Kinh phí công đoàn là gì? Không đóng được không?

kinh-phi-cong-doan

Chào Trung tâm VinaTrain, Tôi thành lập công ty có thuê nhân viên đã thực hiện chế độ bảo hiểm với người lao động, nhưng tôi có một số thắc mắc về Kinh phí Công Đoàn là gì? Không đóng được không? Và Cách sử dụng kinh phí này được Pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Rất mong được anh/chị Trung tâm hỗ trợ giải đáp. Tôi cám ơn!

Duy Minh – Diễn Châu, Nghệ An 

VinaTrain xin cám ơn  câu hỏi của bạn Duy Minh gửi về cho ban tư vấn. Với câu hỏi về Kinh phí Công Đoàn thì đây cũng là băn khoăn của nhiều bạn đọc muốn được Trung tâm giải đáp. Cùng VinaTrain tìm hiểu Kinh phí công đoàn là gì? không đóng được không? qua bài viết dưới đây nhé!

I, Kinh phí công đoàn là gì?

kinh-phi-cong-doan
Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là một khoản kinh phí được dùng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp và theo quy định của Pháp luật hiện nay, kinh phí Công Đoàn được trích 2% từ tổng số tiền mà đơn vị sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động.

Khoản kinh phí này sẽ được chia ra 2 phần như nhau, một phần cho công đoàn cấp trên và phần còn lại sẽ dành cho công đoàn tại các doanh nghiệp.

II, Đối tượng lao động phải đóng kinh phí công đoàn

Lao động thuộc nhóm các đối tượng sau phải đóng kinh phí công đoàn:

  • Đối với cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở: 

Liên đoàn Lao động Tỉnh, Thành phố; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Công đoàn ngành Trung Ương và tương đương: Thống kê số lao động thuộc nhóm đối tượng phải đóng kinh phí Công Đoàn theo quy định của các đơn vị theo khu vực Hành chính Sự nghiệp, khu vực Sản xuất kinh doanh.

  • Đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn ngành Trung Ương và tương đương: Thống kê danh sách các doanh nghiệp đã đóng Bảo hiểm xã hội tại thời điểm 30/6/2021, từ đó thực hiện xác định số lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công ty đã thành lập công đoàn cơ sở.

III, Cách thức đóng kinh phí công đoàn

cach-thuc-dong-kinh-phi-cong-doan
Cách thức đóng kinh phí công đoàn

Việc đóng kinh phí Công Đoàn sẽ được diễn ra theo định kỳ hàng tháng cùng thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Đối với các tổ chức doanh nghiệp nông – lâm – ngư nghiệp, diêm nghiệp, việc trả tiền lương cho người lao động theo chu kỳ kinh doanh, sản xuất thì tổ chức đóng kinh phí Công Đoàn theo tháng hoặc theo quý cùng thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

IV, Cách sử dụng chi phí công đoàn theo quy định của Pháp luật hiện hành

Theo quy định của Pháp luật hiện hành, Công Đoàn cơ sở được phép sử dụng 65% trên tổng số khoản thu kinh phí Công Đoàn, 60% trên tổng số khoản thu đoàn phí Công Đoàn và 100% trên tổng số khoản thu khác của đơn vị.

Công Đoàn cơ sở phải nộp kinh phí cho Công Đoàn cấp trên được phân cấp thu phí công đoàn: Sau khi thu phí, Công Đoàn cơ sở phải nộp 35% tổng số chi phí đã thu kinh phí Công Đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí Công Đoàn lên Công Đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính.

Cấp kinh phí cho cấp công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí Công Đoàn thu được cho Công Đoàn cơ sở.

  • Đối với những đơn vị chưa thành lập Công Đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí Công Đoàn khi nhận được kinh phí từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp cơ sở. Trong đó, được phép sử dụng 65% tổng kinh phí để thực hiện các hoạt động: Tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công Đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể. Đến cuối năm, nếu sau khi sử dụng cho những hoạt động trên mà kinh phí vẫn còn thì sẽ chuyển hết thành tích lũy và trả lại cho Công Đoàn cơ sở sau khi Công Đoàn cơ sở của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thành lập.
  • Đối với những đơn vị không có Công Đoàn cơ sở thì mức kinh phí là 2% tổng quỹ lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội được chia. Cụ thể như sau:

65% do Công Đoàn cơ sở giữ

35% nộp về Công Đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính Công Đoàn chính công đoàn cơ sở hay chính liên đoàn lao động quận (huyện).

khong-dong-kinh-phi-cong-doan-duoc-khong
Không đóng kinh phí Công Đoàn được không?

Như vậy, bài viết đã phần nào giải đáp được câu hỏi của bạn Duy Minh về kinh phí Công Đoàn, còn vấn đề Không đóng kinh phí Công Đoàn được không? VinaTrain xin trả lời: Pháp luật hiện hành đã quy định rõ các nhóm đối tượng phải đóng kinh phí Công Đoàn, nếu bạn thuộc 1 trong các trường hợp đã quy định mà không đóng kinh phí Công Đoàn hay đóng kinh phí Công Đoàn chậm/không đúng mức sẽ bị xử phạt theo các mức như sau:

  • Phạt tiền với mức từ 12% đến nhỏ hơn 15% của tổng số tiền phải đóng kinh phí Công Đoàn đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng không quá 75 triệu đồng.
  • Trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng kinh phí Công Đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng sẽ bị phạt tiền với mức từ 18 đến 20% của tổng số tiền phải đóng kinh phí Công Đoàn đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng không quá 75 triệu đồng.

Tạm kết: Được thành lập với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động – tổ chức Công Đoàn cần có một nguồn kinh phí nhất định được trích từ 2% tổng số tiền mà người sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động. Việc đóng kinh phí Công Đoàn đã được Pháp luật quy định cho từng đối tượng, và nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về nội dung Kinh phí công đoàn là gì? không đóng được không?

Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain cũng là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín.

Bạn đọc cần tư vẫn miễn phí vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 093.170.5774 / Mrs Nguyễn Mai 

Chúc các bạn thành công!

Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *