Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ cực kỳ quan trọng và đang trở nên phổ biến trong bối cảnh các hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia đang ngày càng hoạt động sôi nổi. Vậy cơ hội phát triển của nghề xuất nhập khẩu như thế nào? lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu như thế nào? khóa học nào đào tạo xuất nhập khẩu nào tốt? Hãy cùng VinaTrain tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Lộ trình phát triển trong ngành xuất nhập khẩu

Là ngành có cơ hội việc làm đa dạng với nhiều vị trí, rất rộng mở và có thể phát triển sự nghiệp với mức đãi ngộ tốt. Thông thường lộ trình phát triển của ngành xuất nhập khẩu sẽ đi theo 3 giai đoạn như sau:

Lộ trình thăng tiến của ngành xuất khẩu

  • Nhân viên chưa có kinh nghiệm: khi mới bắt đầu với xuất nhập khẩu nhiều người lựa chọn trở thành thực tập sinh cho các công ty về xuất nhập khẩu. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ đi tìm những môi trường có thể giúp mình biết thêm nhiều kiến thức chuyên ngành. Mức lương trung bình của người chưa có kinh nghiệm sẽ khoảng 5 – 9 triệu/tháng.
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu: Để trở thành chuyên viên họ đã phải cố gắng không ngừng, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên về một mảng trong ngành xuất nhập khẩu, ví dụ như: chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên điều vận, chuyên viên chăm sóc khách hàng,… Khi đã cứng tay nghề, có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, họ sẽ nhận được mức lương từ 12 – 14 triệu/tháng
  • Quản lý: Khi lên làm quản lý, họ có quyền kiểm soát công việc, điều khiển mọi hành vi của một cá thể hoặc đội nhóm và chịu trách nhiệm trước mọi hành động công việc. Người quản lý cần phải biết lập kế hoạch, tổ chức và quản lý tổng quan mọi mặt của phòng ban. Mức lương cho vị trí này sẽ cao gấp 2 – 3 lần tùy từng công ty.

II. Xác định mục tiêu khi theo học xuất nhập khẩu

Lộ trình học xuất nhập khẩu cần xác định mục tiêu

2.1. Mục tiêu ngắn hạn để học xuất nhập khẩu hiệu quả 

Nhân viên xuất nhập khẩu là công việc thường xuyên phải giải quyết các vấn đề liên quan đến các tình huống trong vận chuyển hàng hóa, vận tải. Do vậy người làm xuất nhập khẩu phải có những kỹ năng cần thiết, ngoài ra phải nắm rõ bản chất của công việc mình đang làm và xác định mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, ví dụ về một số mục tiêu ngắn hạn như:

  • Học hỏi những kinh nghiệm làm việc với nhà cung cấp, hãng tàu, khách hàng.
  • Thành thạo các kỹ năng làm chứng từ xuất nhập khẩu như: PO, Invoice, Packing list, DO,…

2.2. Mục tiêu dài hạn khi học xuất nhập khẩu 

Ngoài việc xây dựng mục tiêu ngắn hạn, việc hoàn thành mục tiêu dài hạn là cách để bạn khẳng định sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong công việc. Kết quả của mục tiêu dài hạn chính là những thành công mà bạn đã đạt được ở một vị trí công việc tốt. Có mục tiêu dài hạn rõ ràng sẽ giúp cho bản thân bạn đi đúng hướng trên con đường phát triển sự nghiệp cá nhân Do vậy, xây dựng và triển khai thực hiện các mục tiêu dài hạn cụ thể và hiệu quả là điều quan trọng mà bất cứ cá nhân nào cũng cần phải có. Ví dụ về mục tiêu dài hạn trong ngành xuất nhập khẩu như:

  • Mong muốn được phát triển tất cả các kỹ năng và mở rộng thêm nhiều kiến thức nghiệp vụ của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
  • Trong 5 năm tới, trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

III. Kiến thức cần có trong lộ trình học xuất nhập khẩu

Trong hơn 6 năm đào tạo, VinaTrain nhận thấy rằng đa số học viên còn chưa mường tượng được hay nói một cách dí dỏm hơn là còn “choáng váng” về ngành nghề xuất nhập khẩu và cũng chưa biết bắt đâu từ đâu, cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì trước khi học xuất nhập khẩu và logistics. Rõ ràng ngành nào cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên ngành nghề Xuất nhập khẩu lại có chút đặc thù riêng, dưới đây là những kiến thức nền tảng và kỹ năng cần có khi làm xuất nhập khẩu

3.1. Kiến thức nền tảng về xuất nhập khẩu

Kiến thức về xuất nhập khẩu rất rộng lớn và thay đổi từng ngày khiến chúng ta phải thường xuyên trau dồi, học hỏi. Về cơ bản, một chuyên viên xuất nhập khẩu phải được trang bị các kiến thức về các mảng sau:

  • Quy trình và chính sách Xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ: Quy trình xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ ra sao: các bước quy chuẩn để xuất khẩu hoặc nhập khẩu một lô hàng tại cửa khẩu, ngoài cửa khẩu hoặc tại chỗ. Chính sách với mặt hàng xuất nhập khẩu: xem loại hàng có được phép xuất – nhập? hay xuất nhập khẩu có điều kiện? 
  • Logistics / Giao nhận vận tải: nắm được các loại phương tiện, cách tính cước của giao nhận vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế.
  • Thanh toán quốc tế: Nắm vững về một số phương thức thanh toán quốc tế chính nhất. Trong từng phương thức, cần nắm rõ các phân loại, nội dung, cách vận hành, chi phí, quy trình mở – nhận – thanh toán, cách kiểm tra nội dung và làm chứng từ xuất trình.
  • Chứng từ xuất nhập khẩu: Nắm rõ về yêu cầu, chi phí các loại chứng từ trong khi xuất trình làm thủ tục thông quan hải quan cho loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hiểu rõ, biết làm, hoàn thiện các loại chứng từ xuất nhập khẩu thanh toán

3.2. Kỹ năng cho nghề xuất nhập khẩu

  • Ngoại ngữ: Biết thêm ngoại ngữ khác là lợi thế (khi apply công ty Hàn, Nhật, Trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất…). Tùy vị trí mà công ty yêu cầu ngoại ngữ khác nhau. Cao nhất là sales quốc tế (Sales xuất khẩu), còn nhân viên Ops cần đọc hiểu các chứng từ cơ bản là được. Nếu tốt thì sẽ rất có lợi thế trong việc thăng tiến công việc sau này.
  • Giao tiếp, thuyết trình: Việc giao tiếp tốt sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ, giao lưu với nhiều người trong nghề, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển của tương lai. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt sẽ dễ dàng giải quyết các mâu thuẫn, thuyết phục khách hàng
  • Tin học văn phòng: nhân viên xuất nhập khẩu dù phụ trách ở vị trí nào cũng cần sử dụng MS office thành thạo (nhất là Outlook, Excel), sử dụng các tools trong việc lập và theo dõi, chăm sóc khách hàng

Ngoài các kỹ năng kể trên, bạn có thể tự xây dựng, cải thiện cho mình thêm bộ kỹ năng mềm khác như: quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

IV. Những sai lầm khi xác định lộ trình học xuất nhập khẩu

Những sai lầm khi xác định lộ trình học xuất nhập khẩu

4.1. Tìm sai nguồn khi học xuất nhập khẩu 

Công nghệ, đặc biệt là internet cung cấp số lượng lớn kiến thức và người học hoàn toàn có thể tự truy cập để tiếp thu, trau dồi vốn kiến thức. Điều này khẳng định, Internet giúp các bạn tự học và tự chủ hơn trong việc tìm kiếm tài liệu, tìm kiếm các nguồn kiến thức có sẵn mà không phải mất quá nhiều chi phí để mua sách. Tuy nhiên, bởi có quá nhiều nguồn tài liệu tham khảo, mà những người mới bắt đầu học xuất nhập khẩu không thể phân biejert đâu là nguồn tài liệu uy tín, chính thống để học tập. Ngoài ra, người học thường bị hoang mang trong việc chọn lọc ra những kiến thức cần thiết để học

Đã từng có nhiều trường hợp, người học làm sai nghiệp vụ chỉ vì tin vào những nguồn tin tràn lan trên mạng xã hội. Điều tưởng như nhỏ nhặt này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đến công việc cũng như công ty chủ quản. Để tránh những trường hợp xấu như vậy, người học nên tham gia vào các khóa học nghiệp vụ thực tế để có người trực tiếp hướng dẫn và được cung cấp nguồn tài liệu uy tín.

4.2. Học đốt cháy giai đoạn muốn nhanh làm được việc

Vấn đề tự học cũng gây ra nhiều vấn đề, trong đó việc đốt cháy giai đoạn cũng là một rào cản để bạn học khó trở thành một người có mục tiêu chính đáng để phấn đấu, nguyên nhân cốt lõi do nhiều bạn vội mau kiếm tiền hơn là tích lũy kinh nghiệm. Đôi khi chỉ học một vài buổi, đã nghĩ mình có thể biết hết kiến thức và có thể làm giỏi xuất nhập khẩu.

Trên thực tế, để một người có thể học và làm được xuất nhập khẩu phải mất ít nhất 1 – 2 tháng đào tạo cơ bản và một thời gian dài học nâng mới mới đủ tự tin làm giỏi xuất nhập khẩu.

4.3. Không định hướng được công việc tương lai

Nhiều bạn học chưa xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn dẫn đến không biết công việc mình sẽ làm là gì? Trong khi đó, định hướng nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng đối với con đường sau này. Điều này dẫn đến, việc tự học của các bạn trở lên lan man, không hiệu quả, đôi khi sẽ cảm thấy chán học vì học mãi không hết kiến thức.

Vậy nên, điều quan trọng nhất trước khi học xuất nhập khẩu là bạn cần tìm ra công việc mình sẽ phải làm trong tương lai từ đó tự xây dựng 1 lộ trình học hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm các thông tin tuyển dụng của các công ty, xem mô tả công việc, từ đó chọn lọc ra các kiến thức cơ bản mình cần phải học để trở thành nhân viên xuất nhập khẩu có đủ năng lực.

4.4. Thiếu trải nghiệm thực tế

Việc người mới bắt đầu gia nhập vào ngành xuất nhập khẩu sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi không thể phân định được luồng ý kiến nào đúng khi liên tục phải tiếp xúc với những hội nhóm chuyên đưa ra những kiến thức về ngành. Đôi khi, có những ý kiến tiêu cực về nghề, cơ hội phát triển của xuất nhập khẩu làm thay đổi bản chất vấn đề, điều này cũng sẽ là tác nhân ảnh hưởng đến tư duy sau này của bạn.

V. Lời khuyên của chuyên gia về lộ trình học xuất nhập khẩu

Tự học là việc vô cùng tốt với người mới bắt đầu, nhưng phương pháp học thế nào cho hiệu quả lại chưa được nhiều người biết. Để học tốt xuất nhập khẩu bạn có thể tạo những thói quen tốt như: thường xuyên đọc tài liệu, chứng từ; tạo thói quen học xuất nhập khẩu thường xuyên và liên tục vào các ngày trong khung giờ nhất định; và có một lộ trình theo sát nhu cầu học.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm đào tạo, VinaTrain sẽ giới thiệu cho bạn khóa học Xuất nhập khẩu dành cho người mới bắt đầu, cam kết học để làm được việc.

5.1. Khóa học xuất nhập khẩu này dành cho ai

  • Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường cần ôn tập kiến thức, tiếp xúc với chứng từ thực tế và hiểu quy trình làm xuất nhập khẩu hàng hóa của một công ty, dịch vụ hậu cần.
  • Nếu bạn đang làm trái ngành muốn chuyển sang ngành xuất nhập khẩu, logistics.
  • Hay chủ doanh nghiệp muốn tìm hiểu và nắm rõ hoạt động Xuất Nhập Khẩu – Logistics để mở rộng quy mô ngoại thương của doanh nghiệp.

5.2. Quyền lợi của học viên khi tham gia khóa học tại VinaTrain

  • Học viên tại trung tâm được hỗ trợ học lại 01 năm sau tốt nghiệp chỉ mất phí quản lý đào tạo 200.000 VNĐ, lệ phí không phát sinh thêm
  • Học viên nghỉ học, học không hiểu được học bù lại, học nhiều khóa học cùng lúc liên quan tới khóa học.
  • Chứng chỉ tốt nghiệp cuối khóa học do VinaTrain cấp có giá trị được công nhận bởi các doanh nghiệp.
  • 100% giảng viên tâm huyết, có kinh nghiệm làm việc thực tế, phân lớp theo chuyên đề, luôn hỗ trợ học viên trong và sau khi hoàn thiện khóa học
  • Hiện tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế ở VinaTrain đang áp dụng 3 hình thức đào tạo: (1) Đào tạo trực tiếp tại Hà Nội  (2) Đào tạo trực tiếp tại Hồ Chí Minh (3) Các lớp học trực tuyến cùng giảng viên.
  • Cam kết không phát sinh thêm chi phí.

5.3  Bạn nhận được gì sau khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu

  • Nắm được quy trình xuất nhập khẩu của hàng hóa một cách chi tiết với kiến thức tương đương người đi làm trong ngành từ 06 tháng – 01 năm.
  • Sử dụng kiến thức về giao nhận vận tải, thanh toán quốc tế để đàm phán ký kết hợp đồng chặt chẽ.
  • Nắm được các chứng từ cần thiết cho một lô hàng để có thể xuất và nhập hàng.
  • Được học khai báo Hải quan điện tử phiên bản mới nhất: Vnaccs/Vcis.
  • Thành thạo sử dụng excel trong nghiệp vụ chứng từ, ủy quyền gửi Hải quan và các bên liên quan.
  • Được học song song Tiếng Anh chuyên ngành xuất nhập khẩu mà không cần phải học thêm bất kỳ khóa học nào khác.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh khác trong quá trình làm việc.

Khi đến với VinaTrain, bạn không chỉ được đào tạo, học tập trong môi trường thực tế, trẻ trung mà còn được nhận những trải nghiệm tuyệt vời từ quá trình tư vấn chọn lọc đến khi kết thúc khóa học. Dưới đây Quy trình 10 bước làm việc tối ưu tại VinaTrain, cam kết sẽ giúp các bạn học viên có thể làm được việc ngay sau khi tốt nghiệp.

Quy trình chăm sóc khách hàng tại VinaTrain

5.4. Nội dung khóa học Xuất nhập khẩu VinaTrain 

Nội Dung Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Trong 20 Buổi

Buổi 1: NHẬP MÔN KHÓA HỌC, KIẾN THỨC VỀ INCOTERM

  • Giới thiệu các công ty/tổ chức/cơ quan; các ngành nghề, các vị trí công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà học viên có thể tham gia.
  • Tìm hiểu mục tiêu học tập của học viên. Tư vấn lựa chọn ngành nghề.
  • Giới thiệu về Incoterms 2010 và phiên bản 2020


Buổi 2: PHÂN TÍCH CHUYÊN SÂU VỀ INCOTERM

  • Cách ghi nhớ nhanh và không nhầm lẫn 11 điều kiện Incoterms 2010; 2020
  • Trường hợp sử dụng của từng Điều khoản theo phương thức kinh doanh, phương thức vận tải, phương thức thanh toán;
  • Kết hợp Incoterms với khâu thanh toán
  • Ứng dụng khi xây dựng điều kiện bán hàng
  • Ứng dụng khi làm việc với hãng vận tải
  • Lưu ý khi soản thảo hợp đồng để điều chỉnh những bất lợi trong Incoterms
  • Bài tập tình huống vận dụng: xây dựng giá bán theo ĐK Incoterms
  • Các trường hợp phát sinh và cách xử lý
  • Thực tế sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.


Buổi 3: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1 – Cách soạn thảo các hợp đồng phổ biến trong ngoại thương:

  • Hợp đồng kinh tế: Sales/Purchase Contract;
  • Hợp đồng nguyên tắc: Principle/General Agreement;
  • Hợp đồng giáp lưng: Back-to-back Contract;
  • Hợp đồng Ủy Thác XNK:
  • Biên bản ghi nhớ: MoU – Memorandum of Understanding…

2 – Cách soạn thảo các dạng thức văn bản tương đương hợp đồng:

  • Purchase Order (P/O);
  • Proforma Invoice (P/I);
  • Sales Confirmation;

3 – Các thuật ngữ chuyên ngành trong hợp đồng: Dịch một số đoạn thỏa thuận tiêu biểu

4 – Phương cách đàm phán Win-Win để giành phần thắng trên hợp đồng cho cả hai bên, trong từng điều khoản.

5 – Thực hành soạn thảo hợp đồng cho một số hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ đơn hàng được giao.


Buổi 4: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Công cụ thanh toán và Phương thức thanh toán; Việc kết hợp các phương thức thanh toán, thời gian thanh toán; Ưu nhược điểm của từng phương thức. Giới thiệu một số văn bản pháp lý liên quan.

A.  Phương thức thanh toán

1 – Chuyển tiền – T/T – Telephraphic Transfer

  • Quy trình làm việc với đối tác, với ngân hàng;
  • Cách làm Lênh chuyển tiền/Ủy Nhiêm Chi – Bank Slip;
  • Các loại chi phí thường gặp;

Rủi ro và Ưu điểm cho người mua/người bán nếu dùng T/T. Cách khắc phục.

2 – Tín dụng chứng từ – Credit of Documents (L/C – Letter of Credit)

  • Quy trình làm việc với đối tác, với ngân hàng;
  • Cách làm việc với ngân hàng để mở L/C;
  • Đọc hiểu một L/C – Cách kiểm tra L/C – Tu chỉnh L/C;
  • Các loại chi phí thường gặp khi dùng L/C;
  • Các loại L/C phổ biến: L/C Không hủy ngang, L/C Miễn truy đòi, L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C trả ngay, L/C trả chậm;
  • Những lưu ý đặc biệt về hợp đồng, về chứng từ khi dùng L/C để tránh bị phạt từ Ngân hàng
  • Rủi Ro và Ưu điểm cho người mua/người bán nếu dùng L/C. Cách khắc phục.

3 – Thanh Toán Nhờ Thu

  • D/P – Documents against Payment
  • D/A – Documents against Acceptance
  • Quy trình làm việc cụ thể với đối tác, với ngân hàng
  • Cách làm Chỉ thị Nhờ Thu
  • Phát hành hối phiếu – Bill of Exchange
  • Rủi Ro và Ưu điểm cho người mua/người bán nếu dùng D/P-D/A. Cách khắc phục.

5 – So sánh các phương thức. Hoàn cảnh vận dụng.

6 – Một số lưu ý đặc biệt trong thực tế triển khai

7 – Các thời điểm thanh toán, kết hợp thanh toán với điều kiện giao hàng như thế nào? Thỏa thuận như thế nào trên hợp đồng để mang lại lợi ích?

8 – Hướng dẫn kiểm tra bộ chưng từ trong thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán L/C


Buổi 5,6: HƯỚNG DẪN TRA HSCODE, TÍNH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

  • HS code: Cách tra nhanh mã hscode, 06 quy tắc tra, kiểm tra mã HS code trên C/O
  • Xác định trị giá tính thuế với hàng xuất nhập khẩu
  • Giới thiệu biểu thuế XK, thuế NK
  • Công thức tính thuế XK. Thuế NK, thuế TTĐB, Thuế BVMT, thuế GTGT cho hàng nhập khẩu.
  • Một số hiệp định thương mại quan trọng mà VN tham gia
  • Thực hành áp mã HS code với hàng hóa bất kỳ
  • Hướng dẫn xác định giá thành mua bán hàng hóa


Buổi 7: BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU

  • Các loại chứng từ xuất nhập khẩu: Bill off lading, booking note, A/N, D/O, INV, Packing List, VGM,…
  • Hướng dẫn cách check chứng từ, tìm hiểu quy trình phát hành và ý nghĩa từng loại chứng từ trong xuất nhập khẩu
  • Thực hành lập dựng các mẫu chứng từ cơ bản theo form đã cho
  • Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing List – Phiếu đóng gói
  • Bill of Lading
  • Certificate of Fumigation – Giấy chứng nhận Hun Trùng
  • Tiếp cận và thực hành trên bộ chứng từ thực tế một lô hàng.


Buổi 8,9,10,11,12: KHAI BÁO HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TRÊN PHẦN MỀM ECUS5/VNACCS

Phần 1: HÀNG KINH DOANH (A11, A12, B11, B12)

  • Giới thiệu hệ thống thông quan một cửa VNACCS/VCIS
  • Khai tờ khai xuất kinh doanh đường biển đi Container/(FCL)
  • Hướng dẫn khai nhập kinh doanh đường biển Container
  • Khai báo hải quan trên tờ khai xuất xuất Sea không Cont (LCL), hàng Air.

Phần 2: KHAI BÁO HÀNG PHI MẬU DỊCH (G23, H11, A31…)

  • Quy trình, thực hành khai báo tờ khai phi mậu dịch
  • Những lưu ý khi khai hàng phi mậu dịch, phân loại hàng phi mậu dịch

Phần 3: TRƯỜNG HỢP CẦN LƯU Ý KHI KHAI BÁO

  • Quy trình sửa và hủy tờ khai
  • Hướng dẫn đóng thuế, nộp thuế bổ sung và những lưu ý khi hoàn thuế
  • Những lưu ý sau khai báo
  • Giải đáp tình huống thực tế


Buổi 13,14: GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ C/O

  • Quy định về xuất xứ hàng hóa ở một số nước
  • Các loại form C/O? Cơ quan nào cấp? Form nào là dùng cho thị trường nào?
  • Thủ tục xin cấp C/O
  • Hướng dẫn lập bộ hồ sơ xin C/O (cho lần đầu, lần sau): làm bảng kê, các chứng từ liên quan…
  • Khai C/O trực tuyến: Khai đơn, Khai form
  • Hướng dẫn kê khai một số loại Form C/O chủ yếu
  • Hướng dẫn làm thủ tục tại cơ quan cấp C/O: VCCI, Bộ Công Thương, Ban quản lý một số KCN, KCX
  • Lưu ý và thực hành công việc với C/O của hàng nhập.


Buổi 15,16: VẬN TẢI QUỐC TẾ: HÀNG BIỂN

  • Quy trình giao nhân hàng nhập Sea (xuất – nhập)
  • Những lưu ý khi xuất nhập khẩu hàng FCL và LCL
  • Book tàu xuất hàng
  • Làm chi tiết b/L (SI), tính cước vận tải cho lô hàng Sea… Làm chứng từ lô hàng ( invoice, packing list, hun trùng, kiểm dịch, shipping advice)
  • Các nguyên tắc viết mail giao dịch trong xuất nhập khẩu
  • Thực hành viết mail hỏi giá tiếng Anh, tiếng việt.
  • Phân tích bố cục khi viết mail hỏi giá cước, hỏi hàng, phản hồi….
  • Nguyên tắc hỏi và trả lời khi viết mail giao dịch xuất nhập khẩu


Buổi 17,18: VẬN TẢI QUỐC TẾ: HÀNG AIR

  • Hồ sơ và quy trình làm hàng Air xuất nhập
  • Thực hành làm chứng từ nhập hoặc xuất khẩu đường Air
  • Những lưu ý cần biết khi làm chứng từ xuất nhập khẩu hà ng Air, học cách tính cước vận tải
  • Thực hành làm chứng từ cho lô hàng xuất hoặc nhập đường Air

Buổi 19, 20, 21: NGHIỆP VỤ THU MUA QUỐC TẾ

  • Liên lạc hỏi hàng và các thông tin mua hàng, hàng mẫu Viết email hỏi hàng: Tiếng anh và tiếng Việt (cách viết mail) – File hỏi giá đính kèm email: gửi mẫu điền file gửi email
  • Tính gia DDP của hàng hóa dựa trên bao giá từ NCC – Phân tích các tiêu chí tính giá DDP dựa trên báo giá của NCC căn cứ lựa chọn nhà cung cấp
  • So sánh, đánh giá và lựa chọn NCC
  • Quản lý đơn hàng – tiến độ giao hàng & Các công việc liên quan đến việc nhập khẩu
  • Quản lý công nợ, thanh toán
  • Xử lý khiếu nại NCC
  • Quản trị mua hàng những kỹ năng cần biết (lập báo cáo, tổ chức họp, làm việc với nhà cung cấp, quản trị mua hàng…)

5.5. Phản hồi của học viên về khóa học

Chị Mai Phương Anh – nhân viên xuất nhập khẩu tại công ty KAMO

“Mình là người mới vào nghề thôi, nhưng khi theo học khóa học xuất nhập khẩu, mình đã có thể nắm được quy trình xuất nhập khẩu của hàng hóa một cách chi tiết với kiến thức tương đương với một chị làm 2 năm ở công ty.”

Chị Phan Thị Thuận – chuyên viên Thanh toán quốc tế

“Trước đây, chị đã học qua ở nhiều trung tâm khác về chuyên ngành mình đang làm. Tuy nhiên, chị chưa thấy trung tâm nào có lộ trình học khoa học như VinaTrain, thầy cô đều là những người có chuyên môn sâu, đưa cho học viên những phương pháp học xuất nhập khẩu rất hiệu quả.”

Anh Trần Minh Quân – Nhân viên Khai báo hải quan, công ty Vinasanfu

“Anh đang quản lý một phòng ban khoảng chục bạn, nhưng chưa tự tin với khả năng lãnh đạo cũng như kiến thức chuyên môn của mình để có thể giám sát hoạt động của một đội nhóm. Nhưng sau khi học 1 khóa khai báo hải quan chuyên sâu tại VinaTrain, anh đã bổ sung thêm kỹ năng và cách xử lý những tình huống khó khăn trong khai báo, đồng thời nhận được sự tin tưởng của các bạn nhân viên khác”.

Bên cạnh các khóa học về Xuất nhập khẩu, các bạn có thể xem thêm các khóa học khác tại VinaTrain dưới đây:

Thông tin các khóa học tại VinaTrain

Bạn cần tham khảo nhóm tự học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu đây là nhóm hỗ trợ và cung cấp tài liệu miễn phí cho người mới bắt đầu cần tham khảo tài liệu nghiệp vụ hữu ích được cập nhật mới mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có cơ hội nhận được tài liệu học tập miễn phí:

Block "”tu-hoc-xnk”" not found

Tạm kết

Sau bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn, có được lộ trình học xuất nhập khẩu khoa học và chọn được trung tâm để theo học, phát triển kỹ năng nghiệp vụ của bản thân.

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail:edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *