Lộ Trình Thăng Tiến Của Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế Đầy Đủ Nhất

178 lượt xem Hướng Nghiệp
Lộ Trình Thăng Tiến Của Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế Đầy Đủ Nhất từ thực tập sinh tới giám đốc

Lộ trình thăng tiến của chuyên viên thanh toán quốc tế là một quá trình phát triển liên tục từ các vị trí khởi đầu đến những vai trò cấp cao trong ngành tài chính, ngân hàng, đặc biệt trong mảng giao dịch quốc tế. Dưới đây là một lộ trình chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước tiến trong nghề này:

Lộ Trình Thăng Tiến Của Chuyên Viên Thanh Toán Quốc Tế Đầy Đủ Nhất từ thực tập sinh tới giám đốc

1. Thực tập sinh Thanh toán Quốc tế (International Payment Intern)

  • Vị trí khởi đầu: Dành cho sinh viên năm cuối các ngành tài chính, ngân hàng, kinh tế hoặc người mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm. Thực tập sinh thường làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên và quản lý trong phòng ban thanh toán quốc tế.
  • Công việc chủ yếu:
    • Hỗ trợ nhập liệu và theo dõi các giao dịch thanh toán quốc tế.
    • Tìm hiểu về các quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế như L/C (Letter of Credit), T/T (Telegraphic Transfer), UCP 600 (Quy tắc Thống nhất về Thư tín dụng).
    • Hỗ trợ xử lý hồ sơ thanh toán, soạn thảo chứng từ, và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán quốc tế.
  • Mục tiêu: Nắm bắt kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế, hiểu quy trình nghiệp vụ và bắt đầu làm quen với môi trường làm việc trong ngành ngân hàng hoặc tài chính.

Xem thêm: Khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu

2. Nhân viên Thanh toán Quốc tế (Junior International Payment Officer)

  • Mô tả: Sau thời gian thực tập, bạn có thể thăng tiến lên vị trí nhân viên chính thức trong bộ phận thanh toán quốc tế, nơi bạn bắt đầu đảm nhiệm các nhiệm vụ cơ bản liên quan đến xử lý giao dịch.
  • Công việc chủ yếu:
    • Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế như chuyển tiền ra nước ngoài, phát hành và thanh toán L/C, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán theo quy định.
    • Phối hợp với các ngân hàng đại lý, đối tác quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch.
    • Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp về quy trình và thủ tục thanh toán quốc tế, đảm bảo các giao dịch diễn ra nhanh chóng và chính xác.
    • Cập nhật các chính sách, quy định của quốc tế liên quan đến thanh toán và xuất nhập khẩu.
  • Mục tiêu: Nâng cao kỹ năng xử lý chứng từ, làm quen với các hệ thống thanh toán quốc tế và phát triển kỹ năng giao tiếp với đối tác quốc tế.

3. Chuyên viên Thanh toán Quốc tế (International Payment Specialist)

  • Mô tả: Sau khi tích lũy từ 1-2 năm kinh nghiệm, bạn có thể trở thành chuyên viên thanh toán quốc tế, chịu trách nhiệm giải quyết các giao dịch phức tạp hơn và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp.
  • Công việc chủ yếu:
    • Quản lý các giao dịch thanh toán quốc tế quan trọng, bao gồm việc xử lý các thư tín dụng (L/C), bảo lãnh ngân hàng, và các hình thức thanh toán khác như D/P (Documents against Payment), D/A (Documents against Acceptance).
    • Kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán quốc tế theo các quy tắc quốc tế (như UCP 600, ISBP).
    • Đưa ra các giải pháp tư vấn tài chính liên quan đến thanh toán quốc tế, hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu kinh doanh và rủi ro thương mại.
    • Giải quyết các tranh chấp hoặc sự cố phát sinh trong quá trình thanh toán với các đối tác quốc tế và ngân hàng đại lý.
  • Mục tiêu: Phát triển khả năng tư vấn chuyên sâu cho khách hàng doanh nghiệp, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và hiểu sâu hơn về luật pháp, quy định quốc tế trong thanh toán.

Xem thêm: Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến trong xuất nhập khẩu

4. Trưởng nhóm Thanh toán Quốc tế (Team Leader of International Payments)

  • Mô tả: Sau khi đã có kinh nghiệm từ 3-5 năm, bạn có thể được thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm. Lúc này, bạn không chỉ trực tiếp xử lý giao dịch mà còn quản lý đội ngũ chuyên viên trong bộ phận thanh toán quốc tế.
  • Công việc chủ yếu:
    • Giám sát, điều phối công việc của các chuyên viên trong nhóm để đảm bảo các giao dịch thanh toán quốc tế diễn ra suôn sẻ, đúng thời hạn.
    • Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên mới, giúp họ nắm bắt quy trình làm việc và các nghiệp vụ thanh toán phức tạp.
    • Tham gia vào việc xây dựng và triển khai các chính sách, quy trình làm việc của phòng thanh toán quốc tế.
    • Xử lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong giao dịch, đặc biệt là các giao dịch có rủi ro cao hoặc có tranh chấp quốc tế.
  • Mục tiêu: Phát triển kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian và khả năng điều phối công việc trong nhóm. Xây dựng đội ngũ làm việc hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Chuyên viên thanh toán quốc tế cần liên tục cập nhật kiến thức, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn

5. Trưởng phòng Thanh toán Quốc tế (Head of International Payments)

  • Mô tả: Đây là vị trí quản lý cao hơn, với trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý quy trình, kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự tuân thủ của tất cả các giao dịch.
  • Công việc chủ yếu:
    • Lên kế hoạch và phát triển chiến lược hoạt động của phòng thanh toán quốc tế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa quy trình làm việc.
    • Phối hợp với các phòng ban khác trong ngân hàng (như phòng tài trợ thương mại, phòng tín dụng) để cung cấp các giải pháp tài chính tích hợp cho khách hàng.
    • Tham gia vào các cuộc họp với các đối tác quốc tế, các cơ quan quản lý để cập nhật và tuân thủ các quy định mới trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
    • Kiểm soát và đánh giá rủi ro trong các giao dịch thanh toán quốc tế, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật trong nước và quốc tế.
  • Mục tiêu: Phát triển khả năng xây dựng chiến lược, quản lý đội ngũ lớn, và đảm bảo tính tuân thủ cao trong hoạt động thanh toán quốc tế.

6. Giám đốc Thanh toán Quốc tế (Director of International Payments)

  • Mô tả: Giám đốc thanh toán quốc tế là cấp quản lý cấp cao nhất, phụ trách toàn bộ hoạt động thanh toán quốc tế của tổ chức tài chính. Vai trò này yêu cầu khả năng xây dựng chiến lược, quản lý toàn bộ quy trình và phát triển mảng kinh doanh thanh toán quốc tế.
  • Công việc chủ yếu:
    • Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế cho toàn bộ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
    • Quản lý toàn bộ các quy trình thanh toán, đánh giá hiệu suất hoạt động của các phòng ban liên quan và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường.
    • Duy trì và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đại lý quốc tế, đối tác chiến lược và các tổ chức thanh toán quốc tế.
    • Quản lý và kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng luôn tuân thủ các quy định pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế.
  • Mục tiêu: Đảm bảo phát triển bền vững và hiệu quả mảng thanh toán quốc tế của tổ chức, đồng thời duy trì tính cạnh tranh và đổi mới trong lĩnh vực này.

Lộ trình thăng tiến trong nghề chuyên viên thanh toán quốc tế yêu cầu sự nỗ lực liên tục, từ việc học hỏi các kỹ năng nghiệp vụ cơ bản đến khả năng quản lý chiến lược và điều phối đội ngũ. Mỗi bước thăng tiến mang đến những thử thách và cơ hội khác nhau, đòi hỏi bạn không chỉ thành thạo nghiệp vụ mà còn phải phát triển các kỹ năng quản lý và chiến lược.

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Bui Thuy - NV Vintrain says:

    Thanh toán L/C được xem là hình thức thanh toán AN TOÀN đối với người bán cũng là một kênh hỗ trợ vốn cho người mua. Tuy nhiên, nó không bảo đảm tuyệt đối được quyền lợi của các bên liên quan.
    – Những thông tin về cách đọc hiểu và phân tích nội dung trên L/C. mời các bạn tham khảo link sau: ttps://vinatrain.edu.vn/l-c-letter-of-credit/

    0
    0
  2. lyty_fighting says:

    em cũng rất thích làm thanh toán quốc tế nhưng hình như vị trị ngành này tuyển ít hơn nhiều so với vị trí tín dụng phải ko ạ :-ss

    0
    0
    • Vũ Thảo Linh says:

      mình có thể học thêm về xuất nhập khẩu ấy bạn, cho có thêm nhiều cơ hội, chứ mặc định học thanh toán quốc tế chỉ có làm ngân hàng thì cũng khó phết đấy, học thêm thì làm trong ngành xuất nhập khẩu cũng ngon nghè nhưng phải học thêm để làm chứ làm công ty không phải bạn chỉ cần làm mõi thanh toán đâu, còn ti tỉ việc khác. nên nếu có xèng thì cứ nên học thêm là tốt nhất

      0
      0
  3. mahi_nguyen says:

    Cách đây 4 tháng mình là sinh viên mới ra trường , giờ đang làm cho 1 cty tư nhân . Tâm trạng mình lúc này như bầy cá hồi tìm đường về đầu nguồn vậy ..hix.. vẫn đang nộp đơn ráo riết cho các NH đây

    0
    0
  4. MrTK says:

    Em cũng hiện la SV năm 3. Đang nhắm đến vị trí TTQT. Anh chị nào có kinh nghiệm tư vấn giúp, đối với SV mới ra trường nếu vào vị trí này thì “nên” chọn Ngân hàng nào (tương đối thôi)?? Chẳng hạn về lĩnh vực TTQT thì NH nào mạnh nhất, số lượng tuyển NH nào thường đông, lương thưởng thế nào, NH nào chấp nhận tuyển đối với SV mới… bla bla bla…

    0
    0
    • wormamagedon says:

      sao ai ra trg cũng hỏi lương thưởng nhỉ :)) t ngix đến lúc c ra trg thì cũng chả có n` lựa chọn mà chọn đâu, đâu tuyển thì nộp thì thithooi 😀 mọi NH đều chấp nhận sv mới n phải đúng đợt và đúng thời cơ 😀

      0
      0
  5. vitcun says:

    Chào, các bạn. Tôi làm ngân hàng được 6 năm rồi. Tín dụng, Kiểm soát, Trưởng phòng, Kiểm tra nội bộ đủ cả. Riêng vị trí TTQT làm được 1 tuần khi mới ra trường. Đối với vị trí này thì cơ hội thăng tiến không rõ ràng; chỉ dừng lại ỡ vị trí Lãnh đạo phòng/ Tổ. Bộ Phận TTQT chủ yếu thiết lập các Chi nhánh ngân hàng quốc doanh; đối với các ngân hàng TMCP thì hầu như chỉ thiết lập tại Hội Sở (thường gọi là Trung tâm TTQT/ Ban TTQT) và triển khai đến chi nhánh thì chỉ có 1 – 2 người chuyên trách TTQT (nếu thị trường chi nhánh có tiềm năng TTQT). Tuy nhiên làm bộ phận TTQT nếu các bạn chịu khó quan tâm đến công tác tín dụng thì thăng tiến cũng rộng mở hơn. Khi quy hoạch CB cho các vị trí lãnh đạo thì với ngoài các yêu cầu về kỹ năng và năng lực thì việc chuyên môn tương đối vững vàng với nhiều mảng giúp bạn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Thực tế bạn nào làm TTQT (cụ thể là cấp hạn mức mở L/C; chiết khấu L/C; các phương thức chiết khấu bộ chứng từ khác) đều ít nhiều liên quan đến tín dụng.
    Một vài điều chia sẻ.

    0
    0
  6. haidang713 says:

    Làm nhân viên TTQT thì rất khó để lên các vị trí cao. Bởi đơn giản TTQT là chuyên về xử lý mảng nghiệp vụ, nó có quy trình và cần chuyên sâu chứ ko cần độ rộng.
    Nếu muốn thăng tiến thường người ta làm TT 1 vài năm để nắm bắt nghiệp vụ sau đó chuyển qua làm bên tín dụng (bởi hiện nay tín dụng cũng rất cần am hiểu TTQT).
    Theo mình được biết thì TTQT khỏi đầu là vị trí nhân viên —> chuyên viên kiểm soát —-> phó phòng —> trưởng phòng. Có người làm cả hơn chục năm cũng chỉ loanh quanh ở kiểm soát. Lên trưởng phòng phòng thanh toán thì thường là cao lắm rồi.
    Sở dĩ tín dụng dễ thăng tiến hơn là vì một cán bộ tín dụng thì phải có một kiến thức rất rộng về mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nói cách khác là cho vay gì thì phải biết cái đó, cán bộ tín dụng có kiến thức tổng quát và rộng nhất về hoạt động của ngân hàng ( để quan hệ KH, giới thiệu sản phẩm) và họ là người có quan hệ xã hội rộng rãi nhất ( yếu tố cực kỳ quan trọng của một nhà lãnh đạo ngày nay)
    Các ngân hàng rất dễ dàng để sa thải một nhân viên thanh toán nhưng lại rất e dè khi quyết định sa thải nhân viên tín dụng, bởi một khi họ đi thì họ sẽ không đi một mình.
    Đây là những gì mình biết ^^

    0
    0
    • PhuongTrang says:

      Kiểm soát cũng tốt rồi. Được làm kiểm soát mà dễ à 😀 Đùa thôi, giờ thị trường khó khăn ai cũng lao vào tín dụng, tín dụng… mình thấy cũng không dễ xơi lắm đâu. Các ngân hàng tuyển đầy rùi lại loại đầy mà…

      0
      0
  7. gangthemlannua says:

    hihi, k ngờ mấy người này suy nghĩ ngây thơ zậyy. Nge nói nhân viên TTQT chủ yếu là con em cháu cha thui. SV chuyên ngành TTQT ra trường toàn phải chạy qua làm một số vị trí khác mừ

    0
    0
    • panda89 says:

      Ừ thì thật ra là TTQT thường là tuyển ít và ” con cháu ” nhiều. Nhưng cũng không phải vì thế mà mình không có cơ hội. Mình thích câu này” Ai làm gì tốt nhất thì hãy để họ làm cái đấy”. Mình cũng không thích sales hay QHKH lắm vì mình không thích bị áp chỉ tiêu và đè doanh số :D. Bị dồn là mình bung ngay. Chắc mấy bạn cũng vậy he he. Tóm lại là cứ cố gắng thôi, còn đường đời ai biết trước được 🙂

      0
      0
  8. hungquocvietnam says:

    theo mô hình của Vietinbank thì em sẽ thăng tiến theo các cấp sau: (- lấy ví dụ + theo những gì a biết – có thể ko chính xác)
    – Chuyên viên thanh toán –> Kiểm soát viên –> Phó phòng –> trưởng phòng –> phó GĐ sở giao dịch –> giám đốc sở giao dịch.
    Những gì em đạt được là kết quả sự cố gắng của chính em.
    Thân.

    0
    0
  9. dungpangasius says:

    Thanh toán quốc tế thì tốt nhất ở Vietcombank. Nhưng bạn cứ xin làm,một thời gian mình có thể thay đổi vị trí. Như vậy khả năng sẽ cao hơn. Vị trí tín dụng thì con đường thăng tiến rõ nhất: Nhân viên -> chuyên viên -> trưởng phòng -> phó/giám đốc!

    0
    0
    • Toannguyen says:

      Với cá nhân mình thì mình thích thanh toán quốc tế hơn, tín dụng có vẻ vất vả và hợp với con trai hơn, mình khoái tiếng anh nên cứ cái gì đc dùng tiếng anh là mình thích lắm 😀 các bạn có kinh nghiệm chia sẻ thêm về vị trí TTQT cho bọn mình tham khảo với nhé 😀

      0
      0
    • hanbtn87 says:

      Thanh toán quốc tế liên quan đến hoạt động ngoại thương nên sẽ bị chi phối bởi nhiều điều luật, tập quán quốc tế. Bên cạnh việc giỏi Eng. bạn cũng phải có kiến thức thật vững về mảng này bởi có những điều mà nếu k học thì k bao giờ hiểu và nắm đc khi tác nghiệp bởi vì nó có nhiều tình huống xảy ra mà trước giờ chưa từng phát sinh, buộc mình phải xử lý theo đúng bản chất chứ k đc rập khuôn. Nó hoàn toàn khác với kế toán hay tín dụng, 2 mảng này có thể dễ dàng đào tạo đối với nhiều đối tượng, còn với TTQT, khi vào làm, có những cái buộc bạn hiển nhiên phải biết nó là gì, còn làm như thế nào thì tùy vào quy định và quy trình ban hành của từng NH nữa. Hy vọng mọi người sẽ làm tốt công việc của mình dù ở vị trí nào.
      Chúc may mắn!

      0
      0
  10. swiz says:

    em thích vị trị thanh toán quốc tế nhưng em không muốn suốt đời chỉ là nhân viên thanh toán quốc tế hihi. Xin các anh chị cho biết là nếu em apply vào vị trí TTQT thì có dễ thăng tiến lên các vị trí cao trong ngân hàng ko. Em cảm ơn các anh chị ạ!

    0
    0
  11. Hoàng An says:

    vậy chuyên viên thanh toán quốc tế này nếu mình học và cso thể làm được không hay chỉ có các bạn học ngân hàng mới alfm được vậy ad?

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *