I. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Mở rộng thêm với các trường hợp:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc có chứng chỉ chuyên môn, giấy phép hành nghề để làm việc tại Việt Nam thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Xem thêm: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định:
II. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024
Mức đóng bảo hiểm xã hội dựa trên tỉ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương trên hợp đồng lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương tối thiểu và mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội:
2.1 Quy định về các mức tỉ lệ trích nộp bảo bảo hiểm xã hội bắt buộc
Như vậy, một tháng, người lao động phải trích đóng 10,5% từ tiền lương thỏa thuận theo hợp đồng lao động, người sử dụng phải trích 21,5% từ quỹ tiền của công ty để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích đồng thời từ lương của người lao động và từ quỹ tiền lương của công ty tổng cộng 32% vào quỹ bảo hiểm xã hội
2.2 Các khoản tiền lương làm căn cứ trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024
Khoản 2 Điều 89 Luật BHXH 2014 các khoản tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được xác định như sau:
a. Đối với những đối tượng thuộc quy chế lương do đơn vị tự quyết đinh
b. Đối với người làm việc theo quy chế tiền lương do nhà nước quy đinh
Như vây, Bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động được bảo vệ các quyền lợi của học trong thời gian không còn sức lao động hoặc sảy ra các rủi rỏ về:ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Mức thụ hưởng dựa trên căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Những nội dung này, đều nằm trong chương trình khóa học Bảo hiểm xã hội của VinaTrain, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu những vấn đề liên quan tới bảo hiểm xã hội, vui lòng inbox qua zalo hoặc gọi điện trực tiếp vào hotline 0964237168 của VinaTrain để được tư vấn kịp thời.
Nguồn: Minh Hương -Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
• Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
• Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
• Văn phòng Hà Nội: P1503 CT1A, Khu Đô Thị Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
• Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
• Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
• Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung
cho em hỏi mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể thay đổi theo thời gian không ???