Làm Khai Báo Hải Quan Cần Học Những Gì, Cập Nhật Chi Tiết

3804 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

Làm khai báo hải quan cần học những gì, là thắc mắc được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về công việc này. Với người mới bắt đầu, trước khi tiếp nhận công việc bạn cần hiểu được phạm vi công việc và những kỹ năng cần có để có thể làm tốt nhất. Vậy người mới bắt đầu, người đi làm cần chuyển đổi nghề muốn làm khai báo hải quan cần học nhứng gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây

Làm khai báo hải quan cần học những gì
Làm khai báo hải quan cần học những gì

I. Công việc của nhân viên khai báo hải quan

Trước khi tìm hiểu làm khai báo cần học những gì, bạn nên nắm được công việc của nhân viên khai báo hải quan gồm những gì?

Công việc của nhân viên khai báo hải quan
Công việc của nhân viên khai báo hải quan

Dưới đây là các công việc quan trọng và cơ bản nhất của một nhân viên khai báo hải quan phải làm mà Vinatrain tổng hợp lại một cách ngắn gọn, xúc tích nhất:

  • Tư vấn thủ tục hải quan
  • Kiểm tra bộ chứng từ hoàn thiện cho lô hàng xuất nhập khẩu tư vấn khách hàng theo đúng luật, quy định : thuế suất, HS Code, thủ tục theo thông tư, nghị định chuyên ngành
  • Truyền tờ khai hải quan trên phần mềm VNACCS
  • Làm thủ tục thông quan các chi cục, thủ tục kiểm tra chuyên ngành khác (Nếu có). Theo dõi tiến trình và cập nhật tình trạng hàng hóa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
  • Lưu trữ chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan
  • Cập nhật các thay đổi về quy trình, yêu cầu mới từ hãng vận chuyển,cảng vụ, các cơ quan liên quan
  • Thay mặt Công ty để xử lý các công việc phát sinh tại cửa khẩu hải quan làm việc với giao nhận , đơn vị vận tải, xử lý các công việc có liên quan.
  • Làm giấy phép nhập khẩu hàng hóa, các chứng từ thủ tục liên quan đến kiểm tra chuyên ngành hàng: XNK, kiểm dich thủy sản , thực vật, kiểm tra văn hóa, kiểm tra chất lượng, biết làm hàng sản xuất- xuất khẩu..
  • Các công việc khác theo phân công của trưởng bộ phận.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên khai báo hải quan rất nhiều. Bạn có thể làm việc tại các công ty dịch vụ logistics hoặc các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với vị trí nhân viên phòng xuất nhập khẩu.

II. Làm khai báo hải quan cần học những gì?

Người đi làm cần chuyển đổi nghề, người mới bắt đầu muốn làm khai báo hải quan cần học gi? Để làm được công việc khai báo hải quan điện tử bạn cần học kiến thức và cả kỹ năng khai báo để đáp ứng phù hợp với yêu cầu công việc.

1. Kiến thức cần học để làm được khai báo hải quan

Làm khai báo hải quan cần học những gì
Làm khai báo hải quan cần học những gì

Với người mới bắt đầu VinaTrain sẽ gợi ý giúp bạn lộ trình học để làm khai báo hải quan từ cơ bản đến chuyên sâu.

  • Mức độ cơ bản: tức là giúp bạn có thể hiểu và thao tác được những loại hình khai xuất, nhập kinh doanh thông thường chiếm hơn 70% tổng sản lượng tờ khai xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu.
  • Mức độ chuyên sâu: Bạn sẽ học mở rộng những loại hình khai báo mới phức tạp hơn như: xuất nhập khâu tại chỗ, loại hình gia công, chế xuất

Để lên được tờ khai hải quan chính xác bạn bạn cần nắm được những kiến thức căn bản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gồm:

  • Kiến thức về ngoại thương: Hiểu về các điều kiện giao nhận trong incoterm, các điều kiện mua bán theo incoterm thường được sử dụng và cách thể hiện của những điều kiện này trên chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói hàng hóa…. cách khai báo các điều kiện incoterm trên tờ khai xuất nhập khẩu.
  • Kiến thức về thanh toán quốc tế: Trong khai báo hải quan bạn sẽ phải xác định hình thức thanh toán thể hiện trên tờ khai, vì vậy cần hiểu về những hình thức thanh toán thường dùng, cách lấy thông tin về phương thức thanh toán này trên chứng từ: INV, Sale contract…
  • Kiến thức về Hs code và thuế xuất nhập khẩu: Đây là phần rất quan trọng, khai báo hải quan dựa trên bộ chứng từ bạn cần xác định các tiêu chí cần chuyên đổi trên tờ khai như: Từ tên hàng phải tra được đúng mã hscode của sản phẩm để khai báo và xác định các mức thuế xuất nhập khẩu phù hợp, từ điều kiện mua bán trên hóa đơn xác định đúng trị giá hải quan của mặt hàng, giá trị, đơn giá, đồng tiền thanh toán bổ sung các khoản điều chỉnh cộng, trừ nếu có để xác định đúng trị giá tính thuế.
  • Hiểu được thủ tục thủ tục hải quan cơ bản áp dụng với từng loại hình: Các kiến thức bạn cần biết như ai là người lên tờ khai hải qua, thời hạn khai báo, nơi đăng ký tờ khai hải quan, các kiến thức về phân luồng tờ khai, kiểm hóa, thanh lý tờ khai, sửa tờ khai, mang hàng về kho bảo quản. Những thủ tục  hải quan áp dụng với hàng thường gặp như: Hàng kinh doanh, hàng phi mâu dịch, hàng quá tcarnh, hàng tạm nhập tái xuất, hàng xuất nhập khẩu tại chỗ.
  • Kỹ năng đọc hiểu và phân tích tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất nhập khẩu: Đây là điều bắt buộc phải biết khi nhận bộ chứng từ khai báo người khai báo hải quan cần phân biệt được tính hợp lệ của từng loại chứng từ  để khai thác thông tin như: Vận đơn vận tải (bill of lading); hóa đơn thương mại (Commercial invoice); phiếu đóng gói hàng hóa (packing list); Hợp đồng ngoại thương (sale contract)…
  • Hiểu về chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu áp dụng với từng mặt hàng: Các loại giấy phép áp dụng với từng loại mặt hàng như: Giấy chứng nhận Hun Trùng Certificate of Phytosanitary – Giấy chứng nhận Thực vật (xuất, nhập) Health Cert, Nutrition Cert… Certificate of Insurance – Giấy chứng nhận Bảo hiểm Giấy phép xuất khẩu, (và nhập khẩu) một số mặt hàng Một số chứng từ đặc thù của nông sản, thủy sản… cách  đính kèm các chứng từ này trên bộ trong khai báo.
  • Kiến thức về C/O: Các loại form C/O, Form nào là dùng cho thị trường nào? Cách kiểm tra tính hợp lệ của form C/O
  • Ngoài ra bạn cần cập nhật thêm về chính sách quản lý nhà nước với hàng hóa xuất nhập khẩu, danh mục mã cảng, kho và chi cục hải quan tiếp nhận làm thủ tục hải quan.
  • Kiến thức liên quan tới vận tải: Các loại hình vận tải  xuất khẩu, nhập khẩu FCL, LCL tại các cảng biển, sân bay, ICD… thể hiện trên vận đơn để khai báo đúng với mã loại hình.

Ngoài kiến thức cần học đã nêu ở trên để làm được khai báo hải quan bạn cần rèn luyện tính cần thiết trong công việc.

2. Kỹ năng cần có để làm khai báo hải quan

  • Cẩn thận tỉ mỉ: Các chứng từ xuất nhập khẩu bạn nhận được rất nhiều sẽ đi kèm với yêu cầu xử lý tài liệu rất lớn nếu không biết cách xắp xếp chứng từ, cận thận tỉ lệ khai thác sai thông tin sẽ khó tránh khỏi, lúc này mức phạt áp dụng sẽ rất lớn. Nhiều người bỏ nghề vì tính nhanh ẩu khi khai báo hải quan
  • Tư duy logic: Khi nhận chứng từ để khai báo không phải chỉ nhìn vào số liệu và nhập trên phần mềm mà nhân viên khai báo cần có tư duy logics để biết nên lấy và xử lý thông tin như thế nào hiệu quả. Như việc xác định trị giá hải quan, cách khai tên hàng…
  • Thành thạo tin học văn phòng, phần mềm liên quan: Bạn sẽ cần có kỹ năng tốt về các công cụ văn phòng như Excel, Word, v.v., bởi bạn sẽ cần làm các chứng từ, hợp đồng thông qua phần mềm này cũng như hệ thống nội bộ của doanh nghiệp tương tự.
  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp: Đây là điều cần thiết bạn sẽ phải biết các lên kế hoạch cho công việc, tổ chức sắp xếp và lưu giữ chứng từ một cách khoa học, tránh thất lạc chứng từ hoặc khi cần không tìm được.

3. Mức lương của nhân viên khai báo hải quan trên thị trường hiện nay

Theo quan sát trên thị trường việc làm, thu nhập của một nhân viên xuất nhập khẩu vị trí khai báo hải quan sẽ được trả theo kinh nghiệm và năng lực của họ, trung bình từ 8 -10 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là mức tham khảo, chi tiết bạn nên tham khảo tin tuyển dụng việc làm, thực tế lương nhân viên khai báo sẽ phụ thuộc vào: Khu vực làm việc, quy mô doanh nghiệp, yêu cầu với vị trí làm việc, kinh nghiệm và năng lực của ứng viên, trung bình lương nhân viên khai báo hải quan có thể chia thành các mức sau:

  • Đối với các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm: Mức lương thường dao động từ 5.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm: Mức lương thường dao động từ 8.500.000 – 14.000.000 đồng/tháng.
  • Đối với các cấp bậc quản lý: Mức lương có thể cao gấp 2 hoặc gấp 3 so với vị trí nhân viên.

Ngoài ra, nhân viên khai báo hải quan có nghiệp vụ tốt sẽ làm các dịch vụ khai thuê hải quan được nhận phí theo tờ khai hải quan đây cũng là một nguồn thu nhập thứ 2 rất tốt.

III. Học khai báo hải quan điện tử có khó không, mất nhiều thời gian không?

Trung bình tại VinaTrain các bạn học viên là người mới bắt đầu sẽ biết lên tờ khai hải quan sau 10 buổi học, khoảng 3 tuần. Nếu bạn tự học không có người hướng dẫn thời gian này sẽ mất thời gian nhiều hơn và không có lộ trình học hiệu quả, thiếu tài liệu.

Như vậy, với người mới bắt đầu để biết khai báo hải quan bạn sẽ không mất nhiều thời gian nếu được hướng dẫn hãy cân nhắc việc tự học và đăng ký 1 khóa nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để rút ngắn thời gian tiếp cận với công việc.

Tại VinaTrain chúng tôi có lộ trình đào tạo khai báo hải quan điện tử cho người mới bắt đầu gồm:

Khóa học khai báo hải quan tại VinaTrain cam kết dạy nghề thực tế
Khóa học khai báo hải quan tại VinaTrain cam kết dạy nghề thực tế

1. Giới thiệu về khóa học khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain 

Phần 1: KIẾN THỨC TỔNG QUAN (5 Buổi)

Bài 1: Kiến thức incoterm & thanh toán quốc tế (2 buổi)

  • Kiến thức tổng quan về incoterm
  • Các điều kiện inocterm trong giao dịch thương mại quốc tế
  • Tìm các điều khoản cơ bản trong inctoerm: FOB: Free on board – Giao trên tàu  -CFR: Cost & Freight – Tiền hàng và cước phí – CIF: Cost, Insurance & Freight  – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí – DAT: Delivery at terminal: giao hàng tại bến
  • Cách khai báo các điều kiện ict trên phần mềm Ecus

Bài 2: Thuế xuất – kiến thức tổng quan (2 Buổi)

  • Thực hành tra cứu HS Code:Tổng quan về 06 quy tắc áp mã HS cách tra hs code nhanh
  • Xác định trị giá hải quan trên chứng từ khai báo:Trị giá giao dịch của hàng cùng loại, hàng tương tự qua các phương pháp xác định trị giá hải quan
  • Tìm hiểu các loại thuế xuất nhập khẩu, tính thuế giá trị gia tăng hàng xuất nhập khẩu

Bài 3: Hướng dẫn đọc hiểu bộ chứng từ khai báo hải quan (1 buổi)

  • Nắm được quy định về bảng mã loại hình áp dụng theo QĐ 1357/QĐ-BTC
  • Ôn tập tổng quát về lý thuyết khai báo hải quan: thời điểm khai báo, các quy định về khai báo với hàng xuất, nhập khẩu
  • Phân biệt các khái niệm dễ nhầm lẫn: Hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu…
  • Cập nhật thông tin mới nhất về quy định xử phạt trong khai báo hải quan.
  • Hướng dẫn nhận diện các tiêu chí trên phần mềm khai báo
  • Đọc hiểu  mặt tờ khai cơ bản

Phần 2: THỰC HÀNH KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN PHẦN MỀM VNACCS/ECUS (5 buổi)

Bài 1: Tổng quan về khai báo hải quan điện tử (1 Buổi)

  • Pháp luật hải quan quy định về khai báo hải quan điện từ: Căn cứ pháp lý, các trường hợp phải khai báo hải quan, thời điểm khai báo, hình thức khai báo…
  • Làm quen với phần mềm khai báo hải quan điện tử
  • Hướng dẫn đọc hiểu các tiêu chí trên tờ khai hải quan điện tử
  • Nguyên tắc khai báo hải quan cần biết
  • Các bảng mã loại hình trong khai báo hải quan: bảng mã chi cục hải quan, bảng mã nước…

Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDA)  

  • Bước 1: Nhập thông tin chung của tờ khai tại tab “Thông tin chung”
  • Bước 2 : Khai trước thông tin tờ khai (IDA)
  • Bước 3: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (IDC)
  • Bước 4 : In tờ khai và các chứng từ khác
  • Bước 5: Sửa tờ khai đã đăng ký

Đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDA)

  • Bước 1: Nhập chi tiết từng dòng hàng theo các tiêu chí đầy đủ của VNACCS
  • Bước 2 : Khai trước thông tin tờ khai (EDA)
  • Bước 3: Đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan (EDC)
  • Bước 4: In tờ khai và các chứng từ khác
  • Bước 5: Sửa tờ khai đã đăng ký

Bài 2: Khai báo hải quan điện tử với loại hình kinh doanh (2 Buổi)

Buổi 1: Hướng dẫn khai báo xuất kinh doanh 

  • Nhận diện các mã loại hình của hàng xuất kinh doanh (B11; B13)
  • Khai tờ khai xuất kinh doanh đường biển đi Container
  • Hướng dẫn khai xuất kinh doanh với hàng air và hàng đường bộ
  • Những lưu ý cần biết với hàng kinh doanh với từng loại hình vận chuyển

 Buổi 2: Hướng dẫn khai báo hàng nhập kinh doanh 

  • Khai báo hàng nhập kinh doanh với các mã loại hình cơ bản (A11; A12; A41)
  • Khai báo hải quan trên tờ khai xuất xuất Sea LCL, tờ khai hàng Air.
  • Hướng dẫn khai nhập kinh doanh với hàng  bộ đường hàng không .
  • Những lưu ý cần biết với hàng kinh doanh với từng loại hình vận chuyển

Bài 3:  Khai báo hải quan với hàng phi mậu dịch (1 Buổi)

Quy trình, thực hành khai báo tờ khai phi mậu dịch hàng xuất khẩu và nhập khẩu với loại hình (H11; H21; B13)

  • Nhận diện đặc điểm về hàng phi mậu dịch, các trường hợp khai báo thuộc loại hình này
  • Các mã loại hình thể hiện xuất, nhập phi mâu dịch (H11, H21, B13)
  • Hướng dẫn khai báo các trường hợp nhập hàng mẫu trả tiền và không trả tiền
  • Thực hành trên bộ chứng từ cơ bản
  • Những lưu ý cần biết khi khai báo hàng phi mậu dịch

Bài 4: Tổng hợp kiến thức cần nắm được sau khai báo (1 Buổi)

  • Hướng dẫn in mã vạch tờ khai qua khu vực khải quan giám sát
  • Hướng dẫn các trường hợp sửa tờ khai đơn giản trên AMA.
  • Thủ tục sửa và hủy tờ khai trên dịch vụ công (cus.customs.gov.vn) và trên phầm mềm khi chưa thông quan
  • Giải đáp cuối học phần tư vấn nghiệp vụ theo yêu cầu của học viên

2. Cam kết đào tạo khai báo hải quan 

  • Học viên tại trung tâm được hỗ trợ học lại trong vòng 01 năm sau tốt nghiệp chỉ mất duy nhất 200.000 VNĐ phí quản lý đào tạo, lệ phí không phát sinh thêm.
  • Học viên nghỉ học được học bù lại buổi đã nghỉ.
  • Chứng chỉ tốt nghiệp cuối khóa học do VinaTrain cấp có giá trị được công nhận bởi các doanh nghiệp.
  • 100% giảng viên tâm huyết, có kinh nghiệm làm việc thực tế, phân lớp theo chuyên đề, luôn hỗ trợ học viên trong và sau khi hoàn thiện khóa học.
  • Hiện tại khóa học Khai Báo Hải Quan cho người mới bắt đầu tại VinaTrain đang áp dụng 3 hình thức đào tạo: (1) Đào tạo trực tiếp tại Hà Nội  (2) Đào tạo trực tiếp tại Hồ Chí Minh (3) Các lớp học Khai báo hải quan online học trực tuyến cùng giảng viên.
  • Cam kết không phát sinh thêm chi phí trong quá trình học đến khi nhận chứng chỉ.

3 Cảm nhận của học viên sau khóa học khai báo hải quan tại VinaTrain 

The Anh Lee:

Tôi chuyên kinh doanh phân phối phụ kiện điện thoại muốn tìm khóa học Khai bảo hải quan cho người mới để tự làm các thủ tục thông quan. Học xong khóa học Vinatrain cơ bản tôi cũng nắm đươc 70% như vậy cũng cảm thấy rất hài lòng, Nếu tìm hiểu thêm về tài liệu sẽ tốt hơn

Nguyễn Hà:

Em là sinh viên mới ra trường ạ nhưng em học luật quốc tế muốn tham khảo thêm khóa học khai báo hải quan cho người mới để có thể làm công việc theo đúng đam mê của mình. Vinatrain học hỗ trợ sau khóa học và các Anh.chị tư vấn rất nhiệt tình điều đặc biệt em có thể lên được tờ khai ngay từ buổi 5 luôn. 

Bảo Quang:

Tôi mở công ty chuyên hàng may mặc quy mô nhỏ tuy không trực tiếp vì hiện tại tôi đang thuê dịch vụ bên ngoài, tôi muốn học khóa khai báo hải quan cho người mới để trực tiếp quản lý cũng nhưng hướng dẫn nhân viên của mình làm luôn. Tôi rất cảm ơn trung tâm còn chia sẻ một số vấn đề mà chỉ trong ngành mới biết.

Kết luận: Như vậy bạn đã biết được lộ trình nếu muốn làm khai báo hải quan cần học những gì trong bài viết này. Hy vọng những chia sẻ do trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain gửi tới bạn đọc sẽ là nguồn tư liệu giúp bạn định hướng rõ hơn phương pháp học tập hiệu quả cho mình.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Hoàng Khải says:

    tôi làm trái ngành, muốn học khai báo hải quan tại trung tâm nếu đăng ký lớp học này xong tôi có thể truyền tờ khai hải quan được rồi đúng không, nhờ trung tâm tư vấn, tôi mới bắt đầu nhận công việc này từ hôm nay nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu cả 🙁

    4
    0
  2. Khánh Hòa says:

    vậy có cần bắt buộc học phần incoterm không vì mình có căn bản rồi chỉ chưa làm khai báo hải quan do công ty có bộ phận riêng nhưng vẫn muốn học thêm vì cũng “sợ bị đào thải” tuổi 30 😅

    3
    0
    • Huyền says:

      cũng đang quan tâm tới vấn cái này vì cũng đang mân mê trong đống này để tìm xem học cái gì trước 😆

      2
      0
  3. Nguyễn Thanh says:

    cũng đang quan tâm tới nội dung này vì cũng có nhu cầu chuyển ngành sang làm khai báo hải quan, để mình tham khảo thêm rồi liên hệ trung tâm sau nhé. cảm ơn vì bài viết

    2
    0
  4. Mai Linh says:

    em thấy nội dung ngành này bên mình có các khóa như này thì mình học tất hay sao ạ học học khóa khai báo hải quan thôi

    2
    0
    • Tư vấn viên Vinatrain says:

      Cảm ơn bạn Mai Linh đã quan tâm tới nội dung làm khai báo hải quan cần học những gì. Để được tư vấn chi tiết về khóa học và lộ trình học hiệu quả bạn vui lòng liên hệ hotline/zalo 0964.237.168/0931.705.774 để được hướng dẫn bạn nhé.

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *