I. Kế toán bán hàng là gì?
Trước khi làm rõ khái niệm “kế toán bán hàng là gì?” người học cần hiểu bản chất của bán hàng là gì? Bán hàng là quá trình chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ cho người mua và doanh nghiệp thu tiền về hoặc được quyền thu tiền. Còn kế toán bán hàng (Sales Accountant) là việc ghi chép, quản lý các công việc liên quan đến bán hàng, ghi doanh thu, thuế GTGT, hóa đơn bán hàng,…
II. Vai trò và quy trình của kế toán bán hàng trong doanh nghiệp
Hầu như trong bất kỳ doanh nghiệp nào có hoạt động bán hàng và dịch vụ cũng cần đến vị trí kế toán bán hàng. Khi có kế toán chuyên phụ trách mảng bán hàng, doanh nghiệp sẽ hạn chế các trường hợp thất thoát, phát hiện hàng hóa luân chuyển chậm, đẩy nhanh quá trình hoàn vốn.
Ngoài ra, giúp doanh nghiệp nắm bắt được mức độ hoàn chỉnh về tình hình bán hàng từ những số liệu và kết quả bán hàng mà kế toán bán hàng cung cấp, từ đó tìm những thiếu sót đưa ra những phương án, điều chỉnh nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Bởi có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, vị trí kế toán bán hàng cũng nhận được mức lương khá hẫu hình. Với những người mới ra trường, mức lương có thể dao động vào khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng/tháng.
Kế toán bán hàng chịu trách nhiệm ghi chép và sắp xếp đơn hàng khi nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ nhân viên bán hàng. Sau đó kiểm tra xem mức tồn kho của hàng hóa có đáp ứng đủ số lượng và chủng loại theo yêu cầu của người mua hay không, đồng thời thực hiện xuất hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa để gửi cho nhân viên bán hàng. Khi này sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu chưa có đủ hàng thì phải báo lại cho người mua.
- Nếu có đủ hàng thì sẽ gửi phiếu yêu cầu xuất kho đến cho thủ kho, để từ đó thủ kho làm thủ tục xuất hàng.
Sau khi hoàn tất, kế toán bán hàng phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan để ghi nhận nghiệp vụ này.
III. Mô tả công việc của nhân viên kế toán bán hàng
Công việc của kế toán bán hàng sẽ giúp cho nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, chi tiết về tình hình bán hàng củ công ty, từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn để phát triển doanh nghiệp.
- Lập đơn hàng/ hợp đồng theo đúng thông tin KD cung cấp và đúng chính sách bán hàng của Công ty.
- Theo dõi và thực hiện các công việc liên quan khi đơn hàng/ hợp đồng đã chốt.
- Tổng hợp số liệu bán hàng vào phần mềm kế toán và báo cáo định kỳ giúp nhà lãnh đạo có những thay đổi kịp thời trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, như có thể thay đổi phương thức bán hàng, thay đổi nhóm đối tượng, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp,…
- Kiểm tra theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng.
- Quản lý thông tin khách hàng, sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của Công ty.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu bán hàng trên phần mềm với số liệu kho. Tập hợp các khoản chi phí bán hàng thực tế đã phát sinh trong kỳ ví dụ như: chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí thuê nhân công,… phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, hoạt động này được sử dụng làm căn cứ để xác định kết quả bán hàng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất hóa đơn bán hàng, đối chiếu công nợ, kết hợp với kinh doanh lên kế hoạch thu hồi công nợ. Với những trường hợp hàng hóa bán ra có lỗi, kế toán bán hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tình hình thu hồi, đôn đốc việc thu hồi sản phẩm kịp thời, khi công ty thực hiện công tác thu hồi hàng hóa.
IV. Cần học gì để làm tốt công việc của nhân viên kế toán bán hàng
4.1. Quy tắc ghi nhận kế toán bán hàng
Kết quả hoạt động kinh doanh = Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh + Kết quả hoạt động tài chính + Kết quả hoạt động khác – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó:
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán – Chi phí hàng bán;
- Kết quả hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính;
- Kết quả hoạt động khác = Các khoản thu nhập khác – Các khoản chi phí khác – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
4.2. Quy tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng được diễn ra khi thảo mãn những điều kiện sau:
- Đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
- Không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
- Không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu
- Đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
4.3. Chứng từ kế toán bán hàng
Các loại chứng từ kế toán bán hàng cần quan tâm bao gồm:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là loại quan trọng nhất
- Hóa đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
- Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa lẻ, dịch vụ
- Giấy nộp tiền, thẻ quầy hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày
- Các biên bản thừa thiếu hàng, biên bản giảm giá hàng bán, biên bản bán hàng trả lại cùng các loại biên bản khác theo yêu cầu của từng công ty
- Các phiếu thu và giấy báo có
- Chứng từ liên quan khác phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
4.4. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng
- Bước 1: Nhận đặt hàng
- Bước 2: Kiểm tra tình hình công nợ khách hàng
- Bước 3: Kiểm tra hàng tồn kho
- Bước 4: Lập lệnh bán hàng
- Bước 5: Chuẩn bị giao hàng
- Bước 6: Giao hàng và vận chuyển hàng
- Bước 7: Cập nhật giảm hàng tồn kho
- Bước 8: Lập hóa đơn
- Bước 9: Theo dõi phải thu khách hàng
- Bước 10: Thu tiền
- Bước 11: Hoạch toán tổng hợp và lập báo cáo
Bạn có thể tham gia nhóm tự học kế toán cùng VinaTrain, nơi chia sẻ tài liệu học kế toán miễn phí, có cơ hội nhận học bổng là những khóa học kế toán online tại VinaTrain
Trên đây là mô tả công việc của nhân viên kế toán bán hàng chi tiết nhất mà VinaTrain muốn gửi tới bạn đọc, hy vọng qua bài viết này những người quan tâm đến vị trí kế toán bán hàng sẽ có góc nhìn rõ nét hơn về công việc này.
Nguồn: Châu Anh-Tổng hợp
———————————————————————————
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh:45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội:185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com