L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) rất cần thiết cho người xuất khẩu

12971 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
L/C xác nhận - một trong những phương thức thanh toán quốc tế quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa

“Tôi đang cần xuất khẩu hàng hóa sang Pháp và muốn mở thư tín dụng xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) nhưng lần đầu làm tôi chưa rõ nghiệp vụ này. Nhờ trung tâm VinaTrain cho tôi hỏi L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) là gì, trách nhiệm của các bên liên quan và quy trình phát hành như thế nào? Mong được trung tâm giải đáp. Xin cảm ơn.”

Hoàng Nam – Hà Tĩnh

Cảm ơn anh Hoàng Nam đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.

Bài viết về L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

 I. Khái Niệm L/C Xác Nhận Là Gì?Thực chất L/C xác nhận là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được 1 ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng L/C. Điều này có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu, nếu như ngân hàng mở L/C đó không trả tiền được. 

L/C xác nhận để đảm bảo an toàn cho người bán
L/C xác nhận để đảm bảo an toàn cho người bán

II. L/C Xác Nhận Có Cần Thiết Cho Người Xuất Khẩu?

Ngân hàng Xác nhận có thể do người Nhập khẩu đề xuất, lúc này Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thứ ba (ở nước Nhập khẩu). Nhưng cũng có trường hợp do người Xuất khẩu chỉ định:

  • Giúp người xuất khẩu chắc chắn thu hồi được tiền do được hưởng hai bảo lãnh: một là bảo lãnh của ngân hàng phát hành và hai là bảo lãnh của ngân hàng xác nhận. Có thể nói rằng hình thức này tạo ra đảm bảo tối đa cho người thụ hưởng; 
  • Vai trò Thông báo trên thị trường thanh toán được phát huy tối đa 
  • Tạo doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng Thông báo (thông qua việc thu phí dịch vụ xác nhận).

III. Quy Trình Thực Hiện L/C Xác Nhận

Nếu ngân hàng thông báo là ngân hàng xác nhận thì sơ đồ nghiệp vụ giống như trong loại thư tín dụng không hủy ngang. 

Nếu ngân hàng thông báo và ngân hàng xác nhận là hai ngân hàng khác nhau thì có sơ đồ nghiệp vụ như sau:

Quy trình thanh toán L/C xác nhận
Quy trình thanh toán L/C xác nhận

Bước 1: Nhà nhập khẩu lập + gửi đơn đến ngân hàng phát hành của mình. 

Bước 2: Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C do nhà nhập khẩu gửi đến, ngân hàng phát hành mở L/C và gửi cho ngân hàng thông báo (2a), đồng thời điện báo cho ngân hàng xác nhận yêu cầu xác nhận L/C đó (2b). 

Trường hợp, nếu ngân hàng xác nhận và ngân hàng thông báo ở hai quốc gia khác nhau thì việc xác nhận L/C phải được thông báo qua ngân hàng xác nhận, sau đó mới chuyển qua ngân hàng thông báo ở nước người hưởng lợi. Đồng thời, trên L/C có ghi lời cam kết trả tiền của ngân hàng xác nhận trong trường hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. 

Bước 3: Ngân hàng thông báo gửi thư tín dụng cho nhà xuất khẩu (3a) và ngân hàng xác nhận cũng xác định có sự xác nhận L/C đối với nhà xuất khẩu(3b). 

Bước 4: Sau khi nhận được thư tín dụng:

  • Nếu thấy phù hợp nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng.
  • Nếu thấy chưa phù hợp nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu tu chinh L/C cho đến khi phù hợp mới giao hàng.

Bước 5: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng xác nhận xin thanh toán. 

Bước 6: Ngân hàng xác nhận kiểm tra bộ chứng từ:

  • Nếu phù hợp thì thanh toán và gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán lại (6a); 
  • Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu (6b).

Bước 7: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, thanh toán cho ngân hàng xác nhận (7a) và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu (7b). 

Bước 8: Nhà nhập khẩu nhận bộ chứng từ đi nhận hàng, đồng thời thanh toán lại cho ngân hàng phát hành. Trên thực tế khi áp dụng hình thức L/C này, ngân hàng xác nhận cũng chính là ngân hàng thông báo về với hình thức này ngân hàng xác nhận nắm được quyền kiểm soát LC, đồng thời giảm được nhiều khoản phí như thư từ điện tính…

Quy trình nghiệp vụ L/C này trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận cao hơn Ngân hàng mở L/C, cho nên Ngân hàng xác nhận có khi sẽ yêu cầu Ngân hàng mở L/C phải ký quỹ trước (có thể là 100% giá trị của L/C) và phải trả phí làm thủ tục cho Ngân hàng xác nhận sẽ mất khá nhiều.

Và người đề xuất làm L/C xác nhận sẽ chịu phí cho khoản này vì thế nếu không thực sự cần thiết bạn nên cân đối xem có cần phải mở L/C xác nhận hay không. Thông thường để hạn chế việc mở L/C xác nhận người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu mở L/C tại các ngân hàng uy vì L/C được phát hành bởi những ngân hàng này chắc chắn người bán sẽ nhận được tiền hàng nếu đảm bảo những điều khoản trong L/C.

L/C xác nhận - một trong những phương thức thanh toán quốc tế quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa
L/C xác nhận – một trong những phương thức thanh toán quốc tế quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Hoàng Nam và các độc giả hiểu rõ về L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) và quy trình thực hiện loại L/C này.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “L/C xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C) là gì?”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *