Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Ở Vị Trí Đầu Tiên

2263 lượt xem Kiến Thức SEO

Chắc hẳn ai trong chúng ta khi làm SEO đều hy vọng có thể đưa website tiếp cận thật nhiều người đọc cũng như đáp ứng được hết các nhu cầu của người dùng. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn quy trình giúp cho website của bạn có lượt tìm kiếm cao nhất có thể.

Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Ở Vị Trí Đầu Tiên
Làm Sao Để Website Được Tìm Thấy Trên Google Ở Vị Trí Đầu Tiên

Nhắm đối tượng mục tiêu

Trong hầu hết các khoá học hoặc các tài liệu liên quan đến làm SEO đều sẽ hướng dẫn mọi người thực hiện xác định từ khoá là việc đầu tiên khi viết bài

Để thực hiện việc đó thì người viết bài sẽ phải lựa chọn các từ khoá có tỉ lệ cạnh tranh thấp nhưng vẫn phải đảm bảo nhận được lượng truy cập cao. Sau đó sẽ sắp xếp các từ khoá đó vào bài viết với mật độ thích hớp nhất.

Bởi vậy, có rất nhiều người làm SEO đều nghĩ rằng google sẽ thích bài viết của họ hơn nếu họ đưa thật nhiều từ khoá vào bài viết. Thực tế thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi vì nhằm thao túng xếp hạng của một trang web trong kết quả tìm kiếm google sẽ tiến hành trừng phạt các bài viết có mật độ từ khoá quá cao trong nội dung.

Mật độ từ khoá mà chúng tôi khuyến nghị các bạn sử dụng là từ 0,5 – 2,5% đối với các trường hợp sử dụng Yoast SEO, không nên nhồi nhét thêm quá nhiều.

Một báo cáo về nghiên cứu các yếu tố xếp hạng ( được thực hiện bởi SEMrush năm 2017) cho thấy rằng, các yếu tố có liên quan đến từ khoá sẽ bị đẩy xuống xếp sau các yếu tố mức độ sâu sắc của nội dung ( content lenghth), trải nghiệm người dùng ( time on site, pages per session, bounce rate) và các yếu tố liên quan đến độ tín nhiệm ( direct website visits, backlinks, HTTPS).

Như chúng ta đã biết, khi gặp một vấn đề nào đó mà cần thiết phải tìm được giải pháp giải quyết thì mọi người sẽ tìm đến google search. Do đó, trước khi viết bài bạn cần xác định chủ thể mà bài viết hướng đến, những đặc điểm của chủ thể đó cũng như nhu cầu mà họ cần.

Nói một cách dễ hiểu hơn chính là trước khi xây dựng nội dung các bạn cần phải tìm hiểu độc giả của mình. Việc bạn xác định chủ đề phù hợp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xác định chủ thể.

Xác định chủ đề phù hợp

Mỗi ngành nghề và lĩnh vực đều có rất nhiều loại kiến thức cũng như nội dung. Sẽ thực sự khó khăn và quan trọng để có thể lựa chọn được chủ đề mà các độc giả cần thiết cũng như nhận được sự đón nhận từ độc giả.

Ví dụ như khi các bạn tổ chức một sự kiện cho một nhóm đối tượng nào đó mà các bạn lại không xây dựng được chủ đề thu hút và tạo được ấn tượng cho độc giả thì các bạn sẽ chẳng tiêu thụ được vé nào. Cũng tương tự vậy, khi bạn thực hiện viết một blog, bài viết của bạn sẽ chẳng thu hút được độc giả nếu lựa chọn chủ đề không thích hợp.

Nếu lựa chọn được chủ đề thích hợp, các bạn có thể xây dựng được một tiêu đề thu hút người đọc và độc đáo. Nghiên cứu từ khoá cũng như hiểu ý định tìm kiếm

Hiểu được ý định của người tìm kiếm

Việc nghiên cứu từ khoá có thể thật sự rất quan trọng, tuy nhiên bạn không nên dành quá nhiều thời gian cho nó. Bởi vì thay vì nhặt từng từ khoá thì bạn nên dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu ý định của người dùng.

Trước đây, việc làm SEO sử dụng các thao tác những khía cạnh về kỹ thuật của các công cụ tìm kiếm nhằm tập trung vào việc “ chơi game hệ thống”. Nhưng hiện nay, SEO chính là sự kết hợp giữa công nghệ và nhu cầu của người sử dụng với sự năng động của nghệ thuật và khoa học.

Chúng ta không thể nào đoán mò để xác định được ý định của người dùng. Mọi thứ đều phải dựa trên các dữ liệu thực tế, hành trình của khách hàng cũng như các yếu tố tâm lý học nhằm tối ưu hoá.

Gồm có 3 loại từ khoá chính: từ khóa nghiên cứu – research keyword, từ khóa điều hướng – navigation keyword và từ khóa chuyển đổi – conversion keyword.

Từ khóa nghiên cứu – research keyword: Là loại từ khoá được sử dụng với mục đích tìm hiểu điều gì đó như cách thực, khái niệm hoặc thông tin, tìm kiếm để giải đáp các câu hỏi,…

Khi người dùng sử dụng từ khoá tìm kiếm, ta có thể xác định được rằng người dùng đang tìm kiếm và thu thập các thông tin liên quan đến một vấn đề cụ thể nào đó.

Ví dụ: thế nào là digital marketing, digital marketing bao gồm những gì,…

Từ khóa điều hướng – navigation keyword: Là loại từ khoá được sử dụng với mục đích tìm kiếm thông tin nào đó liên quan đến trang web hoặc các thương hiệu cụ thể.

Khi người dùng sử dụng từ khoá điều hướng, chúng ta có thể xác định được người dùng đang cần thông tin hay đang quan tâm về một công ty, thương hiệu, website cụ thể nào đó.

Ví dụ: cổng thông tin điện từ của bộ dông thương, địa chỉ của vinalink,…

Từ khóa chuyển đổi – conversion keyword: Là loại từ khoá được sử dụng với mục đích mua thứ gì đó hoặc có ý định giao dịch.

Khi người dùng sử dụng các truy vấn từ khoá chuyển đổi có thể giúp ta xác định rằng người dùng đang quan tâm đến một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó hoặc người dùng đang ở trạng thái sẵn sàng mua sắm.

Ví dụ: mua hosting giá rẻ, báo giá quảng cáo trên truyền hình,…

Nếu muốn chuyển đổi một nội dung nào đó, các bạn nên sử dụng linh hoạt và có sự kết hợp giữa từ khoá chuyển đổi với từ khoá tìm kiếm.

Từ việc đáp ứng được các nhu cầu mà người tìm kiếm cần sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thời gian trên trang web, tỉ lệ thoát thấp hơn, chuyển đổi cao hơn và lưu lượng truy cập cũng cao hơn, bên cạnh đó các yếu tố trên cũng là các yếu tố được đánh giá cao về lưu lượng của người dùng.

Thay vì chỉ quan tâm đến các từ khoá, khi bạn hiểu rõ được ý định của khách hàng bạn sẽ dễ dàng nhắm mục tiêu khách hàng hơn.
Nghiên cứu các từ khoá

Có rất nhiều loại công cụ có thể được sử dụng để nghiên cứu từ khoá. Nếu bạn có đủ thời gian cũng như chi phí để sử dụng các công cụ trả phí thì sẽ tuyệt hơn. Còn đối với những ai không có quá nhiều thời gian thì cách tốt nhất các bạn có tểh lựa chọn chính là sử dụng google.

Google có thể giúp bạn tạo ra được các nội dung hay nhất, bởi vì trên thực tế google luôn luôn muốn mang đến cho người đọc những kết quả tốt nhất. Có ba phương thức phổ biến và thường được lựa chọn khi sử dụng google để nghiên cứu từ khoá chính là: Tự động đề xuất, Tìm kiếm có liên quan và Mọi người cũng tìm kiếm.

Tự động đề xuất: Sau khi các bạn đã điền một số từ khoá vào thanh công cụ tìm kiếm, google sẽ tự động điền các từ khoá đề xuất tiếp theo mà nó cho rằng có thể đó là thứ mà bạn cần tìm kiếm.

Từ khoá có liên quan: Sau khi đã điền hoàn tất từ khoá và ấn enter, sẽ xuất hiện các kết quả cho tìm kiếm đó. Tiếp theo, bạn chỉ cần kéo cuộn xuống cuối trang sẽ thấy sự xuất hiện của các tìm kiếm có liên quan tại đây.

Mọi người cũng tìm kiếm: Google có thể sẽ cung cấp cho các bạn phần mọi người cũng hỏi hoặc mọi người cũng tìm kiếm đối với một số truy vấn.

Sau khi đã sử dụng cả 3 phương thức nghiên cứu từ khoá trên, để có thể lựa chọn, xác định được từ khoá phù hợp nhất với nội dung bài viết mà các bạn muốn truyền tải đến người đọc, các bạn nên tổng hợp lại chúng và phân loại để lựa chọn.

Xây dựng mục lục nội dung của bài viết

Sau khi đã hoàn thành 2 bước trên, tức đã nhắm được đối tượng mà bài viết hướng đến cũng như xác định được chủ đề của bài viết thì tiếp theo các bạn nên tiến hành xây dựng mục lục nội dung của bài viết.

Nói một cách dễ hiểu thì việc này được thực hiện bằng cách phác thảo ra sườn các nội dung chính để từ đó có thể có cái nhìn tổng quan nhất về nội dung chính của bài viết.

Ở bước này, các bạn cần phải xác định và phân biệt các ý chính, các ý phụ, cũng tương tự với các thẻ H ( H2 – H6).

Bên cạnh đó, việc đưa mục lục nội dung vào bài viết khi trình bày là rất cần thiết, bởi nó có thể mang lại các lợi ích bao gồm:

Giúp cho người dùng có thể có được cái nhìn tổng quát nhất về nội dung bài viết, bên cạnh đó việc tìm kiếm nội dung mà người dùng muốn đọc cũng trở nên dễ dàng hơn.

Về mặt tối ưu hoá các công cụ tìm kiếm, việc đưa mục lục vào bài viết có thể giúp cho google hiểu rõ bài viết của bạn hơn. Đồng thời nó còn có thể hiện thị thêm các liên kết tới website.

Triển khai nội dung của bài viết

Sau tiêu đề, để có thể thu hút người đọc bạn nên làm gì tiếp theo? Dưới đây là 3 bước bạn cần thực hiện sau tiêu dề nhằm tạo sự hứng thú cho người đọc:

– Mở bài: Chắc hằn ai trong chúng ta cũng biết phần mở bài của một bài văn là phần quan trọng nhất, nó chiếm tới 30% tổng số điểm của một bài văn.

Vậy có ai trong chúng ta đã từng thắc mắc vì sao nó lại quan trọng như vậy chưa?

Bởi vì đây chính là phần tạo ấn tượng, hứng thú cũng như thu hút được người đọc.

Thông thường có 2 cách để viết một mở bài chính là mở bài gián tiếp và mở bài trực tiếp.

Mở bài trực tiếp: Đây là hình thức mở bài bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề, tức là ở phần mở bài các bạn sẽ đưa ra các luận điểm hoặc các nội dung chính mà mình muốn truyền đạt. Đây là phương thức mở bài ngắn gọn và tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho việc suy nghĩ thông thường. Tuy nhiên nhược điểm có nó chính là khô khan và thiếu hấp dẫn đối với độc giả dù cho nó rất dễ tiếp cận.

Mở bài gián tiếp: Nếu lựa chọn hình thức này, các bạn cần trau chuốt các câu từ cũng như viết khá dài dòng do đó nó tốn khá nhiều thời gian để suy nghĩ. Đôi khi, trước khi đi vào các nội dung chính hay các luận điểm các bạn cần phải đưa ra một số luận cứ trước đó. Hiệu quả mà phương thức mở bài gián tiếp mang lại là khá lớn tuy vậy việc thực hiện nó cũng rất khó khăn.

– Thân bài: Đây chính là phần mà các bạn nên dành nhiều tâm huyết cũng như thời gian nhất.

Nếu ở bước 4 các bạn xây dựng được mục lục nội dung bài viết thì ở phần thân bài các bạn chỉ cần dựa vào đó để triển khai chi tiết các nội dung chính.

Và một điều mà các bạn cần lưu ý chính là nên dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu trước khi tiến hành viết phần thân bài, bởi việc này có thể giúp các bạn có được cơ hội học tập, hoàn thiện và bổ sung các kiến thức còn thiếu.

Có khả năng tiếp cận được với rất nhiều luận cứ có sức thuyết phục cũng như dễ đang hơn trong việc đưa thêm các liên kết từ bên ngoài vào. Nhằm giúp cho các độc giả có thể nắm vững được những nội dung mà bạn muốn truyền đạt, bạn nên trình bày nội dung đi từng bước hoặc đi từ những nội dung khái quát, tổng thể đến các chi tiết.

Kết luận: Có lẽ trong toàn bộ bài viết, đây là phần dễ dàng và đơn giản nhất. Tại phần này, các bạn sẽ sử dụng các câu văn ngắn gọn, súc tích để tóm tắt các nội dung chính của bài mà các bạn vừa trình bày ở phần thân bài. Bởi vì có thể trong một số trường hợp, độc giả cảm thấy bài viết của bạn quá dài, nhưng khi kéo xuống đến phần kết luận họ lại tìm thấy được nhữn thông tin mà mình cần từ đó sẽ đọc lại bài viết của bạn.

Theo như báo cáo từ một nghiên cứu được thực hiện bởi backlinko cho thấy rằng, thay vì các bài viết ngắn gọn, thiếu chi tiết thì các nội dung chứa nhiều từ có khả năng thích hợp hơn trong thuật toán. Những bài viết nên có độc dài từ 2000 – 6000 từ để có thể đảm bảo được sự cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin đáp ứng được hết các nhu cầu của độc giả.

Kiểm tra nội dung của bài viết

Trước và sau khi hoàn thành bài viết các bạn nên tiến hành kiếm tra mỗi một nội dung trong bài viết. Trong đó cần chú trọng kiểm tra 2 vấn đề quan trọng nhất, bao gồm:

Ngữ cảnh: ngữ cảnh là một trong các yếu tố quan trọng giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quát nhất vèe bài viết.

Nên tạo dựng các mối liên kết cũng như sự chỉnh chu cho các câu văn trong bài viết.

Các bạn nên sử dụng các từ ngữ một cách linh hoạt nhằm tạo hứng thú cho độc giả, bởi lẽ ai trong chúng ta cũng không muốn đọc một bài viết dài 5000 từ mà không có hứng thú với nó cả.
Ngữ pháp: đối với tất cả các bài viết, lỗi chính tả là một trong các lỗi không thể nào tránh khỏi. Do đó, cần phải thực hiện kiểm tra lại bài viết nhằm điều chỉnh các từ ngữ hoặc đơn giản hơn là các dấu câu ( dấu chấm, phẩy) trong bài viết.

Tối ưu các thẻ tiêu đề, hình ảnh và liên kết

Tối ưu các thẻ tiêu đề

  • H1 và H2 chính là hai loại thẻ tiêu đề chính mà các bạn nên tập trung tối ưu.
  • Thẻ H1 hay có thể nói đây chính là tiêu đề của bài viết. Nhằm tạo điều kiện để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm bạn nên đặt từ khoá vào thẻ H1 này.
  • Thẻ H2 được sử dụng để làm tiêu đề phụ cho tiêu đề chính ( thẻ H1). Có thể chia nội dung thành các khối có thể quét được nhờ thẻ H2 từ đó khách hàng lẫn google đều thích thú với nó.

Tối ưu các hình ảnh

Nếu các bạn không thực hiện tối ưu cho các hình ảnh được sử dụng cho một nội dung dài thì các bất lợi là điều khó tránh khỏi. Nó có thể gây ra hiện tương load chậm của website và từ đó trải nghiệm của người dùng cũng bị ảnh hưởng.

Các bạn có thể tối ưu hoá hình ảnh như sau:

Giảm thiểu dung lượng của ảnh nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng của ảnh ( không bị ảnh hưởng), có thể thực hiện theo 2 cách:

Cách 1: Tối ưu hình ảnh trực tuyến thông qua TinyPNG hoặc TinyJPG

Ảnh của bạn có thể được nén dung lượng xuống, tuy nhiên vẫn đảm bảo được chất lượng của ảnh bằng cách sử dụng 2 website được tạo ra bởi Voor media.

Các bạn chỉ cần nhấp chuột vào vùng khung hình chữ nhật có đường viền nét đứt, thao tác rất đơn giản đúng không.

Tiếp theo đó, TinyPNG sẽ cho phép bạn được tải lên từ máy tính nhiều nhất là 20 ảnh và mỗi ảnh có dung lượng tối đa là 5Mb. Tiếp theo bạn chỉ cần chờ đợi và tải ảnh xuống sau khi ảnh đã được nén thành công.

Cách 2: Tối ưu hình ảnh thông qua phần mềm Adobe Photoshop

Nếu sử dụng phần mềm Adobe Photoshop để tối ưu dung lượng hình ảnh bạn có thể lựa chọn chế độ Save for web khi xuất ảnh.

Tiếp theo đó, sẽ xuất hiện một cửa sổ cho phép các bạn điều chỉnh các thông số thích hợp bao gồm chế độ tối ưu và cả kích thước, chất lượng, loại file xuất ra.
Cuối cùng chỉ cần save và lựa chọn ví trí lưu ảnh là bạn đã hoàn thành quá trình.

Tối ưu các liên kết và đường dẫn bài viết

Tối ưu các liên kết chính là tất cả mọi thứ nhằm mục đích giúp cho bài viết của bạn trở nên sâu sắc, mang tính thuyết phục mạnh mẽ và giúp Google hiểu rằng, nội dung của bạn phù hợp với mục đích của người tìm kiếm thông qua việc xây dựng các liên kết.

Đầu tiên, các bạn nên tiến hành đọc lại tất cả các nội dung của bài viết cũng như danh sách các nội dung đã được xuất bản trước đây.

Tiếp theo, nhằm giúp các độc giả tìm hiểu thêm cá thông tin có liên quan, các bạn nên tiến hành đặt một đường dẫn từ bài viết cũ có chứa các nội dung có liên quan vào một đoạn chữ nào đó thích hợp vào bài viết hiện tại. Cứ thế bạn tiến hành việc đó với cả bài viết. Việc này được gọi là tối ưu hoá liên kết nội bộ.

Sau đó, các bạn nên tiếp tục sử dụng các liên kết tìm được trong toàn bộ quá trình nghiên cứu đánh tin cậy, nhằm tăng thêm niềm tin với khán giả cũng như giúp họ tìm hiểu thêm thông tin bằng cách đặt các đường dẫn đó vào các đoạn thích hợp ở bài viết hiện tại. Đây chính là quá trình tối ưu hoá liên kết ra bên ngoài.

Cuối cùng, các bạn chỉ cần điều chỉnh các đường dẫn của bài viết.

Phân phối nội dung

Làm sao để mọi người có thể tìm kiếm và biết đến bài viết mới của bạn một cách tự nhiên? Câu trà lời là không thể nào. Đây cũng chính là lí do vì sao chúng ta cần tiến hành việc phân phối các nội dung ra bên ngoài.

Khi thực hiện điều này, các bạn cũng có thể xác định xem thông tin của mình có thật sự hữu ích với độc giả hay không cũng như cách thức mà họ đón nhận thông tin từ bài viết của bạn. Để lan toả nội dung bài viết một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất, các bạn nên sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ.

Tuy nhiên, để có thể được đón nhận và việc chia sẻ đạt hiệu quả cao hơn các bạn nên tìm hiểu và xác định nơi mà các đối tượng của bài viết hoạt động để từ đó tập trung chia sẻ ở trang mạng xã hội đó.
Nói tóm lại, các bạn không nên quá vội vàng khi làm SEO, và để có thể đạt top nhanh nhất đơn giản nhất các bạn có thể thực hiện theo quy trình mà tôi đã hướng dẫn ở bài viết trên. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *