L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) Là Gì, Khi Nào Cần Sử Dụng Loại L/C Này

L/C đối ứng dùng trong hàng gia công xuất khẩu

“Tôi muốn tìm hiểu về thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, khách hàng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ này nhưng lần đầu làm tôi chưa rõ nghiệp vụ này. Nhờ trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là gì, khi nào cần dử dụng loại L/C này? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

 Phạm Ngọc Ngân – Hà Nội

Cảm ơn chị Phạm Ngọc Ngân đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) Là Gì?

L/C đối ứng (Reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra.

Khi bạn là công ty đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, công ty bạn cần mở L/C cho việc nhập khẩu thành phẩm (từ bên nhận gia công) đồng thời bên nhận gia công cần mở LC cho việc nhập khẩu nguyên liệu (để thực hiện gia công) là L/C đối ứng với L/C ban đầu công ty bạn mở.

L/C đối ứng dùng trong hàng gia công xuất khẩu
L/C đối ứng dùng trong hàng gia công xuất khẩu

Khác với những L/C thông thường L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng phát hành L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C ban đầu. Trong L/C ban đầu thường phải ghi:

“L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một LC đối ứng với nó để người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi rõ: “Đây là L/C đối ứng với L/C số … ngày …. được phát hành bởi Ngân hàng. Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ……….. ngày …… do Ngân hàng ……. phát hành”.

L/C đối ứng được dùng trong trường hợp nào?
L/C đối ứng được dùng trong trường hợp nào?

II. Ví Dụ Của L/C Đối Ứng

Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về L/C đối ứng:

Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co.

Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau:

“This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt of the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment undertaking but the payment when due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C hầu như không còn được sử dụng rộng rãi.

III. Ưu Và Nhược Điểm Của L/C Đối Ứng

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đảm bảo tính công bằng cho cả hai bên
  • Các đối tác chưa hiểu rõ về nhau vẫn có thể hợp tác làm ăn với nhau
  • Thủ tục rườm rà, cấu trúc L/C khá phức tạp.
  • Phí ngân hàng tương đối cao.

IV. Xuất Trình Chứng Từ Trong Giao Dịch Thư Tín Dụng Đối Ứng

Nói chung, việc xuất trình chứng từ trong giao dịch L/C đối ứng vẫn tương tự như giao L/C bình thường, tức là, L/C yêu cầu những chứng từ gì thì người thụ hưởng phải xuất trình những chứng từ đó phù hợp với quy định của L/C. Tùy theo mục đích sử dụng mà L/C có thể yêu cầu xuất trình những chứng từ khác nhau.

Loại L/C Chứng từ
L/C nhập nguyên liệu
  • Draft at xxx days sight (hối phiếu có kỳ hạn xxx ngày)
  • Invoice
  • Bill of Lading
  • Packing List
  • Certificate of Origin

Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên thuê gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên gia công (người mở L/C nhập nguyên liệu).

L/C nhập thành phẩm
  • Draft at sight (hối phiếu trả ngay)
  • Invoice
  • Bill of Lading
  • Packing List
  • Certificate of Origin
  • Inspection Certificate

Người xuất trình trong trường hợp này là người thụ hưởng (bên gia công) thông qua ngân hàng của mình xuất trình chứng từ đến ngân hàng của bên thuê gia công (người mở L/C nhập thành phẩm).

V. Bất Lợi Khi Dùng L/C Đối Ứng Đối Với Bên Thuê Gia Công Và Cách Khắc Phục

Nếu cấu trúc L/C đối ứng tương tự như ví dụ ở trên, bên thuê gia công có thể gặp rủi ro không nhận được thanh toán ngay cả khi hối phiếu đã được chấp nhận. Giả định nếu bên nhận gia công không thực hiện gia công thì bên thuê gia công chẳng bao giờ nhận được tiền thanh toán bởi trong giao dịch L/C đối ứng ngân hàng phát hành L/C nhập nguyên liệu cam kết thanh toán hối phiếu đã được chấp nhận chỉ khi nhận được tiền hàng từ L/C nhập thành phẩm.

Giải pháp khắc phục

Bên thuê gia công có thể yêu cầu thay đổi điều kiện thanh toán của L/C đối ứng. Theo đó ngân hàng phát hành có thể cam kết đại loại như sau:

“L/C này đối ứng với L/C 123… ngày…. do ngân hàng ABC phát hành. Khi nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và sẽ thực hiện thanh toán khi nhận được tiền hàng từ L/C 123… nêu trên. Trường hợp người thụ hưởng L/C No. 123… không xuất trình chứng từ đến ngân hàng chúng tôi trước ngày đáo hạn của hối phiếu nêu trên thì chúng tôi có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu vào ngày làm việc thứ ba sau ngày hối phiếu đáo hạn.”

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp chị Ngân và độc giả hiểu rõ về thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) trong hoạt động gia công xuất khẩu.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “L/C đối ứng (Reciprocal L/C) là gì? Khi nào cần sử dụng loại L/C này”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *