Mã loại hình A11 là gì? So sánh mã A11 và A12 mà nhiều người chưa biết

1496 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Mã loại hình A11 là gì? So sánh A11 và A12 khi khai báo Hải quan

Chào VinaTrain, Công ty tôi đang làm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần nhập khẩu hàng hóa về chỉ sử dụng trong doanh nghiệp không bán ra thị trường nên khai báo mã loại hình A11. Vậy cho tôi hỏi, mã loại hình A11 là gì? Và sự khác nhau giữa A11 và A12, so sánh A11 và A12 khi khai báo Hải quan?

Trường Nguyễn – Hải Dương

Sau khi tiếp nhận câu hỏi của bạn Trường và nhờ Chuyên gia Nguyễn Lý Trường An – Giám đốc Công Ty TNHH SEAAIR GLOBAL, hiện tại cũng đang là giảng viên dạy chuyên đề Khai báo Hải quan tại trung tâm đào tạo thực tế nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu Vinatrain hỗ trợ giải đáp thắc mắc và nội dung đã được Ban biên tập VinaTran tổng hợp dưới bài viết này. Mời bạn và độc giả quan tâm tham khảo nội dung “Mã loại hình A11 là gì? So sánh A11 và A12 khi khai báo Hải quan?” và đánh giá cũng như để lại bình luận đóng góp ý kiến bên dưới nhé.

I. Mã Loại hình A11

1, Khái niệm

Căn cứ theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu cập nhật để hướng dẫn khai báo sử dụng trên phần mềm VNACCS, thì: Mã loại hình A11 là ký hiệu của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài là các mặt hàng phục vụ kinh doanh tiêu dùng theo quy định của Bộ Công thương. Đây là mã loại hình phổ biến trong khai báo hàng hóa nhập khẩu.

Mã loại hình a11 là gì?
Mã loại hình a11 là gì?

2, Đối tượng áp dụng mã loại hình A11 khi khai báo hải quan

Các trường hợp áp dụng loại hình A11 khi làm thủ tục hải quan khi Doanh nghiệp nhập khẩu:

  • Hàng hóa là hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan và khu doanh nghiệp chế xuất.

3, Thủ tục hải quan khi truyền tờ khai theo mã loại hình A11

Căn cứ theo Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm như sau:

Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.

Như vây, Mã loại hình A11 áp dụng trong trường hợp hàng hoá được nhập khẩu về theo mục đích kinh doanh thương mại. Ngoài ra, để biết mặt hàng của bạn xác định theo mã loại hình không cần nắm được những tiêu chí cơ bản sau khi xác định mã loại hình:

  • Loại hình doanh nghiệp: Cần dựa vào đăng ký ngành nghề kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản chất của giao dịch mua bán theo hợp đồng ngoại thương là gì: Việc này chủ hàng cần nắm rõ việc mua bán hàng hoá là gì: Mua đứt đoạn hay trao đổi, mượn, cho thuê…
  • Dựa vào mục đích sử dụng hàng hoá: Hàng được nhập khẩu về sử dụng làm gì để sản xuất rồi xuất khẩu, hay nhập về để gia công
  • Áp theo bảng mã loại hình: Dựa vào 3 tiêu chí trên sau đó đối chiếu với bảng mã loại hình theo quyết định QĐ 1357 để chọn mã loại hình phù hợp.

II. So sánh mã loại hình A11 và A12 trong khai báo Hải quan

Để không bị nhầm lẫn giữa mã loại hình A11 và A12 sử dụng trong khai báo hải quan doanh nghiệp cần phân biệt được các tiêu thức sau:

Tiêu thức A11 A12
Mục đích sử dụng – Nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh tiêu dùng – Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất trong nước
Đối tượng áp dụng – Doanh nghiệp Việt Nam (thành lập và có trụ sở tại Việt Nam, chủ sở hữu là người Việt Nam), trường hợp doanh nghiệp FDI theo công văn số 1478/TCHQ-GSQL – Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Nguồn nhập hàng
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan và khu doanh nghiệp chế xuất.
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
  • Nhập khẩu trực tiếp từ các khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ các mặt hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất trong khu phi thuế quan
  • Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thu mua tài chính

Trong quá trình khai báo hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp của công ty mình thuộc đơn vị áp dụng mã loại hình nào, cũng như hàng hóa thuộc diện nhập khẩu nào để làm chuẩn bước khai báo, tránh sai sót phải sửa lại hay hủy tờ khai.

Trên đây là nội dung về: Mã loại hình A11 là gì? So sánh A11 và A12 khi khai báo Hải quan?” là câu hỏi của bạn Trường Nguyễn. Mong rằng vấn đề chúng tôi vừa đề cập sẽ giúp ích cho bạn đọc đang quan tâm tới. 

Nếu bạn cần tìm hiểu về thủ tục hải quan và những phân loại về mã loại hình A11 là gì những điều cần lưu ý khi khai báo hải quan theo mã loại hình này,  hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế cùng VinaTrain. Đã có hơn 10.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Tham khảo thêm các khóa học về Xuất nhập khẩu: tại đây

Hà Linh (Tổng hợp)


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Tuệ An says:

    Nghiên cứu mã loại hình đau đầu phết đâu đơn giản là A11 và A12 đâu nhiều khi lại là H11 hoặc A41..vv…đi học để biết thêm cách làm

    0
    0
  2. Thảo An says:

    Hàng hóa là quà biếu, tặng và chỉ dùng trong nội bộ công ty phục vụ cho huấn luyện cán bộ, mở tờ khai loại hình H11 (dn khu chế xuất) thì có phải nộp thuế nhập khẩu và GTGT hay ko

    0
    0
  3. Công says:

    Khai báo loại hình A12 sản xuất hàng xuất khẩu thì công ty tôi chỉ cần kê khai nộp thuế nhập khẩu hay là kê khai nộp thuế nhập khẩu và cả thuế giá trị gia tăng

    0
    0
    • Huyền Vũ says:

      Nếu hàng mậu dịch có tờ khai hải quan , không thanh toán và không nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ, còn nếu có nộp thuế GTGT thì được khấu trừ nhé

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *