Làm gì để có thu nhập tốt sau khi học marketing?

Hiện nay, trong khi nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, thì marketing – một lĩnh vực khá mới mẻ, đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ cũng như thu hút lượng sinh viên theo học đông đảo hơn. Hôm nay, qua bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về marketing, sức hút của lĩnh vực này từ đâu mà có? Và sau khi học xong marketing thì sẽ làm gì?

1. Khái niệm về marketing

Các bạn cần phải hiểu rõ về khái niệm marketing trước khi muốn tìm hiểu về việc làm marketing sau khi học xong. Có hàng ngàn cách định nghĩa khác nhau về marketing – một thuật ngữ kinh doanh của các chuyên gia. Trên thực tế, khi các bạn đi làm tại các công ty khác nhau, các bạn sẽ có được các định nghĩa không giống nhau về marketing.

Nói một cách dễ hiểu, marketing chính là một quy trình quản lý mà thông qua đó các sản phẩm cũng như dịch vụ được chuyển từ khái niệm thành khách hàng. Quy trình này bao gồm các công việc: nhận dạng một sản phẩm, xác định nhu cầu của khách hàng, nhận định giá cho sản phẩm đó và cuối cùng là lựa chọn kênh phân phối cho sản phẩm đó. Ngoài ra, quy trình này còn gồm có xây dựng, thực hiện cũng như phát triển một dự án quảng cáo.

Nhìn chung, marketing là tập hợp các hoạt động, quá trình tổ chức với mục đích là tạo ra, trao đổi, giao tiếp và cả phân phối các sản phẩm, dịch vụ có giá trị, phục vụ cho nhu cầu của các đối tác, khách hàng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nó chính là sự tập hợp các hoạt động của một doanh nghiệp có liên quan đến sự mua bán, trao đổi và phân phối các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó. Nói một cách dễ hiểu thì chính là sự xác định nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng rồi từ đó xem xét, xác định ngân sách có thích hợp để sản xuất và phân phối các sản phẩm đó hay không.

Các bạn có thể hiểu rằng marketing chính là một lĩnh vực kinh doanh rộng lớn, bao gồm:

  • Đo lường hiệu quả.
  • Cách thức giao tiếp.
  • Thương hiệu.
  • Tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
  • Thiết kế.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Giá cả.

Mục đích chính của marketing chính là tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và giá trị của sản phẩm. Để xây dựng và có thể phát triển lâu dài, điều quan trọng nhất một công ty cần phải làm được chính là hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Sau đó, sử dụng các phương pháp khác nhau với mục đích thêm giá trị vào sản phẩm.

Maketing-la-gi
Maketing là gì

2. Làm gì sau khi học xong marketing?

Sau khi đã tìm hiểu về marketing và hiểu rõ hơn về định nghĩa của nó, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu học marketing ra sẽ làm gì? Chắc hẳn đây không chỉ là thắc mắc của hầu hết các bạn trẻ đang theo học ngành marketing mà còn là thắc mắc chung của rất nhiều bạn có hứng thú với lĩnh vực này. Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.

2.1. Tìm hiểu về vấn đề làm gì sau khi học xong marketing?

Trên thực tế, tiềm năng nghề nghiệp của ngành marketing là không giới hạn bởi đối với mọi công ty, mọi ngành nghề marketing là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng. Các bạn có thể theo dõi những dấu vết nghề nghiệp trong tiếp thị, thông qua các danh mục sau các bạn sẽ có được các cơ hội tiếp thị quý giá:

  • Nghiên cứu thị trường.
  • Quan hệ công chúng.
  • Chương trình khuyến mãi.
  • Quản lý thương hiệu.
  • Quảng cáo.

Đối với marketing, đây là một lĩnh vực có nhiều vị trí và vai trò khác nhau trong công việc, tuy nhiên các bạn không cần phải quá kinh ngạc về điều này. Bởi lẽ, marketing là một ngành bao gồm rất nhiều kiến thức, là một lĩnh vực rộng lớn, do đó để có thể theo đuổi nó, các bạn cần phải tìm hiểu và tiếp thu rất nhiều vấn đề khác nhau, do đó việc các bạn cần làm chính là tìm hiểu từng vị trí, phần mục cụ thể để có thể nắm bắt chắc chắn tất cả các công việc cũng như những tính chất cụ thể của từng vị trí công việc riêng.

2.1.1. Nghiên cứu thị trường

Trong lĩnh vực marketing thì nghiên cứu thị trường là một trong những công việc cần thiết, bởi vì những mục tiêu dự định đều có liên quan đến công việc này. Những mục tiêu dự định có thể xuất phát từ các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cá nhân. Các công ty cần phải có khả năng hiểu được thị trường trước khi muốn nắm bắt được thị trường đó. Nghiẻn cứu thị trường bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, nhu cầu về sản phẩm/ dịch vụ của họ, thói quen mua sắm và cả cách mà họ nhìn nhận chính mình với trong mối quan hệ với những người xung quanh còn lại.

Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu thị trường có thể bao gồm khảo sát các nhóm tập trung và xem xét nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng với mục đích có thể giúp cho người nghiên cứu thu thập được các dữ liệu chi tiết về thương hiệu cụ thể nào đó. Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện nhờ vào việc thuê một công ty chuyên ngành thực hiện thay công ty đó hoặc thậm chí có thể thực hiện ngay trong nhà.

Trong nghiên cứu thị trường bao gồm các vị trí sau:

  • Giám đốc nghiên cứu thị trường.
  • Nhà phân tích thị trường.
  • Giám sát nghiên cứu thị trường.
  • Quản lý nghiên cứu thị trường.

Toàn bộ các vị trí trên đều thuộc lĩnh vực marketing. Do đó nếu cảm thấy bất kì vị trí nào thích hợp với sở thích và năng lực của bản thân các bạn đều có thể thử ứng tuyển vào vị trí đó.

2.1.2. Quản lý thương hiệu

Tiếp theo là thương hiệu. Thương hiệu là một trong các yếu tố quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp, công ty cần phải có nếu muốn phát triển và tiến xa hơn, bởi lẽ đây là một yếu tố sẽ giúp cho doanh nghiệp đó định vị được tên tuổi của mình trên thị trường. Bởi thế, đây là một ví trị quan trọng, không thể thiếu và nó cũng là một trong các yếu tố thuộc lĩnh vực marketing.

Trong ngành công nghiệp sản phẩm tiêu dùng thì đây là một chức năng chính. Bởi vì các nhà quản lý thương hiệu thường chịu trách nhiệm cho một thương hiệu hoặc một gia đình thương hiệu nên họ thường được xem như một chủ doanh nghiệp nhỏ, tuy nhiên thứ mà họ tập trung vào lại chính là một bức tranh lớn. Công việc chính của những nhà quản lý thương hiệu bao gồm: xác định cơ hội tiếp thị, thấm nhuần bản chất của thương hiệu, có khả năng truyền đạt các lợi ích độc đáo của sản phẩm hay các dịch vụ một cách hiệu quả nhất có thể và vạch ra được các đối thủ cạnh tranh trong danh mục của họ.

Các nhà quản lý thương hiệu cũng có thể thông qua việc thiết lập các chương trình nghị sự, tiêu chí và cả chọn các chương trình kích thích ví dụ như công bố các lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại, mẫu mã của sản phẩm, các video và hình ảnh về sản phẩm để có thể chịu trách nhiệm hướng dẫn cho các nhóm nghiên cứu thị trường. Công việc của nhà quản lý thương hiệu chính là phân tích các dữ liệu mà nghiên cứu thị trường đã thực hiện và thống kê được để từ đó có thể xây dựng và phát triển một chiến lược tiếp thị thích hợp.

Nhờ vào chiến lược tiếp thị này, doanh nghiệp có thể kêu gọi được một chiến dịch quảng bá mới, tạo ra các sản phẩm mới hoặc có cái nhìn mới hơn về thương hiệu của doanh nghiệp đó. Cuối cùng, để có thể thực hiện và phát triển chiến lược mà các nhà quản lý thương hiệu đã xây dựng thì nhiệm vụ vủa họ chính là đảm bảo sự bố trí và thực hiện của các chức năng khác như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu, phát triển, quảng bá và cả sản xuất.

Các vị trí trong việc quản lý thương hiệu:

  • Giám đốc phát triển sản phẩm.
  • Giám đốc sản xuất.
  • Giám đốc thương hiệu.

Để có thể tạo ra được nét riêng biệt, tạo ra được dấu ấn cũng như định vị thương hiệu của một doanh nghiệp trên thị trường một cách tốt nhất thì đối với những người đảm nhận công việc, vị trí này cần phải có cái nhìn sáng tạo, vĩ mô và khác người.

Lam-gi-sau-khi-hoc-Maketing (2)
Học Maketing xong làm gì ?

2.1.3. Quảng bá

Nếu các bạn có hứng thú và muốn theo đuổi lĩnh vực quảng cáo, thật không khó để nhận ra rằng các nhà quảng cáo đều sẽ làm việc với tất cả các khía cạnh của tiếp thị từ khái niệm của chiến lược, chiến lược và phương thức tiến hành thực hiện chiến lược đó.

Để có thể đảm bảo sự giao tiếp, liên lạc giữa các bộ phận trong cơ quan hoặc thậm chí là với khách hàng thì cần thiết phải có người quản lý tài khoản. Công việc chính của họ chính là đảm bảo được sự phù hợp giữa thời gian lịch trình cũng như ngân sách cho phép với việc thực hiện chiến lược quảng cáo. Người tiêu dùng chính là đối tượng tập trung chính của các nhà hoạch định tài khoản. Công việc chính của những người này chính là nghiên cứu về mảng nhân khẩu học của các khách hàng tiềm năng. Họ có thể xác định được yếu tố thúc đẩy hành vi của họ trên thị trường bằng cách sử dụng các nghiên cứu đó.

Vị trí trong lĩnh vực quảng cáo mà các bạn có thể ứng tuyển:

  • Người mua truyền thông.
  • Quản lý quảng cáo.
  • Điều phối viên truyền thông.
  • Giám đốc bán hàng quảng cáo.
  • Giám đốc truyền thông.
  • Giám đốc điều hành tài khoản.
  • Nhà hoạch định tài khoản.

Trong lĩnh vực marketing thì đây là một công việc phổ thông do đó nó thu hút được rất nhiều nhân viên muốn làm việc tại các vị trí trên. Nguyên nhân của sự thu hút này cũng có thể là do đối với vị trí này những yêu cầu dành cho người đảm nhận không quá khó khăn như vị trí quản lý thương hiệu hay nghiên cứu thị trường.

2.1.4. Quan hệ công chúng

Nhiệm vụ chính của các nhà quan hệ công chúng là đảm bảo, quản lý sự giao tiếp với người tiêu dùng, truyền thông, công chúng cũng như nhà đầu tư, do đó những người này thường được xem như các nhà phát ngôn của công ty. Họ có thể quảng bá về hình ảnh của các sản phẩm/ dịch vụ mới, hoặc cũng có thể là thông báo cho cộng động các nhà đầu tư về kết quả tài chính, quan hệ với các đối tác kinh doanh và rất nhiều các tin tức khác của công ty thông qua việc viết thông cáo báo chí. Họ có thể sẽ dành thời gian của mình để trả lời cho các bình luận của truyền thông hoặc các yêu cầu thông tin từ các nhà báo trong trường hợp họ dựa trên quan hệ truyền thông.

Công việc cũng như trách nhiệm của vị trí quan hệ công chúng này bao gồm công khai sự thành công của các sản phẩm/ dịch vụ của công ty, mô tả công ty dưới góc nhìn tâng bốc, tạo được các tiếng vang tích cực xung quanh các hoạt động kinh doanh cũng như của bản thân doanh nghiệp và duy trì hình ảnh công khai của công ty trong một cuộc khủng hoảng.

Vị trí trong lĩnh vực quan hệ công chúng bao gồm:

  • Tư vấn PR.
  • Tài khoản điều hành.
  • Cục PR chính phủ.
  • Quan hệ truyền thông.
  • Giám đốc và phó chủ tích.

2.2. Sau khi học xong ngành marketing các sinh viên có cơ hội tìm kiếm việc làm ra sao?

Chắc hẳn hầu hết các bạn đều có chung thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp dành cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành marketing hiện nay. Cơ hội dành cho các sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam như thế nào?

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực marketing hiện nay thật sự mở rộng, nhu cầu tuyển dụng các vị trí trong lĩnh vực này thật sự rất nhiều không chỉ riêng tại Việt Nam mà trên toàn cả thế giới. Do đó, sau khi tốt nghiệp và ra trường các bạn hoàn toàn có thể yên tâm không bị thất nghiệp.

Co-hoi-nghe-nghiep-nghanh-Maketing
Nghành Maketing có dễ xin việc không?

Từ những năm 80, 90 để phát triển được công việc kinh doanh của mình, các thương nhân đã rất chú trọng đến lĩnh vực marketing đồng thời đặt nó làm nền tảng cho việc kinh doanh, tuy có tên gọi và cách thức hoạt động không giống nhau nhưng về bản chất và ý nghĩa thì hoàn toàn giống nhau. Và cho đến thời điểm hiện tại, sự phát triển của nền kinh tế tại các doanh nghiệp lĩnh vực marketing vẫn luôn giữ vai trò chủ chốt, mũi nhọn. Nhất là đối với bối cảnh kinh tế hiện nay – thời đại công nghiệp hoá, thương mại hoá, thời kỳ của sự phát triển các lĩnh vực thương mại điện tử để đảm bảo cho sự phát tiển,tồn tại cũng như sự biến hoá của các doanh nghiệp để tiến xa hơn nữa thì marketing chính là một trong các bộ phận quan trọng, không thể thiếu.

Nói tóm lại, cơ hội việc làm cho lĩnh vực marketing là không thiếu, ngược lại luôn luôn rộng mở bởi lẽ đây đang là lĩnh vực rất phát triển và cũng là mũi nhọn của các doanh nghiệp giúp nó phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường hiện nay. Do đó, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp trong lĩnh vực này tại các công ty, doanh nghiệp trên khắp cả nước.

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *