Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Hàng Tháng, Cập Nhật Mới Nhất

bao-hiem-xa-hoi

Chào trung tâm VinaTrain ạ, em vừa được tuyển dụng vào một doanh nghiệp và được yêu cầu đóng Bảo hiểm xã hội, em muốn hỏi đây có phải là khoản đóng bắt buộc đối với tất cả người lao động không ạ? Và mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như thế nào vậy ạ? Em là sinh viên mới ra trường nên còn nhiều bỡ ngỡ, mong được các anh/chị ở VinaTrain giải đáp thắc mắc này, em xin cám ơn!

Kiều Oanh – Hướng Hóa, Quảng Trị

Cảm ơn câu hỏi của bạn Oanh, đây cũng là câu hỏi mà trung tâm nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên mới ra trường đi làm, vì đóng bảo hiểm sẽ bị trừ mất một khoản nhỏ trong phần tiền lương của các bạn, nên nhiều bạn có thắc mắc về việc có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội hay không và mức đóng đối với mỗi cá nhân là bao nhiêu. Để giải đáp thắc mắc này, xin mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây

I. Bảo hiểm xã hội là gì?

Khái niệm: Chiếu theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được quy định bởi Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội bảo hiểm xã hội (BHXH) là hình thức cam kết bảo vệ quyền lợi cho người lao động từ cơ quan bảo hiểm đối với trường hợp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động.

Tham gia bảo hiểm xã hội được coi là sự bảo đảm, nhằm hỗ trợ hoặc bù đắp một phần về kinh tế cho người lao động khi họ bị mất hoặc phải cắt giảm nguồn thu nhập do đau ốm, thời kỳ mang thai, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở có đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội.

Các yếu tố cấu thành các chế độ bảo hiểm xã hội gồm có 

  • Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội;
  • Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất theo quy định hiện hành
Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất theo quy định hiện hành

Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ:

Hiện nay, luật bảo hiểm xã hội được quy định gồm các chế độ sau:

  1. Chế độ bảo hiểm ốm đau;
  2. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
  3. Chế độ bảo hiểm thai sản;
  4. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp;
  5. Chế độ hưu trí;
  6. Chế độ bảo hiểm y tế
  7. Chế độ tử tuất.

II. Phân loại bảo hiểm xã hội:

Hiện nay, có 3 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội bổ sung và bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Cac-che-do-bao-hiem-xa-hoi

Các chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ:

a) Chế độ đau ốm: 

  • Người lao động phải nghỉ việc do đau ốm hay tai nạn (không phải tai nạn lao động) và có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau, tai nạn và có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn do tự gây ra, sử dụng các chất kích thích, ma túy

b) Chế độ thai sản: 

  • Người lao động nữ được nghỉ khám thai, hưởng các chế độ khi sinh con, khi sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai (trong trường hợp cần thiết); khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, người lao động nữ nhận mang thai hộ hay người nhờ mang thai hộ cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản (nếu đủ điều kiện được hưởng). 

c) Chế độ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động: 

Các diện được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

  • Bị các bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp đã được Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Suy giảm khả năng lao động >= 5%.

Các diện được hưởng chế độ tai nạn lao động:

  • Tại nơi công tác và trong giờ làm việc.
  • Ngoài nơi công tác hoặc ngoài giờ làm việc nhưng đang thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
  • Trên đoạn đường đi và về từ nơi ở đến nơi công tác trong khoảng thời gian phù hợp.
  • Suy giảm khả năng lao động >= 5%.

d) Chế độ hưu trí.

e) Chế độ tử tuất.

  • Bao gồm: Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần, trợ cấp tuất hàng tháng.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ:

a) Chế độ hưu trí.

b) Chế độ tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung:

Là chính sách nhằm mục đích bổ sung cho chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thành lập dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động thông qua hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được duy trì và phát triển bởi các hoạt động đầu tư theo quy định của Pháp luật. 

III. Chức năng của bảo hiểm xã hội:

Những quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội:

  • Tham gia và hưởng các chế độ mà Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định.
  • Được phát, quản lý sổ Bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn lao động.
  • Được nhận lương khi nghỉ hưu và các khoản trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo một trong các hình thức sau:
  • Nhận trực tiếp ở cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ (được ủy quyền).
  • Nhận thông qua tài khoản gửi tiền của người lao động mở tại ngân hàng.
  • Nhận thông qua công ty, tổ chức, người sử dụng lao động, nơi cá nhân làm việc.
  • Được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp đau ốm, khi đang được hưởng lương hưu, trợ cấp thai sản, nhận con nuôi.
  • Chủ động đi khám để giám định mức độ suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện.
  • Được phép ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho người khác.
  • Được cung cấp những thông tin liên quan đến việc đóng Bảo hiểm xã hội theo định kỳ; được người sử dụng lao động cung cấp thông tin liên quan đến việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của Bảo hiểm xã hội.
  • Người tham gia Bảo hiểm xã hội được quyền tố cáo, khởi kiện hay khiếu nại Bảo hiểm xã hội nếu nhận thấy sai phạm theo quy định Pháp luật.

VI. Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng:

Người lao động có thể chọn một trong các phương thức đóng Bảo hiểm xã hội dưới đây:

  • Hằng tháng.
  • 3 tháng/lần.
  • 6 tháng/lần.
  • 12 tháng/lần
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng. 
  • Đóng một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

** Đối với Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Đối với người lao động là công dân Việt Nam

Đối với người lao động là công dân Việt Nam mức đóng là 10.5%, đối vời ngưởi sử dụng lao động phải đóng 21.5%. Chi tiết các danh mục tham khảo bảng dưới đây:

Muc-dong-bao-hiem-xa-hoi-doi-voi-nguoi-lao-dong-la-cong-dan-VN

Đối với người lao động nước ngoài:

Đối với người lao động là người nước ngoài mức đóng là 1.5%, đối vời ngưởi sử dụng lao động phải đóng 6.5%. Chi tiết các danh mục tham khảo bảng dưới đây:

 

Muc-dong-bao-hiem-xa-hoi-doi-voi-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai

** Đối với Bảo hiểm xã hội tự nguyện:

(1) Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

(2) Mức đóng 3 tháng/lần, hoặc 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần. Được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định (1) nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

(3) Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm/lần).

Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Như vậy, với câu hỏi của bạn Kiều Oanh gửi về cho trung tâm thì có thể trả lời như sau: Bảo hiểm xã hội được phân thành 3 loại, đó là: Bảo hiểm bắt buộc, Bảo hiểm tự nguyện và Bảo hiểm tự nguyện hưu trí. Bạn cần xem kỹ loại Bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp yêu cầu đóng thuộc loại nào để tránh nhầm lẫn và mức đóng Bảo hiểm xã hội hàng tháng đã được chia sẻ trong bài viết cho từng đối tượng cụ thể, bạn có thể tham khảo nhé.

Tạm kết: Bài viết chia sẻ một số thông tin về Bảo hiểm xã hội và mức đóng Bảo hiểm xã hội hàng tháng, mình hy vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc về chính sách an sinh quan trọng này.

Nội dung đào tạo về Bảo hiểm xã hội đã được đưa vào giảng dạy tại các khóa học nghiệp vụ kế toán tổng hợp và hành chính nhân sự tại VinaTrain.

Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín.

Bạn đọc cần tư vẫn miễn phí vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 093.170.5774 / Mrs Nguyễn Mai 

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: Phước Thiện

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *