Muốn Làm Xuất Nhập Khẩu Cần Học Những Gì, VinaTrain Tư Vấn

4146 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Xuất nhập khẩu cần có những kiến thức nào?

“Em mới tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế muốn chuyển sang xuất nhập khẩu. Tuy nhiên lĩnh vực này còn khá mới nên em không biết làm xuất nhập khẩu cần học những gì, người mới bắt đầu mất bao lâu để có thể làm được công việc này? Nhờ trung tâm VinaTrain giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn ạ ❤️” 

Phan Thị Bích Hiền- Hồ Chí Minh

Có thể do chưa tìm hiểu kỹ về công việc có thể làm khi học xuất nhập khẩu nên các bạn trẻ tập trung quá nhiều vào tìm khóa học mà không định hướng học xuất xuất nhập khẩu ra làm gì, nghề này có mang lại nhiều cơ hội? Trong bài viết này, VinaTrain xin gửi tới bạn đọc bài viết “Muốn làm xuất nhập khẩu cần học những gì?”.

Xuất nhập khẩu cần có những kiến thức nào?
Xuất nhập khẩu cần có những kiến thức nào?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ ngành xuất nhập khẩu là gì và phải làm những công việc gì? Từ đó, sẽ có lộ trình học cụ thể và phù hợp với nhu cầu, mục tiêu của mỗi người.

I. Ngành Xuất Nhập Khẩu Là Gì?

Ngành xuất nhập khẩu bao gồm tất cả các hoạt động của quá trình mua bán hàng hóa giữa thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài. Đây chính là nền tảng cơ bản của hoạt động ngoại thương. Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại của quốc gia. Nó có mối tương quan mật thiết với các lĩnh vực khác và là cầu nối giữa các nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Doanh nghiệp tuyển dụng các vị trí liên quan tới xuất nhập khẩu:

  • Doanh nghiệp khối dịch vụ: Công ty Logistics, Công ty Fowader, công ty vận tải, hãng tàu
  • Khối doanh nghiệp thương mại: Công ty thương mại, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất, gia công.
  • Ngoài ra còn các vị trí xuất nhập khẩu làm việc trong khối dịch vụ hỗ trợ: Các công ty làm thủ tục cung cấp giấy phép, kiểm tra chuyên ngành.

II. Làm xuất nhập khẩu cần học những gì?

2.1 Mô tả công việc trong nghành xuất nhập khẩu

Để biết làm xuất nhập khẩu cần hoc những gì bạn nên tìm hiểu trước các đầu việc một nhân viên xuất khẩu sẽ làm bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp.
  • Chuẩn bị hoàn thiện bộ chứng từ: Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill of lading, tờ khai làm thủ tục thanh toán, thông quan hàng hóa nhập khẩu.
  • Hoàn thiện thủ tục thanh toán quốc tế theo yêu cầu trong hợp đồng: Mở L/C, chuyển tiền…
  • Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa.
  • Quản lý, theo dõi các đơn hàng, hợp đồng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng cũng như nhận hàng.
  • Thông quan nhập khẩu hàng hóa tại cảng, theo dõi tiến độ
  • Chuẩn bị giấy phép theo chính sách mặt hàng
  • Thực hiện các giao dịch khác theo yêu cầu công việc

Lưu ý: Tùy theo vị trí và từng quy mô doanh nghiệp bạn sẽ làm những đầu việc khác nhau. Thông thường ở các doanh nghiệp quy mô vừa đến lớn, một người sẽ kiêm nghiệm 1 công đoạn nhỏ trong quy trình xuất nhập khẩu, còn nếu ở doanh nghiệp nhỏ thì bạn sẽ đảm nhận nhiều nghiệp vụ hơn.

2.2 Những kiến thức cần học để làm xuất nhập khẩu

Rõ ràng ngành nào cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên ngành nghề Xuất nhập khẩu lại có chút đặc thù riêng, dưới đây là những kiến thức cần phải trang bị cho những ai muốn tìm hiều và làm việc trong ngành này.

1. Ngoại ngữ

Bất kỳ một công việc hay một ngành nghề nào hiện nay đều cần có ngoại ngữ tốt.  Không thực sự phải quá giỏi nhưng rõ ràng phần lớn thời gian làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu là làm việc với khách hàng, nhà cung cấp và các đại lý nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ là đương nhiên cần có. Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần được đảm bảo, đôi khi ngữ pháp không quá quan trọng trong ngành này (trừ soạn thảo hợp đồng ngoại thương), bởi thực tế người nước ngoài luôn cố gắng hiểu những gì chúng ta đang nói, hoặc hiểu phần lớn những gì chúng ta nói. Do có đặc thù nên ngành nghề Xuất nhập khẩu có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên việc cần thành thạo thuật ngữ cũng là một trong những điều quan trọng.

2. Kiến thức kinh tế xã hội

Có thể nói ngành xuất nhập khẩu phần lớn là giao thương buôn bán với nước ngoài nên việc nắm bắt thông tin và kiến thức kinh tế xã hội cho phép vị trí kinh doanh có cái nhìn rõ hơn về nghề, đặc biệt là các thông tư nghị định, định hướng chính sách hay kim ngạch xuất nhập khẩu……, các yếu tố liên quan đến văn hóa, tôn giáo hay thể chế chính trị.

3. Nghiệp vụ ngoại thương

Nghiệp vụ ngoại thương là yếu tố vô cùng quan trọng và ai cũng nhận thức được điều này, thế nhưng cụ thể là gì thì nhiều bạn thường không xác định rõ ràng. Bởi trên trường lớp thường dạy môn này nhưng lại quá chung chung và không cụ thể. Vậy Xuất nhập khẩu cần nghiệp vụ ngoại thương gì ? Đó chính xác là Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm), mọi nghiệp vụ xuất nhập khẩu đều liên quan và xoay quanh các điều kiện giao hàng này. Việc nắm chắc những kiến thức về Incoterm, chúng ta có thể tư vấn cho khách hàng và làm việc một cách chính xác và hiệu quả nhất.

4. Kỹ năng Excel, Word, PowerPoint

Hiện nay, nhiều bạn trẻ thường không thành thạo kỹ năng này, bởi thực tế dù có được học thì cũng chưa làm việc nhiều dẫn đến các nghiệp vụ này không thành thạo. Dù không phải là quan trọng nhất nhưng khi làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu, liên quan đến các thủ tục điện tử, làm việc với khách hàng qua file mềm, nó tác động đến năng suất lao động khá nhiều, các bạn không giỏi office thường làm thủ công và đương nhiên tiến độ công việc sẽ chậm và hiệu quả công việc thấp.

5. Kỹ năng giao tiếp

Trong ngành này, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ trở thành lợi thế cho bạn bởi dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp các bạn có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình. Không chỉ vậy, việc giao tiếp nội bộ tốt cũng làm tăng khả năng thích nghi và đạt năng suất lao động cao

6. Kỹ năng đàm phán

Có chút khác biệt so với kỹ năng giao tiếp, bởi đàm phán thường xác định trên trường hợp cụ thể và rõ ràng. Như vậy, đàm phán tốt sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tránh rủi ro và thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng cụ thể.

7. Phân tích và tư duy logic

Rất rất nhiều bạn trẻ có nền tảng kiến thức về nghề Xuất nhập khẩu và Logistics tốt nhưng lại không có khả năng phân tích và kết nối. Khi gặp một lô hàng cụ thể thường không biết nên bắt đầu từ đâu và làm cách nào để tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Một điểm yếu cố hữu của rất nhiều người là thường không chịu tự phân tích và đánh giá rồi đưa ra giải pháp tối ưu. Đương nhiên đó chính là sự phân hóa giữa năng lực quản lý và khả năng làm việc. Đôi khi nhiều bạn thắc mắc là tại sao mình không được bằng ai đó trong công ty dù mình luôn làm tốt công việc được giao, và đây chính là câu trả lời.

III. Cơ hội việc làm trong nghành xuất nhập khẩu

Đối với nghành xuất nhập khẩu bạn sẽ có một lộ trình thăng tiến nếu bạn quyết tâm theo đuổi công việc này. Dưới đây là những tiêu chí VinaTrain đã tổng hợp:

1. Xuất nhập khẩu là một nghề rất mới tại Việt Nam

Có thể nói ngành xuất nhập khẩu đang nhận được nhiều sự quan tâm và thu hút nguồn nhân lực mạnh mẽ trong vài năm gần đây. Theo khảo sát, nước ta đang thiếu hơn 20.000 lao động biết nghiệp vụ làm trong lĩnh vực logistics, điều này cho thấy nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là rất lớn, nếu xác định theo nghề này bạn sẽ không lo thất nghiệp.

2. Mức lương nghành xuất nhập khẩu khá cao

Thu nhập trung bình từ các vị trí liên quan tới xuất nhập khẩu đang tuyển dụng hiện tại được đánh giá ổn định. Cụ thể cho một số vị trí như sau:

  • Nhân viên kinh doanh xuất khẩu (Sale Export): 6 – 10 triệu/tháng + % thưởng doanh thu + % hoa hồng cước
  • Nhân viên thu mua hàng nhập khẩu (Purchaser): 6 – 10 triệu/tháng + % hoa hồng cước c & b là gì
  • Nhân viên chứng từ (Documentation – Docs):  5 – 10 triệu/tháng tăng dần theo kinh nghiệm
  • Nhân viên hiện trường/giao nhận (Operations – Ops): 4 – 8 triệu/ tháng + Tiền làm thêm theo từng lô + Tiền làm thêm cho chủ hàng hỗ trợ
  • Nhân viên điều vận đội xe/bãi (Coordinator)
  • Nhân viên hải quan

3. Làm xuất nhập khẩu có thể làm thêm những công việc khác

Khi làm xuất nhập khẩu được 1 thời gian bạn sẽ thấy có rất nhiều cơ hội kiếm tiền từ nghề này, đây chính là động lực để nhiều người quyết tâm theo nghề tới cùng dù thời gian đầu công việc này được đánh giá khó khăn hơn nhiều nghành nghề khác.

Trên đây là những chia sẻ về “Làm xuất nhập khẩu cần học những gì?”. Nếu bạn đang chưa định hướng được từng vị trí công việc yêu cầu gì và phải bắt đầu từ đâu có thể liên hệ với phòng tư vấn của trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu VinaTrain, với kinh nghiệm đào tạo nghề xuất nhập khẩu cho hàng nghìn học viên mỗi năm chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn làm được việc chỉ sau 1 khóa học nhé!

IV: Lời khuyên dành cho người mới bắt đầu muốn làm xuất nhập khẩu

Thay vì tự học xuất nhập khẩu thiếu lộ trình rõ ràng bạn nên tham gia khóa học xuất nhập khẩu tại VinaTrain, chúng tôi có các khóa học online và trực tiếp. Đăng ký những khóa học này bạn được tư vấn một lộ trình công việc rõ ràng, những bước khởi đầu trong công việc một cách hiệu quả bao gồm:

  •  Tham gia nhóm tư vấn hỗ trợ nghiệp vụ cùng các chuyên gia có kinh nghiệm tại VinaTrain
  •  Hỗ trợ tư vấn viết CV xin việc và trả lời phỏng vấn khi xin việc
  •  Chương trình đào tạo thực tế cam kết giống 98% công việc tại doanh nghiệp, học viên bắt nhịp nhanh trong thời gian thử việc.
  • Học phí hợp lý, hỗ trợ nhiều hình thức học tập, thuận tiện trong quá trình đăng ký và nhận tư vấn
Khóa học xuất nhập khẩu tại VinaTrain
Khóa học xuất nhập khẩu tại VinaTrain

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Huỳnh Ngọc says:

    làm xuất nhập khẩu cần học gì á, học kiến thức nghiệp vụ là điều bắt buộc, ngoài ra tiếng anh rồi kĩ năng mềm này kia cũng cần thiết nữa, với lại xem chia sẽ của anh chị đi trước thì ngành này cũng chịu áp lực dữ lắm hong phải làm chơi chơi mà lương cao đâu :<

    0
    0
  2. Hồng Phạm says:

    Mình thấy ngành này cũng cạnh tranh dữ lắm, bây giờ người người nhà nhà đổ xô đi học logistics, xuất nhập khẩu, mình k hơn ngkh ở kĩ năng nghiệp vụ hay kĩ năng mềm hay tiếng anh thì chẳng cạnh tranh nổi, đại học ra ngta cũng sàng lọc trường với bằng loại gì nữa

    0
    0
  3. Hương says:

    Em là sinh viên kinh tế học tài chính ngân hàng ra. Gần đây khi ra trường em mới nhận thấy mình thích công việc liên quan đến xuất nhập khẩu nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu cả. Tiếng anh của em cũng khá tốt, admin có thể cho em xin ít lời khuyên để có hướng học hành và trang bị kiến thức được không ạ. Với không biết với người không có kinh nghiệm như em thì có cơ hội được làm việc tại công ty XNK ko ạ. Em cảm ơn.

    0
    0
  4. Khánh Ngọc says:

    Chào mn. Em chia sẻ 1 chút tâm sự của sinh viên logistics ms ra trường.
    Thật sự thời buổi bây giờ tìm công việc trong ngành logistics khá cạnh tranh.
    Giải CV khắp nơi, đi phỏng vấn rồi lại nhận báo trượt.
    Giai đoạn này chắc cũng nhiều bạn gặp phải và từng trải qua.
    Cảm giác trống rỗng thật.

    0
    0
    • Cường Lê says:

      thời điểm này xnk xuống dốc, nên nếu có apply thành công cũng khó có booking lắm. Em nên chọn lĩnh vực khác làm tạm qua cơn bão nhé . vd kế toán, CS,…

      0
      0
    • Nguyễn Anh Mai says:

      Logs mà trường học hướng đến là các em có thể phát triển chuỗi cung ứng 🥹 nhưng xin lỗi thầy cô khi bọn em chỉ làm được công việc bán cước, mà bán cước thôi cũng không nên hồn. 🥹 ngày xưa ngồi mấy anh giám đốc DN cứ bảo em biết gì ngoài bán cước, cũng cay lắm. 🥹 nhưng mà các anh nói đúng á. 🥹 nên t không thất vọng nữa mà t tuyệt cmn vọng luôn.

      0
      0
  5. Mạc Hữu Toàn says:

    Thực sự nhiều lúc muốn chia sẻ với mọi người rằng, cái nghề này nói đơn giản thì cũng đơn giản, nhưng khó thì cũng rất khó. Chỉ 1 vài lỗi sai nhỏ nhưng doanh nghiệp có thể mất đi vài trăm triệu hoặc vài tỉ. Hoặc đôi khi 1 vài kỹ thuật nhỏ về CO hay HS code có thể giúp DN tiết kiệm được rất nhiều tiền.
    Mà những thứ đó thì không phải người khác dạy hết được, mà bản thân mỗi bạn vào làm phải trải nghiệm và tự mình học.
    Cái gì cũng có 2 mặt, ngoài những cái “màu hồng” thì chúng ta cũng nên biết những cái “khốc liệt” của ngành.
    Trải nghiệm thì vui đó nhưng mất tiền, mất khách hàng không ai muốn cả.
    Chúc các bạn làm việc tốt. Tôi đi bốc hàng tiếp đây…

    0
    0
  6. Phúc says:

    nhờ trung tâm tư vấn nếu tham gia khóa khai báo hải quan tại trung tâm thì có phải học thêm về xuất nhập khẩu nữa không, em ở Nam Định thì học online nhận tài liệu và giáo trình như thế nào. Học xong khóa học này nếu em cần học lại trung tâm có hỗ trợ em học lại không? 😗 các lớp học online đều phải chụp ảnh điểm danh nv đúng không ạ em thấy trên website nhiều ảnh trung tâm đăng thế này

    0
    0
  7. Đõ Phan Nhật Long says:

    em muốn làm nhân viên hiện trường tại cảng thì cần học gì vậy trung tâm tư vấn giúp em với em muốn làm như vây ạ. Hôm em đi cùng chú lái xe ra nhận hàng thấy mấy anh hay đứng như vậy nhiều em hỏi các anh ấy bảo làm nghề hiện trường.

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *