Master Bill of Lading ( MBL ) VẬN ĐƠN CHỦ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

5070 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Master Bill of Lading ( MBL ) VẬN ĐƠN CHỦ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

Là một loại vận đơn đường biển rất phổ biến khi vận chuyển hàng hóa quốc tế. Master Bill of Lading ( Vận đơn chủ ) là giải pháp giúp việc quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, có nhiều bạn còn chưa hiểu rõ về khái niệm này dẫn tới bị nhầm lẫn. Vậy Master Bill of Lading – MBL là gì trong xuất nhập khẩu. Hãy cùng Vinatrain tìm hiểu loại vận đơn này nhé

Xem thêm: SHIPPED ON BOARD B/L – Vận Đơn Đã Xếp Hàng Lên Tàu Là Gì? 

Master Bill of Lading ( MBL ) VẬN ĐƠN CHỦ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?
Master Bill of Lading ( MBL ) VẬN ĐƠN CHỦ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu?

Master Bill of Lading – MBL Là Gì là gì?

Master Bill of Lading viết tắt là MBL hay còn gọi là Vận đơn chủ. Đây là một loại Bill of Lading ( Vận đơn đường biển ) được hãng tàu phát hành cho Shipper có thể là người gửi hàng thực tế hoặc công ty giao nhận trung gian (Forwarder).

Cũng trên Master Bill of Lading, người nhận hàng được ghi là Consignee. Người nhận hàng cũng có thể là người thực tế nhập khẩu hàng hóa (Real consignee) hoặc đại lý của Forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent). Việc ghi chú các thông tin này trên MBL giúp xác định người gửi và người nhận hàng hóa một cách rõ ràng.

Để nhận biết Master Bill, bạn có thể xem một số thông tin về hãng tàu trên vận đơn đường biển, chẳng hạn như tên công ty, logo, số điện thoại, địa chỉ văn phòng của hãng tàu. Một số hãng tàu nổi tiếng bao gồm Maersk, MSC, Yang Ming, SITC, OOCL, và còn nhiều hãng khác nữa.

Thường thì một MBL sẽ chỉ phát hành cho một lô hàng với nhiều liên cùng chung một nội dung. Dưới đây là một số thông tin trên MBL mà bạn cần phải lưu ý:

  • Tên của người gửi là công ty giao  nhận vận tải tại nước xuất khẩu ( nhưng không phải là nhà xuất khẩu).
  • Tên của người nhận chính là công ty giao nhận vận tải tại nước nhập khẩu (nhưng không phải là nhà nhập khẩu).

Master Bill Of Lading được dùng khi nào

Xét về bản chất thì Master Bill cũng chính là một loại Bill of Lading ( Vận đơn ). Trong thực tế, có trường hợp chủ hàng sẽ làm trực tiếp với hãng tàu và sẽ có những trường hợp có sự tham gia của các bên trung gian như Forwarder hoặc NVOCC ( Hãng tàu không có tàu ). Cụ thể phân làm 2 trường hợp

  • Trường hợp 1 – Booking trực tiếp với hãng tàu: trong đó người gửi hàng sẽ liên hệ với hãng tàu để thực hiện các thủ tục booking. Trong trường hợp này, người gửi hàng sẽ tự trả các loại phí cho hãng tàu như phí Local Charge, cước vận tải và các khoản phí khác.
  • Trường hợp 2 – Booking qua Forwarder: tức là người gửi hàng sẽ liên hệ và thực hiện booking thông qua một công ty giao nhận vận chuyển (Freight Forwarder). Trong trường hợp này, người gửi hàng chỉ cần thanh toán các khoản phí cho Forwarder, và Forwarder sẽ tiến hành booking với hãng tàu và hoàn lại khoản phí đã nộp cho hãng tàu. Tuy nhiên, Forwarder sẽ tính thêm một khoản tiền như phí dịch vụ cho hoạt động của mình.

Chính vì vậy để phân biệt vận đơn của bên nào phát hành, người ta bổ sung thêm các vận đơn Master Bill (do hãng tàu phát hành), House Bill (do NVOCC hoặc Forwarder phát hành).

Theo đó, trên vận đơn do hãng vận tải cấp, có thể xảy ra hai trường hợp với người đứng tên trong ô Shipper và Consignee.

  • Trường hợp 1 là khi Shipper là người xuất khẩu thực tế hàng hóa (Real Shipper) và Consignee là người nhập khẩu thực tế hàng hóa (Real Consignee). Trong trường hợp này, hãng tàu sẽ phát hành Master Bill of Lading (MBL), và Forwarder không tham gia nên không phát sinh House Bill of Lading (HBL).
  • Trường hợp 2 là khi Shipper trên MBL là công ty Forwarder và Consignee là đại lý của Forwarder đó tại cảng đến (gọi là Forwarding Agent). Trong trường hợp này, lô hàng sẽ có 2 bộ vận đơn là House Bill of Lading (HBL) và Master Bill of Lading (MBL). Cụ thể, MBL do hãng tàu cấp cho Forwarder, trong khi HBL do Forwarder cấp cho chủ hàng.

Tóm lại, việc có sự tham gia của bên Forwarder sẽ ảnh hưởng đến việc phát hành vận đơn và (có thể liên quan) đến quyền lợi của các bên tham gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển.

Nội dung của Master Bill gồm những gì?

Trên Vận đơn chủ – Master Bill of Lading (MBL) thường sẽ có những thông tin được ghi như sau:

  • Thông tin của người gửi hàng xuất khẩu: Đây có thể là người gửi hàng thực tế (Real Shipper) hoặc công ty giao nhận trung gian (Forwarder) đại diện cho người gửi hàng thực tế.
  • Thông tin của người nhận hàng xuất khẩu: Đây có thể là người nhận hàng thực tế (Real Consignee) hoặc đại lý của Forwarder tại cảng đến (Forwarder Agent).
  • Tên tàu vận chuyển, điểm khởi hành và điểm đến: MBL sẽ ghi rõ tên tàu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, cũng như địa điểm xuất phát và đích đến của lô hàng.
  • Thông tin về hàng hóa vận chuyển: Bao gồm tên hàng hóa, số lượng, khối lượng, số hiệu, và ngày hàng được xếp lên tàu. Những thông tin này giúp xác định và xác nhận chính xác về các đặc điểm của hàng hóa.
  • Các điều khoản và điều kiện: MBL sẽ chứa các điều khoản và điều kiện quy định quyền và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Điều khoản này sẽ tạo ra căn cứ pháp lý để xử lý các tình huống tranh chấp hoặc khiếu nại.
  • Thời hiệu khiếu nại: MBL thường xác định thời hiệu khiếu nại, tức là thời gian cho phép đưa ra khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành MBL.
  • Các điều khoản thanh toán: MBL có thể đề cập đến các điều khoản liên quan đến thanh toán cước vận tải và các khoản phí khác liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Thông tin về hãng tàu: MBL sẽ hiển thị logo của hãng tàu, tên hãng tàu, số điện thoại và địa chỉ văn phòng của hãng tàu. Điều này giúp nhận biết rõ ràng về hãng tàu liên quan đến lô hàng.
  • Các công ước quốc tế: MBL có thể dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague-Visby Rules hoặc Hamburg Rules. Các công ước này quy định các quy tắc và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển hàng hóa và có thể áp dụng cho lô hàng cụ thể.

Tất cả những thông tin trên MBL đều quan trọng để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ quy định của các bên liên quan.

Mẫu Master Bill do hãng tàu và Forwarder phát hành

Dưới đây là 2 mẫu Master Bill để các bạn tham khảo

Mẫu Master Bill do Hãng tàu phát hành
Mẫu Master Bill do Hãng tàu phát hành
Mẫu Master Bill do Forwarder Phát hành
Mẫu Master Bill do Forwarder Phát hành

Một số lưu ý khi sử dụng vận đơn MBL

Trong trường hợp nếu như khách hàng đang muốn làm việc trực tiếp với những hãng tàu để nhận Master Bill thì bên gửi có số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn và thường xuyên để có thể thực hiện cam kết với hãng tàu thì lúc này hãng tàu mới có làm hợp đồng để khách hàng có thể book tàu trực tiếp.

Còn nếu như khách hàng thực hiện book tàu thông qua một công ty Forwarder mà vẫn muốn nhận được MBL. Thì lúc này công ty như một nhà môi giới hay trung gian thực hiện book tàu hộ cho khách hàng của mình.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo tìm hiểu thêm về khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain Việt Nam. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần thiết đối với một nhân viên xuất nhập khẩu cần có để có thể bắt đầu đi làm

Trên đây là một số thông tin về Master Bill of Lading cũng như những kiến thức liên quan về loại vận đơn rất phổ biến trong xuất nhập khẩu, Logistics này.. Hi vọng có thể giúp các bạn có thể sử dụng thành thạo trong công việc.  Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau thảo luận về Master Bill nhé

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Pingback: Master Bill of Lading ( MBL ) VẬN ĐƠN CHỦ Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? – VinaTrain Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *