L/C Trả Ngay (At sight L/C) và L/C Trả Chậm (Defered -UPas L/C) Là Gì, Hình Thức Nào An Toàn

50004 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
L/C trả chậm là gì

Thanh toán L/C là hình thức phổ biến trong giao dịch được doanh nghiệp sử dụng đảm bảo an toàn cho người bán.  Có 2 loại L/C trả ngay và L/C trả chậm. Bạn đọc tìm hiểu về các hình thức thanh toán L/C trả chậm đừng bỏ qua bài viết này.

Sơ bộ về phương thức thanh toán L/C

Hình thức thanh toán L/C – Letter of Credid là gì  viết tắt là L/C) là một cam kết  trả tiền bằng văn bản của người mua phát hành cho người bán thông qua tổ chức tài chính (ngân hàng) đối với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C,và các quy tắc về tín dụng chứng từ tại Điều 4 (UCP 600).

L/C trả chậm là gì
L/C trả chậm là gì

Chú giải: UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C đây là cơ sở để ràng buộc các bên liên quan trong thanhg toán LC

Hồ sơ mở L/C gồm:

+ Đơn xin mở L/C hay L/C trả chậm.

+ Các chứng từ thanh toán kèm theo như UNC.

+ Đơn xin bảo lãnh kiêm giấy nhận nợ nếu được ngân hàng nhận bảo lãnh đối với L/C có mức kí quĩ dưới 100%, hay bộ hồ sơ thế chấp tài sản…

Các Hình thức thanh toán L/C đang áp dụng

L/C Trả Ngay ( L/C at sight)

Khi mở L/C trả ngay người bán sẽ yêu cầu mở thư tin dụng không hủy ngang, theo điều kiện trong thư tín dụng này ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên tàu cho người mua hàng tại cảng xuấtt sẽ xuất trình bộ chứng từ tài chính và và chứng từ thương mại phù hợp với các yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C là có thể nhận được tiền. Người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay hoạc không ký phát đẻ yêu cầu thanh toán.

Thường khi dùng L/C trả ngay thanh toán bằng hình thức TTR thì sau 36 tiếng tiền sẽ chuyển vào tài khoản bên bán.

Hình thức này rất an toàn cho bên bán vì có thể lấy được tiền ngay khi người mua chưa nhận được hàng hoặc hàng chưa tới cảng nhập với một số tuyến dài trên 30 ngày.

L/C Trả Chậm ( gồm 2 loại Defered L/C và UPAS L/C)

  1. Defered L/C – L/C trả dần/trả chậm/trả sau

Defered L/C người bán sẽ nhận được tiền từ người mua theo từng đợt có thể 1 lần hoặc nhiều lần. Thời gian thanh toán được xác định từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng hoặc đươc tính từ khi người bán xuất trình chứng từ cho ngân hàng phát hành LC.

Đối với hình thức  Defered L/C  người bán xuất trình bộ chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng phat hành L/C để nhận được Cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định từ ngân hàng phát hành các đợt trả quy định thành 1 lần hoăc nhiều lần. Bạn nên nhớ thời gian đáo hạn L/C deferred dài hơn hiệu lức của L/C thông thường nên cần lưu ý để mở thêm thời hạn hiệu lực L/C.

  • Hình thức L/C trả chậm có lợi cho nhà nhập khẩu thì người mua có thời gian để gom tiền trả người bán (chỉ thanh toán khi đến ngày đáo hạn).
  • Đối với L/C trả chậm thì người bán cần lưu ý thời gian chỉ nên 30 ngày –tối đa 90 ngày không nên dài quá một năm.
  • Người bán thường ký phát hối phiếu trả sau trong trường hợp này và ngân hàng Mở phải ký chấp nhận hối phiếu, sau đó đáo hạn trên hối phiếu thì Ngân hàng Mở mới trả tiền
  • Để giảm thiểu rủi ro trong thanh toán L/C trả châm (deferred) sẽ yêu cầu ngân hàng uy tín xác nhận thanh toán hoắc L/C có thể chiết khấu ( mua đi bán lại ) trường hợp người bán cần tiền mà chưa tới ngày đáo hạn.

 2. UPAS L/C= Usance paid at sight = Usance L/C

UPAS L/C (Tên tiếng anh: Usance payable at sight Letter of credit) là thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay. Có nghĩ là bên xuất khẩu (người thụ hưởng) có thể được thanh toán tiền ngay bằng việc ứng vốn từ ngân hàng, còn bên nhập khẩu, lãi suất ngân hàng do người yêu cầu phát hành LC (bên nhập khẩu) chi trả. Hình thức thanh toán Upas L/C (Unsance L/C) về tính chất cơ bản cũng giống với hình thức L/C trả chậm /Deffered L/C, nhưng loại L/C upas này phát hành theo mong muốn của người bán.

Ví dụ với hình thức L/C trả chậm để bạn phân biệt về 2 hình thức L/C này: L/C trả chậm 60 ngày

Deffer L/C sau khi người bán xuất trình bộ chứng từ hợp lệ thì sau 60 ngày ngân hàng phát hành L/c sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng Thông báo (cho người bán).

UPAS L/C sau khi ngân hàng phát hành L/C nhận được chứng từ hợp lệ của người bán, thì người bán sẽ nhận được tiền trả ngay từ ngân hàng phát hành L/C ( Ngân hàng phát hành L/C ứng tiền ra trả trước cho ngân hàng thông báo để người bán nhận tiền trước), 60 ngày khi tới thời hạn đáo hạn L/C, người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng phát hành L/C (số tiền ngân hàng đã ứng trước cho người mua, và tiền lãi ngân hàng tính nữa).  Thời hạn trả chậm tối đa 12 tháng ( người nhập khẩu phải trả tiền cho ngân hàng)

UPAS L/C ai được hưởng lợi từ loại hình L/C trả chậm này

Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS các bên liên quan, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch.

– Bên nhập khẩu sẽ được mua hàng trả chậm với chi phí hợp lý. Đây cũng là giải pháp tài chính cho doanh nghiệp nếu bị hạn chế tiếp cận vốn vay bằng ngoại tệ.

– Bên xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền ngay mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào

– Người mở LC có thể hưởng lợi đôi đường: (i) thời gian trả nợ từ  90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể mua hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.

Nhiều ngân hàng đang áp dụng hình thức , UPAS L/C với mức phí cạnh tranh, khác hàng có nhu cầu sẽ tư vấn miễn phí.

– NHPH có thể hưởng lợi: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NHPH giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.

– NHĐCĐ cũng hưởng lợi thu được phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm..

Như vậy L/C trả chậm có 2 loại  Defered L/C và UPAS L/C bạn cần nhận biết đến từng phương thức này để áp dụng đúng lúc đúng trường hợp.

Nội dung về L/C trả trậm và L/C trả ngay nằm trong nội dungthanh toán quốc tế có trong khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain. Nếu bạn cần bổ sung nghiệp vụ hãy tham khảokhóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn do chuyên gia lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics trực tiếp hướng dẫn.

Trân trọng !

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Hùng says:

    Bạn giải thích rất khó hiểu. Nên giải thích 1 cách đơn giản hóa bằng các giao dịch như mua bán bình thường để người bán trà đá cũng hiểu được, không nên giải thích cao siêu phức tạp.

    4
    2
  2. Đỗ Thanh Thủy says:

    trung tâm có dạy chuyên về nghiệp vụ thanh toán quốc tế không mình cần học tại Hà Nội cho các bạn ở phòng mua hàng.

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *