KHO NGOẠI QUAN Là Gì, Khác Gì So Với Kho Thường?

3545 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

Chào Trung Tâm VinaTrain công ty tôi sắp có lô hàng gửi vào kho ngoại quan, giám đốc yêu cầu tôi làm thủ tục để gửi hàng vào kho ngoại quan. Đây là lần đầu tiên làm việc nên tôi chưa biêt kho ngoại quan là gì, những trường hợp nào nên gửi hàng trong kho ngoại quan. Nhờ trung tâm tư vấn giúp tôi, Xin cảm ơn ! 

Bạn chưa hiểu về Kho ngoại quan là gì, kho này có gì khác biệt so với loại kho bình thường, những quy định liên quan mà doanh nghiệp cần phải biết khi sử dụng kho ngoại quan, đừng bỏ qua bài viết nghiệp vụ do VinaTrain trình bày tại đây.

Bài viết về Kho ngoại quan được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain.
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Kho Ngoại Quan Là Gì?

Kho ngoại quan có tên tiếng anh là “Bonded Warehouse” hoặc “Bonded Store”. Luật Hải Quan 2014 đã giải thích rất chi tiết về khái nhiệm này như sau: “Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.”

Thẩm quyền cấp phép lập kho ngoại quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập. Kho ngoại quan thường được thành lập ở các cảng biển, cảng hàng không, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

VD: Kho ngoại quan Hà Nội, Kho ngoại quan Hồ Chí MInh, Kho ngoại quan Đà Nẵng,…

Kho ngoại quan là gì, khi nào cần gửi hàng vào kho ngoại quan
Kho ngoại quan là gì, khi nào cần gửi hàng vào kho ngoại quan

II. Những Dịch Vụ Thực Hiện Trong Kho Ngoại Quan

Hàng được đưa vào kho ngoại quan có thể thực hiện các dịch vụ sau:

  • Thực hiện gia cố, phân chia, đóng gói bao bì, hàng hóa, phân loại phẩm cấp và bảo dưỡng cho hàng hóa.
  • Thực hiện lấy mẫu hàng hóa để phục vụ cho các công tác quản lý và làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác.
  • Các kho ngoại quan chuyên dùng cho hàng hóa chất, xăng dầu trong trường hợp có thể đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành thì có thể được thực hiện việc pha chế, chuyển đổi chủng loại cho hàng hóa.

III. Khi nào cần gửi hàng hoá vào kho ngoại quan

Hàng đươc gửi vào kho ngoại quan đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu là chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng chờ xuất qua nước thứ 3 (hàng quá cảnh).

Hàng hóa được phép đưa vào kho ngoại quan gồm 10 danh mục sau:

  1.  Chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam
  2.  Hàng VN nhập từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất qua nước thứ 3
  3.  Hàng quá cảnh từ nước ngoài đưa vào Việt Nam để chờ xuất qua nước thứ 3
  4. Những mặt hàng từ nội địa đưa vào kho Ngoại Quan:
  5. Hàng đã thông quan xuất khẩu chờ ngày xuất
  6. Hàng hết thời hạn tạm nhập tại Việt Nam phải tiến hành tái xuất.
  7. Những hàng hóa sau sẽ không đươc gửi vào kho ngoại quan:
  8. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
  9. Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
  10. Hàng hóa nằm trong danh mục cấm xuất khẩu,nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Ngoại trừ nhũng trường được Cấp Phép.

Hàng hoá gửi vào kho ngoại quan sẽ không cần đóng các loại thuế xuất nhập khẩu
Hàng hoá gửi vào kho ngoại quan sẽ không cần đóng các loại thuế xuất nhập khẩu

IV. Thủ Tục Đưa Hàng Hóa Ra Vào Kho Ngoại Quan

1. Đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan: Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Lưu ý: Nếu hàng gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ không được phép tại nhập khẩu trở lại.

2. Đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan: Chủ hàng, người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Khi hàng được đưa ra kho ngoại quan mà nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng. thời điểm nhập khẩu trên chứng từ chính là lúc hang được đưa ra kho ngoại quan.

Nếu hàng gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.

3. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan và ngược lại phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp..”.

Về loại hình tờ khai, tham khảo bảng mã loại hình, chủ hàng tham khảo theo Quyết Đinh 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/04/2015 để thực hiện.

Thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan
Thủ tục gửi hàng vào kho ngoại quan

V. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Kho Ngoại Quan

Ưu Điểm Nhược Điểm
  • Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước đưa vào kho ngoại quan thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
  • Các đơn vị làm dịch vụ kho ngoại quan có thể dễ dàng bố trí, sắp xếp hàng hóa khoa học, từ đó giúp làm giảm được chi phí, thời gian. Các doanh nghiệp khi gửi hàng tại đây cũng có thể dễ dàng theo dõi tình trạng hàng hóa của mình.
  • Cần phải làm các thủ tục với Chi cục hải quan quản lý kho mỗi khi cần đưa hàng vào kho.
  • Phải kê khai thông tin hàng xuất kho khi cần đưa hàng ra nước ngoài, ra các khu phi thuế quan khác.
  • Hàng hóa buộc phải tái xuất thì không thể đưa vào Việt Nam.
  • Hàng hóa luôn phải chịu sự giám sát của hải quan khi từ nơi khác đưa vào kho và ngược lại, chỉ trừ các trường hợp đã làm thủ tục xuất/nhập khẩu và mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

 

VI. Kho Ngoại Quan Tiềm Ẩn Những Rủi Ro Về Thuế

Rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng hình thức gửi Kho ngoại quan để tạm nhập tái xuất nhằm né tránh các quy định về thuế xuất nhập khẩu. Theo cập nhật, tại quý III, Chi cục Hải quan Cốc Nam, Lạng Sơn đã xử phạt vi phạm hành chính rất nhiều doanh nghiệp về hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế tên hàng, chủng loại, mã số, khối lượng, xuất xứ hàng hoá đưa vào Kho ngoại quan.

Hầu hết các chủ hàng đều lợi dụng mục đích sử dụng kho ngoại quan để mắc các lỗi vi phạm phổ biến là “chiêu” không khai hoặc khai sai so với thực tế tên hàng, chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa. Nhiều trường hợp cố tình đưa hàng không thuộc diện được lưu giữ trong Kho ngoại quan theo quy định vào Kho ngoại quan để trốn thuế, né tránh sự kiểm tra của cơ quan Hải quan.

Với những trường hợp này nếu doanh nghiệp bị hải quan phát hiện khai bổ sung hoặc xử lý buộc tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và nộp phạt hành chính.

VII. So Sánh Giữa Kho Ngoại Quan Và Kho Thông Thường

Kho thông thường là kho hàng thường dùng để lưu trữ những hàng hóa, sản phẩm thông thường bảo quản trong điều kiện chuẩn. Các loại hàng hóa được lưu trữ tại kho thường có thể lưu trữ trong thời gian dài mà không ảnh hưởng về cả chất lượng và số lượng.

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về kho ngoại quan và thủ tục đưa hàng hóa ra vào kho ngoại quan mà doanh nghiệp nên biết.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Kho ngoại quan là gì? Khác gì so với kho thường”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Nêu công ty của Anh/Chị chưa có nhu cầu đưa hàng hoá vào tiêu dùng mua bán trong nước có thể tham khảo hình thức gửi hàng trong kho ngoại quan để tối ưu chi phí về thuế cho doanh nghiệp. Nhiều trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá khi gửi trả hàng thủ tục hoàn thuế khá lâu và phức tạp nên phương án gửi hàng trong kho ngoại quan được sử dụng sẽ rất phù hợp.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội:P1503, CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. My says:

    Mình muốn hỏi sắp tới Cty em thực hiện giao hàng cho bên khách hàng , nhưng khách hàng yêu cầu nên em hàng chuyển vào kho bảo thuế. Rồi khách hàng sẽ lấy hàng ở kho bảo thuế. Nhưng cty em ở Việt Nam! Và cty khách hàng cũng ở Việt Nam! . Vậy tình trạng này là sao ạ. Em chưa hiểu lắm

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *