Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit – L/C) được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế do tính an toàn, bảo vệ quyền lợi cho bên xuất khẩu, tạo điều kiện vay vốn cho bên nhập khẩu. Vậy thanh toán L/C là gì quy trình thanh toán L/C ra sao cũng như cách đọc hiểu phân tích 1 mẫu L/C gồm những gì. Trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain gửi tới bạn đọc thông tin về hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến này.
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
Tác giả: Lê Thành Liêm
Chuyên gia kế toán với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là kế toán trưởng - Quản lý chất lượng đào tạo kế toán tại Vinatrain, Tư vấn thuế & dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp
I. Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit)
Phương thức thanh toán L/C hay còn gọi là tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là phương thức thanh toán mà người nhập khẩu sẽ tới ngân hàng phục vụ mình, ngân hàng phát hành L/C, phát hành thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) theo đó ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện đã quy định trong L/C.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức thanh toán này, trung tâm VinaTrain có phân tích về thanh toán L/C (letter of credit) như sau:
II. Quy trình thanh toán L/C
2.1 Các bên tham gia trong thanh toán L/C
Theo thoả thuận quy trình thanh toán L/C được thực hiện bởi các bên tham gia như sau:
Trong một số trường hợp phương thức thanh toán L/C sẽ có sự tham gia của các ngân hàng khác nhau như:
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ).
- Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Ngân hàng thực hiện xác nhận L/C (thường chính là Ngân hàng thông báo).
- Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của người hưởng lợi.
2.2 Quy trình thực hiện theo phương thức thanh toán L/C
Dưới đây, trung tâm VinaTrain xin gửi tới bạn một quy trình thanh toán L/C được sử dụng bổ biến:
2.3 Phân tích chi tiết một quy trình thanh toán L/C
Một tình huống giả lập về thanh toán L/C được thực hiên như sau. Công ty VinaTrain là nhà xuất khẩu, người mua là công ty X, Trụng Quốc, 2 bên thoả thuận thanh toán L/C. Thời gian giao hàng giả lập: 24.10 quy trình thanh toán L/C sẽ được triển khai:
Bước | Thời gian | Người thực hiện | Giải trình |
Phát hành L/C | Trước ngày giao hàng, từ 20.10 đến 22.10 | Nhà nhập khẩu | Người nhập khẩu tới ngân hàng phục vụ mình xuất trình hồ sơ yêu cầu phát hành L/C với trị giá thanh toán trong L/C quy định.
Người xuất khẩu kiểm tra L/C nếu thấy hợp lệ sẽ đồng ý với mẫu L/C người nhâp khẩu phát hành nếu có sự thay đổi gì khác sẽ yêu cầu tu sửa L/C |
Giao hàng | Từ ngày 24.10 hoặc lâu hơn nhưng không được muộn hơn thời gian giao hàng chậm nhất trên L/C | Nhà xuất khẩu | Tính từ ngày nhận được L/C chính thức phát hành, nhà xuất khẩu có trách nhiệm giao hàng theo yêu cầu tại mục giao hàng trên L/C và đảm nhận mốc thời gian chỉ định. |
Xuất trình bộ chứng từ | Trên L/C quy định thời gian xuất trình BTC L/C | Nhà xuất khẩu | Theo quy định của L/C nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ như L/C quy định cho ngân hàng thông báo (ngân hàng phục vụ mình) kiểm tra. Sau khi bộ chứng từ mới được ngân hàng thông báo gửi cho ngân hàng phát hành L/C/. |
Kiểm tra tính hợp lệ của BTC | 5 Ngày tính từ ngày nhận bộ chứng từ.
Thực tế sẽ diễn ra nhanh hơn ở ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành L/C |
Ngân hàng thông báo L/C
Ngân hàng phát hành L/C |
Ngân hàng thông báo L/C kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ phát hành theo quy định của L/C trước khi gửi cho ngân hàng phát hành L/C.
Ngân hàng phát hành L/C kiểm tra L/C nếu thấy hợp lệ sẽ thanh toán cho người xuất khẩu. Trong trường hợp bộ chứng từ không hợp lệ sẽ yêu cầu sửa lại. |
Thanh toán/ Chấp nhận thanh toán | Trong thời gian L/C quy định. Tuỳ vào loại L/C nữa | Ngân hàng phát hành L/C. | Khi bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng phát hành L/C sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu |
Giao chứng từ nhận hàng | Tính từ khi hàng cập bến tại cảng nhập.
Từ khi ngân hàng phát hành L/C duyệt bộ chứng từ. |
Ngân hàng phát hành L/C giao cho người nhập khẩu. | Việc bàn giao chứng từ này có 2 trường hợp bạn cần lưu ý:
1:Bộ chứng từ đúng quy định của L/C, ngân hàng phát hành L/C chấp nhận thanh toán, cùng thời điểm hàng về tới cảng nhập thì người nhập khẩu bằng cam kết của mình sẽ được ngân hàng phát hành đưa bộ chứng từ để nhận hàng kịp thời. 2/. Hàng đã về tới cảng nhập rồi nhưng chưa hoàn tất được quá trình kiểm tra tính hợp lệ của BTC hoặc chưa nhận được BTC, người nhập khẩu có thể liên hệ với ngân hàng phát hành L/C yêu cầu phát hành thư bảo lãnh nhận hàng để được nhận hàng tại cảng. |
Theo cô Nguyễn Thu Liên – Chuyên viên thanh toán quốc tế tại ngân hàng VPBank, với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ các giao dịch thanh toán quốc tế chia sẻ:
III. Đọc Hiểu Nội Dung Của L/C (Letter of credit)
Quá trình xác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của L/C dựa vào thông tin đã được thể hiện trên L/C. Vậy các trường thông tin thể hiện trên L/C là gì? VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiệu nội dung L/C theo đúng chuẩn ngân hàng.
1. 40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT – Loại L/C
L/C thường là loại không hủy ngang (IRREVOCABLE), nếu không ghi mục này L/C tự động được hiểu là L/C không hủy ngang. Tại đây cũng cho biết L/C có được xác nhận hay không (CONFIRMED) hoặc L/C có được chuyển nhượng hay không (TRANSFERABLE).
Ví dụ: Thông thường trên L/C trường thông tin này mặc định IRREVOCABLE: Không hủy ngang. Nếu là L/C huỷ ngang được sẽ không bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu.
2. 31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY – Hiệu lực của L/C
Bất kỳ L/C nào cũng phải quy định ngày hết hạn hiệu lực (DATE OF EXPIRY), nếu không quy định ngày này L/C là vô hiệu lực ngay từ đầu. Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý, nếu không có quy định gì được hiểu là 21 ngày làm việc sau ngày giao hàng (theo UCP 600). Người xuất khẩu sẽ phải tính toán để đảm bảo L/C còn hiệu lực sau khi cộng tất cả các ngày tính từ ngày giao hàng:
L/C có thể ghi nơi hết hạn hiệu lực (PLACE OF EXPIRY) ở nước người xuất khẩu (tức là tại Ngân hàng thông báo) hoặc ở nước người nhập khẩu (tức là tại Ngân hàng mở). Người xuất khẩu sẽ muốn chọn nơi hết hạn hiệu lực ở nước người xuất khẩu vì như vậy người xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ tại hgân hàng thông báo là xong nghĩa vụ của mình, không cần quan tâm và sợ rủi ro Ngân hàng thông báo chậm gửi bộ chứng từ sang Ngân hàng mở. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ngày hết hạn hiệu lực của L/C sẽ được ấn định tại ngân hàng phát hành L/C đây là một điều bất lợi cho người xuất khẩu.
Ví dụ: 181007 IN MALAYSIA: L/C hết hạn hiệu lực vào ngày 07 tháng 10 năm 2018 tại Malaysia (nước người xuất khẩu).
3. 32B: CURRENCY CODE, AMOUNT – Tiền tệ và Giá trị L/C
Mã tiền tệ (CURRENCY CODE) ghi theo hợp đồng và bao gồm 3 chữ cái theo tiêu chuẩn ISO.
Nếu trong hợp đồng điều khoản số lượng có dung sai (Tolerance) thì giá trị L/C (AMOUNT) hay số tiền phải thanh toán cũng phải ghi dung sai. L/C có thể hiện dung sai theo tỷ lệ phần trăm hoặc bằng khoản tiền lớn nhất mà người thụ hưởng được thanh toán. Theo UCP 600, nếu L/C không ghi mục này thì ngân hàng mở L/C được phép thanh toán cho bộ chứng từ có dung sai +/- 5%.
Ví dụ: USD 31728.48; Độ dung sai: 00/05: Nghĩa là cho phép số tiền thanh toán theo L/C dao động từ 30142.056 USD đến 31728.48 USD (nghĩa là L/C chỉ chấp nhận Invoice giảm 5% so với hợp đồng, không chấp nhận Invoice tăng.)
4. 41D: AVAILABLE WITH … BY … – Địa điểm xuất trình chứng từ
Địa điểm xuất trình cho biết tên ngân hàng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng và sẽ trả bằng cách nào. Mục này phụ thuộc vào quyết định của người xuất khẩu và loại L/C được sử dụng một số cách thường sử dụng đó là:
Ví dụ: ANY BANK IN MALAYSIA BY NEGOTIATION: L/C trả ngay và Người bán được phép chiết khấu bộ chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào ở Malaysia (Chiết khấu ngay khi xuất trình chứng từ cho ngân hàng tại nước xuất khẩu).
Người xuất khẩu được khuyên nên lựa chọn việc xuất trình tự do và cho phép triết khấu sẽ đảm bảo việc nhận tiền thanh toán theo L/C dễ dàng hơn.
5. 42C: DRAFTS AT … – Thời hạn thanh toán L/C
Quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau bao lâu kể từ khi xuất trình bộ chứng từ theo quy định của L/C (letter of credit) hoặc hối phiếu đòi tiền (thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C). Mục này cũng có thể cho biết thương vụ thanh toán 100% bằng L/C hay có kết hợp phương thức thanh toán khác, sẽ có 2 trường hợp thường thấy:
Hoặc cũng có thể thấy cách ghi sau nếu thương vụ kết hợp thanh toán 30% bằng T/T và 70% bằng L/C:
Ví dụ: 90 DAYS AFTER SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE IN DUPLICATE. Hối phiếu trả sau 90 ngày kể từ ngày Hối phiếu được xuất trình đến, thanh toán 100% trị giá hoá đơn, lập 02 bản.
6. 42A: DRAWEE – Người bị ký phát trên Hối phiếu
Trong thanh toán L/C người có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu chính là ngân hàng phát hành L/C. Mục này khi đọc hiểu L/C bạn sẽ thấy ghi mã SWIFT code và thông tin chi tiết của ngân hàng phát hành.
Ví dụ: ICBVVNVX VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
7. 44C: LATEST DATE OF SHIPMENT – Ngày giao hàng muộn nhất
L/C sẽ ghi ngày muộn nhất mà người xuất khẩu được phép giao hàng (chứng từ vận tải phải thể hiện đúng theo yêu cầu này). Việc quy định ngày giao hàng muộn nhất phải bảo đảm:
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày giao hàng phải sau ngày mở L/C một thời gian hợp lý. Tối thiểu bằng tổng của số ngày cần có để thông báo mở L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho người nhập khẩu.
Ví dụ: Trên L/C để mục laste shippment on broad:240923 có nghĩa là ngày giao hàng chậm nhất vào ngày 23 tháng 09 năm 2024.
8. 45A: DESCRIPTION OF GOODS &/OR SERVICES – Mô tả hàng hóa
Bao gồm những nội dung như tên hàng (Name), số lượng (Quantity), trọng lượng (Weight), giá cả (Price), quy cách (Description), phẩm chất (Quality), bao bì (Packing), mã ký hiệu (Marking),… Đôi khi những thông tin này còn được thể hiện tại trường 47A – Additional Conditions (Điều kiện khác).
Ví dụ: Double moisturizing shower cream with purified goat’s milk and milk protein
- total amount: USD 31,728.48 (-5pct)
- trade term: cif ICD Phuoc Long 3 port in Ho Chi Minh City, Viet Nam, incoterms®2010
- origin: Malaysia
- packing: by export standard packing
- minus 5pct for both quantity and amount are acceptable
Có nghĩa là như sau:
Sữa tắm nhãn hiệu Leivy, dưỡng ẩm gấp đôi với thành phần từ sữa dê và sữa có chứa protein
- Tổng số tiền:31.728,48 USD
- Ðiều kiện thương mại: Điều kiện CIF Cảng ICD Phưóc Long 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Xuất xứ/nguồn gốc: Malaysia
- Đóng gói: Theo tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu
- Cho phép giảm 5% đối với số lượng hàng giao và số tiền thanh toán.
9. 46A: DOCUMENTS REQUIRED – Bộ chứng từ xuất trình theo L/C
Phần này L/C sẽ ghi dựa trên bộ chứng từ mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu chuẩn bị theo hợp đồng. Đồng thời, ngân hàng cũng yêu cầu thêm một số quy định về chứng từ theo tập quán kiểm tra chứng từ ISBP.
Ví dụ: Một L/C quy định bộ chứng từ xuất trình như sau:
Bộ chứng từ yêu cầu theo L/C ( giả lập) | Diễn giải |
|
|
10. 47A: ADDITIONAL CONDITIONS – Các điều khoản bổ sung
Mục này ghi các nội dung khác mà người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nhưng chưa được ghi ở các mục khác trong L/C.
Nội dung yêu cầu | Diễn giải |
|
|
11. 48: PERIOD FOR PRESENTATION – Thời hạn xuất trình chứng từ
Thời hạn xuất trình bộ chứng từ được tinh từ thời gian người bán hoàn thành trách nhiệm giao hàng gửi tới ngân hàng phát hành L/C. Bên nhập khẩu cần bộ chứng từ sớm để thực hiện nhận hàng ở cảng đến nên thường tính toán và xác định thời hạn xuất trình chứng từ sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Nếu không quy định cụ thể thì theo điều 14c UCP 600: Ngân hàng phát hành L/C sẽ từ chối chứng từ xuất trình sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
Ví dụ:DOCUMENTS MUST BE PRESENTED WITHIN 10 DAYS AFTER SHIPMENT DATE BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT. (Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng vẫn còn trong thời hạn hiệu lực của L/C.)
IV. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán L/C
Theo anh Ngô Thọ Trung- Chuyên gia logistics có nhiều năm kinh nghiệm xuất nhập khẩu hàng hoá chia sẻ:
Với các lô hàng giá trị không cao doanh nghiệp không nên sử dụng L/C do chi phí mở L/C cao hơn các phương thức thanh toán khác như T/T hoặc nhờ thu.
- Rủi ro với người bán: Cần kiểm soát kỹ các mốc thời gian trong thanh toán L/C như: Thời gian giao hàng muộn nhất, thời gian xuất trình bộ chứng từ, hiệu lực của L/C, thời gian và nơi L/C hết hiệu lực… các vấn đề này cần được trao đổi rõ ràng.
- Kiểm tra kỹ L/C nháp được phát hành trước khi phát hành L/C chính thức, những sai xót sau khi phát hành L/C bi tính phí tu sửa L/C với chi phí dao động từ 50 usd -70 usd tuỳ theo nghiệp vụ. Ngân hàng phát hành L/C gây khó khăn khi kiểm tra bộ chứng từ xuất trình: Điều này cần có kinh nghiệm làm việc với nhà nhập khẩu một số thị trường khó tính như vậy, bộ chứng từ cần chuẩn bị thật kỹ, nhiểu trường hợp người xuất khẩu nhờ sự tham gia của ngân hàng trung gian, ngân hàng xác nhận để đảm bảo quyền lợi cho bên bán.
- Rủi ro với người mua: Với phương thức thanh toán L/C người mua mặc định uỷ thác quyền thanh toán của mình cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi thanh toán thì ngân hàng chỉ xét trên phương diện bộ chứng từ hợp lệ sẽ mặc dịnh thanh toán cho người bán. Nhiều trường hợp người mua nhận hàng phát hiện tình trạng hàng không như thoả thuận liên hệ với ngân hàng giải quyết vô hiệu.
Để quản lý rủi ro: Người mua được khuyên nên giám sát chặt chẽ quá trình đóng gói và giao nhận hàng của người bán. Ngoài ra, về phía người mua nên chủ động trao đổi với ngân hàng phương án giữ lại 1 phần giá trị đảm bảo khi nhận hàng đúng thoả thuận sẽ thanh toán phần còn lại.
Như vậy, trong bài viết này trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain đã gửi tới bạn đọc cách đọc hiểu L/C xuất nhập khẩu. Đây là kỹ năng rất quan trọng bạn cần biết để thực hiện công việc trong giao dịch ngoại thương.
Bạn đọc có thể tải về mẫu L/C để thực hành đọc hiểu 1 bản L/C tại đây
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp chị Nhungvà độc giả hiểu rõ về thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) trong hoạt động thanh toán quốc tế.
- Xem thêm kiến thức mới về: Rủi ro trong thanh toán L/C
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cách đọc hiểu nội dung L/C”.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
_____________________________________________________________
Mục lục nội dung
- 1 I. Phương thức thanh toán L/C (Letter of Credit)
- 2 II. Quy trình thanh toán L/C
- 3 2.3 Phân tích chi tiết một quy trình thanh toán L/C
- 4 III. Đọc Hiểu Nội Dung Của L/C (Letter of credit)
- 4.1 1. 40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT – Loại L/C
- 4.2 2. 31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY – Hiệu lực của L/C
- 4.3 3. 32B: CURRENCY CODE, AMOUNT – Tiền tệ và Giá trị L/C
- 4.4 4. 41D: AVAILABLE WITH … BY … – Địa điểm xuất trình chứng từ
- 4.5 5. 42C: DRAFTS AT … – Thời hạn thanh toán L/C
- 4.6 6. 42A: DRAWEE – Người bị ký phát trên Hối phiếu
- 4.7 7. 44C: LATEST DATE OF SHIPMENT – Ngày giao hàng muộn nhất
- 4.8 8. 45A: DESCRIPTION OF GOODS &/OR SERVICES – Mô tả hàng hóa
- 4.9 9. 46A: DOCUMENTS REQUIRED – Bộ chứng từ xuất trình theo L/C
- 4.10 10. 47A: ADDITIONAL CONDITIONS – Các điều khoản bổ sung
- 4.11 11. 48: PERIOD FOR PRESENTATION – Thời hạn xuất trình chứng từ
- 5 IV. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán L/C