Vị trí nhân viên mua hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty. Để trở thành một nhân viên mua hàng chất lượng, việc vượt qua vòng phỏng vấn là một bước quan trọng và không thể thiếu. Trong bài viết dưới đây, VinaTrain sẽ chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm phỏng vấn vị trí mua hàng mới nhất.
Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí mua hàng mới nhất 2023
I. Cần chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên thu mua?
1.1. Kiến thức nghiệp vụ
Khi chuẩn bị cho phỏng vấn vị trí thu mua, bạn nên tập trung vào việc nắm vững kiến thức chuyên môn liên quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là một số kiến thức chuyên môn quan trọng mà bạn nên chuẩn bị:
Quy trình mua hàng: Hiểu rõ các bước và quy trình trong quá trình mua hàng, từ xác định nhu cầu, tìm kiếm nhà cung cấp, đánh giá, đàm phán, ký kết hợp đồng và quản lý giao hàng.
Kiến thức về ngành công nghiệp: Nắm vững thông tin về ngành công nghiệp mà công ty hoạt động trong đó. Hiểu về sản phẩm, dịch vụ và nguyên liệu cần mua trong ngành đó. Nắm bắt xu hướng mới, quy định pháp luật và các vấn đề chính trong ngành.
Quản lý nhà cung cấp: Hiểu về quy trình chọn lọc, đánh giá và quản lý nhà cung cấp. Tìm hiểu về các phương pháp đánh giá nhà cung cấp, quy trình phê duyệt và kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Kỹ năng đàm phán: Tìm hiểu về các kỹ thuật đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của việc đàm phán và làm việc để đạt được sự hài lòng cho cả hai bên.
Quản lý rủi ro: Hiểu về cách xác định và đánh giá rủi ro trong quá trình mua hàng. Nắm vững các phương pháp giảm thiểu rủi ro và xử lý tình huống khó khăn trong quá trình mua hàng.
1.2. Thông tin doanh nghiệp
Kiến thức liên quan đến phỏng vấn nhân viên mua hàng
Trước khi đi phỏng vấn vị trí mua hàng, bạn nên tìm hiểu về thông tin doanh nghiệp mà bạn sẽ ứng tuyển để có cái nhìn tổng quan về công ty như: lĩnh vực hoạt động, vị trí và quy mô công ty, lịch sử và văn hóa công ty, các dự án và thành tựu, tin tức và sự kiện… Những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về công ty và tạo ấn tượng tích cực trong quá trình phỏng vấn mua hàng.
1.3. Ngoại hình
Nhân viên thu mua quốc tế không cần ngoại hình quá sáng tuy nhiên bạn nên để ý tới ngoại hình của mình thật chỉnh chu để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoại hình của bạn không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong quá trình phỏng vấn, tuy nhiên, việc chuẩn bị và chăm sóc ngoại hình có thể tạo ấn tượng tốt hơn cho nhà tuyển dụng.
1.4. Áp lực tâm lý
Tâm lý tự tin và tích cực có thể giúp bạn thể hiện tốt hơn trong quá trình phỏng vấn. Tự tin rằng bạn đã chuẩn bị kỹ càng và có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công việc. Hãy nhớ lại những thành tựu và kinh nghiệm mà bạn đã có trong lĩnh vực mua hàng.
II. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên thu mua quốc tế, mua hàng thường gặp
Câu hỏi phỏng vấn thường gặp
2.1. Câu hỏi thông tin cá nhân
Xin vui lòng giới thiệu về bản thân?
Giới thiệu ngắn gọn các thông tin cá nhân như họ tên, tuổi, hiện tại đang ở đâu, đã đi lam ở đâu chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua hàng hay chưa,
Bạn có kinh nghiệm làm việc trong ngành mua hàng này không?
Nếu chưa có kinh nghiệm: bạn cần trả lời cho nhà tuyển dụng thấy được kỳ vọng muốn làm việc và sẽ làm tốt công việc này. Ví dụ:“Em chưa trực tiếp làm thu mua nhưng trước đó em đã từng đảm nhận các công việc có liên quan khá nhiều tới vị trí mua hàng và khi quyết định chuyển qua lĩnh vực này em đã tìm hiểu rất kỹ về đặc thù và yêu cầu của vị trí này”. Sau đó tóm tắt ngắn gọn công việc trước đó bạn làm có liên quan là gì ra.
Bạn đã có bất kỳ chứng chỉ, khóa đào tạo nào liên quan đến lĩnh vực này chưa?
Trả lời: Nếu bạn đã tham gia khóa thu mua quốc tế tại VinaTrain hãy trình bày trong CV xin việc những kiến thức bạn được học. Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã được học nghiệp vụ chưa. Trả lời tham khảo: “Em đã tham gia khóa học thu mua quốc tế tại VinaTrain và nhận được chứng từ trung tâm. Rất may mắn em đã tìm được đơn vị đào tạo hỗ trợ học viên trong và sau khóa học, các thầy cô trong trung tâm cũng làm thu mua nên có thể hỗ trợ em trong công việc sau này ạ”.
Bạn đã làm việc ở vị trí tương tự trước đây không? ở đó bạn làm những gì
Trình bày thật ngắn gọn những kinh nghiệm bạn đã từng làm trước đó, nếu không có nhiều kinh nghiệm liên quan tới mua hàng hãy cố gắng tìm những công việc bạn làm có liên quan. Trường hợp bạn không trình bày kinh nghiệm có liên quan tới thu mua sẽ ít được hỏi những câu hỏi này.
Ngoài ra, sẽ có những câu hỏi cơ bản như:
Bạn có những kỹ năng chuyên môn nào liên quan đến công việc này?
Bạn có khả năng làm việc nhóm tốt không? Vui lòng cung cấp ví dụ.?
Bạn có khả năng quản lý thời gian và ưu tiên công việc không? Vui lòng giải thích.?
Bạn có khả năng làm việc dưới áp lực và xử lý tình huống khó khăn không? Vui lòng cho biết ví dụ.?
Bạn có bất kỳ yêu cầu hoặc kỳ vọng nào đối với công việc này không?
Hướng dẫn: Khi trả lời những câu hỏi dạng này cần trình bày ngắn gọn không thiên về kể quá sâu thông tin cá nhân của bạn. Mục đích của nhà tuyển dụng nhằm khai thác những thông tin chưa có trong CV xin việc hoặc muốn khai thác cách tư tuy của bạn khi nhìn nhận vấn đề. Hãy thể hiện sự trân thành trong buổi phỏng vấn, trả lời ngắn gọn.
2.2. Câu hỏi nghiệp vụ thu mua
Đây là phần bạn cần chuẩn bị đi phỏng vấn, 80% yếu tố quyết định bạn được nhận vào làm việc hay không từ cách bạn trả lời các câu hỏi nghiệp vụ ra sao:
Bạn đã từng xử lý những dự án mua hàng phức tạp trước đây? Hãy cho chúng tôi biết về những dự án đó và cách bạn đã đối phó với chúng.
Bạn đã từng xử lý quá trình mua hàng từ đầu đến cuối, bao gồm việc xác định nhu cầu, đánh giá nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng và quản lý giao hàng không?
Bạn đã từng làm việc với những nguyên liệu, sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Bạn có hiểu biết về các yếu tố kỹ thuật và tiêu chuẩn liên quan đến mua hàng trong lĩnh vực đó không?
Bạn đã từng tham gia vào việc đánh giá và chọn nhà cung cấp mới? Bạn dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp?
Bạn đã có kinh nghiệm trong việc đàm phán giá cả và điều kiện hợp đồng với nhà cung cấp chưa? Hãy cho chúng tôi biết về một trường hợp thành công mà bạn đã từng đàm phán.
Bạn có hiểu biết về các quy định pháp luật và quy định liên quan đến quá trình mua hàng không? Làm thế nào bạn đảm bảo tuân thủ các quy định đó?
Bạn có kỹ năng quản lý nhà cung cấp và xây dựng mối quan hệ làm việc tốt với họ không? Hãy cung cấp ví dụ về một trường hợp bạn đã làm việc thành công với nhà cung cấp.
Bạn có hiểu biết về các công nghệ, phần mềm hoặc công cụ quản lý thu mua hiện đại không? Bạn đã từng sử dụng những công cụ đó trước đây không?
Bạn có kỹ năng quản lý dự án và lập kế hoạch mua hàng không? Hãy cho chúng tôi biết về trường hợp bạn đã quản lý thành công một dự án mua hàng
Để trả lời những câu hỏi này: bạn cần tham khảo những đầu việc mà nhân viên mua hàng thường làm, hãy hỏi bạn bè người thân đang làm mua hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để nhận tư vấn chi tiết. Với những câu trả lời bạn chưa chắc chắn khi trả lời hãy bắt đầu bằng từ: theo suy nghĩ/ quan điểm của em thì… Với câu hỏi bạn không biết có thể trao đổi thật với nhà tuyển dụng.
III. Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí thu mua hiệu quả
Theo các chuyên gia trong ngành thu mua, nếu muốn đạt kết quả tốt khi phỏng vấn vị trí nhân viên mua hàng. Người phỏng vấn cần chuẩn bị kỹ các yếu tố như: kiến thức chuyên môn, tâm lý, ngoại hình, thông tin doanh nghiệp,… như đã đề cập phần trên. Tuy nhiên, để người mới bắt đầu phỏng vấn thành công sẽ rất khó nếu không có kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên người học tham gia các khoá học thu mua ngắn hạn trước khi phỏng vấn xin việc.
Một số lưu ý bạn cần biết để có buổi phỏng vấn hiệu quả:
Chuẩn bị chu đáo: tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, chuẩn bị kỹ lưỡng cách trả lời các dạng câu hỏi, tạo tâm lý thoải mái khi đi phỏng vấn, xác nhận với đơn vị tuyển dụng về thời gian phỏng vấn, nói lời cảm ơn khi buổi phỏng vấn kết thúc. Không nên trả lời dài dòng, nói quá nhỏ hoặc quá to. Khi trả lời nhìn trực tiếp nhà tuyển dụng, chuẩn bị những câu hỏi thông minh.
Tham khảo cách đàm phán lương,chế độ trước khi tham gia phỏng vấn sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm xử lý những câu hỏi tình huống tốt hơn.
Dựa vào những yêu cầu của nhà tuyển dụng trên bảng mô tả công việc ở tin tuyển dụng để biết được nhu cầu đơn vị đó cần là gì
Theo đó, trung tâm đào tạo thực tế VinaTrain đang tổ chức khoá học mua hàng cho những người mới bắt đầu. Sau khi kết thúc khoá học, bạn có thể nắm vững các kiến thức nền tảng của nghiệp vụ thu mua – Purchasing và tự tin trở thành một nhân viên tương đương 01 năm kinh nghiệm làm thực tế.
Kết
Trên đây là những thông tin quan trọng VinaTrain muốn chia sẻ với các bạn đọc về chủ đề “Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí mua hàng“. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kinh nghiệm quý giá trước khi tham gia phỏng vấn.