được tin báo và hồi âm xác nhận phương tiện vận tải của họ sẽ đến vào chiều 15/9. Nhưng đến chiều cùng ngày, bên bán vẫn chưa tới lấyhàng như đã thông báo. Tối cùng ngày khoảng 23 giờ, bỗng dưng lô hàng của người bán bị cháyrụi. Vào sáng ngày 16/9/2020, phương tiện vận tải người mua mới đến nhận hàng nhưng hànghoá đã bị cháy rụi. Hỏi ai là người chịu rủi ro đối với lô hàng cà phê đó ạ?
Incoterms 2020 hay 2010 hay phiên bản nào thì cũng k bắt buộc tất cả hợp đồng mua bán đều phải sử dụng và nêu trong hợp đồng đúng k ạ?
Trong trường hợp mình muốn nhập hàng máy móc loại bỏ từ nước ngoài về Việt Nam thì cần những điều kiện gì và các bước thực hiện như nào? Mình không chuyên về mảng này nên cần người hỗ trợ.
Làm thế nào để chọn đúng điều kiện giao hàng cho mình?
incoterms 2020 được áp dụng phổ biến ở Việt Nam mình chưa vậy ạ ??? trung tâm có thể cho em tham khảo thêm về khoá học này được không
Thanks VinaTrain, có thể viết thêm nhiều bài về nội dung này được không, mình rất cần
Cho em hỏi làm thế nào để chọn đúng điều khoản Incoterms 2020 phù hợp với nhu cầu của hợp đồng mua bán hiện tại?
Những lưu ý gì khi sử dụng incoterms 2020
tại sao incoterm 2020 chưa thấy được sử dụng tại việt nam và 1 số nước trên thế giới
Vì sao “Tính tới thời điểm hiện tại hơn 95% doanh nghiệp vẫn sử dụng phiên bản 2010” mà không áp dụng phiên bản 2020 ạ?
Chào em, vì thói quen em ạ,incoterm không có tính bắt buộc người dùng có thể tùy ý chọn phiên bản mình thích, và incoterm 2020 mới áp dụng từ 1.1.2020 về cwo bản phiên bản này không có quá nhiều khác biệt chính vì vậy, người dùng theo thói quen vẫn hay sử dụng những phiên bản mà tiện cho họ hơn !
Cảm ơn em đã đặt câu hỏi tới bộ phận hỗ trợ VinaTrain !
Vậy CNI có thuộc nhóm C và quyền vận tải nằm ở người bán đúng không ạ?
CNF bao gồm:
C (cost): Giá trị hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương
F (Freight): Cước phí vận chuyển hàng hóa đến điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Theo điều kiện CNF, khi các công ty nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia khác, họ không chỉ phải trả phí vận chuyển mà còn phải trả những khoản chi phí khác như:
Thuế nhập khẩu
Tiền bảo hiểm
Lệ phí thủ tục hải quan
Thuế giá trị gia tăng
Phí an ninh cảng
Phụ phí xăng dầu
Phí lắp ghép
Phí lưu kho
v.v.
Ví dụ: Nếu nhà cung cấp của bạn báo cho bạn một mức giá CNF Cát Lái, điều này có nghĩa là giá bao gồm vận chuyển hàng hóa qua đường biển tới cảng Cát Lái. Khi hàng hóa đến, bạn sẽ phải tổ chức thông quan và vận chuyển hàng hóa đến kho của bạn.
Vì vậy, Giá CNF thực sự chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, không phải là giá cuối cùng bạn phải trả cho sản phẩm nên điều kiện này sẽ k có lợi cho 2 bên mua bán vì các chi phí phát sinh khó kiểm soát được bạn có thể tham khảo nhé