L/C Tuần Hoàn (Revolving Letter of Credit) Là Gì

8741 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
L/C tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong mua bán 3 bên

Bạn đang tìm hiểu về các hình thức thanh toán L/C phổ biến hiện nay nhưng chưa biết rõ L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit là gì, khi nào cần sử dụng loại L/C này và quy trình phát hành L/C như thế nào. Tùy theo những ưu, nhược điểm của chúng mà doanh nghiệp chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Trong bài viết này VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến L/C tuần hoàn.

Bài viết về L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit) được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
L/C tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong mua bán 3 bên
L/C tuần hoàn đóng vai trò quan trọng trong mua bán 3 bên

I. L/C Tuần Hoàn (Revolving L/C) Là Gì?

L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là loại L/C không thể hủy ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hết. Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp mua bán thường xuyên với giá trị ít thay đổi, 2 bên sử dụng hình thức này nhằm giảm chi phí mở L/C và chủ động tái tục L/C tới thời hạn thanh toán. 

Khi bạn có những đối tác cần giao dịch thường xuyên để mua bán hàng hóa với chủng loại, số lượng, chất lượng,… ổn định trong 1 thời gian dài, bạn cần loại L/C mà chỉ mở L/C 1 lần nhưng sử dụng được cho nhiều lần giao hàng chính là L/C tuần hoàn. Sau mỗi chuyến hàng, khi L/C đã được thực hiện xong thì nó lại tự động có hiệu lực trở lại để thực hiện lần giao hàng tiếp theo.

Ví dụ: Tổng trị giá hợp đồng là 90,000 USD thực hiện trong 12 tháng. Để giảm thiểu chi phí phát hành LC doanh nghiệp có thể mở  L/C tuần hoàn trị giá 90,0000 VNĐ thời hạn hiệu lực là 3 tháng với điều kiện tuần hoàn 4 lần trong năm.

II. Các Loại L/C Tuần Hoàn Trong Thanh Toán Quốc Tế 

L/C tuần hoàn được phân thành 2 loại chính

  • Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy: được hiểu là nếu bên bán chưa giao đủ hàng theo quy định trên L/C trong thời hạn giao hàng, thì trong thời gian quy định tiếp theo, người bán có quyền giao hàng bằng với lượng hàng kỳ hiện tại kèm theo phần giao thiếu từ kỳ trước, tức là giao bổ sung số hàng còn thiếu.
  • Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy: Ngược lại với L/C tuần hoàn không tích lũy có nghĩa là nếu người bán giao thiếu kỳ trước thì thì sau không không được phép giao hàng vượt quá giá trị giao hàng kỳ hiện tại, dù kỳ trước đó bên bán không hoàn thành việc giao hàng theo quy định. 

III. L/C Tuần Hoàn Được Sử Dụng Trong Trường Hợp Nào?

L/C có thể thực hiện tuần hoàn theo 3 cách

  • Tự động: L/C tuần hoàn có giá trị tái tạo lệnh thanh toán tương tự như L/C trước hông cần có sự thông báo của Ngân hàng phát hành cho bên bán biết.
  • Bán tự động: Khi sử dụng xong L/C trong một thời hạn nhất định, kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết sau một số ngày nhất định mà Ngân hàng phát hành không thông báo gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.
  • Hạn chế: L/C kế tiếp mới chỉ có hiệu lực khi được đồng ý của ngân hàng phát hành từ bên người mua gửi tới người bán.

L/C tuần hoàn được sử dụng khi nào?
L/C tuần hoàn được sử dụng khi nào?

IV. Ưu, Nhược Điểm Của L/C Tuần Hoàn Cần Biết 

Ưu điểm

  • Số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp, thuận tiện hơn cho cả người bán và người mua.
  • Sau khi sử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của ngân hàng phát hành

Nhược điểm 

  • Đối với L/C tuần hoàn hạn chế thì cần thông báo của ngân hàng phát hành về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị.

Lưu ý:

  • L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hoàn, số tiền tối thiểu của mỗi lần, đồng thời phải quy định rõ L/C đó là tuần hoàn tích lũy hay không tích lũy. 
  • Đối với những giao dịch không cố định thì L/C tuần hoàn không phải lựa chọn tối ưu nếu 2 bên mua bạn chưa chắc chắn số lương mua bán của mình.
  • Thực tế hình thức mua bán này sẽ tồn tại ở đối tác có quan hệ làm việc tin tưởng lẫn nhau.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 8.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về L/C tuần hoàn (Revolving L/C) và những ưu, nhược điểm liên quan đến L/C này

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “L/C tuần hoàn là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *