Quỳnh My – Quận 9, TP Hồ Chí Minh
VinaTrain xin cám ơn câu hỏi của bạn Quỳnh My gửi về cho ban tư vấn, đây cũng là vấn đề mà nhiều bạn đọc còn băn khoăn nên VinaTrain xin chia sẻ bài viết dưới đây để tổng hợp một số thông tin quan trọng cần lưu ý về Kinh phí Công Đoàn cũng như Mức phạt đóng chậm kinh phí công đoàn trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý:
- Điều 37 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP (ngày 01/03/2020)
- Luật công đoàn và nghị định 191/2013/NĐ-CP
I, Kinh phí công đoàn là gì?

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam, với mục đích chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Hoạt động của công đoàn: Tuyên truyền, tổ chức hoạt động, làm bên thứ ba bảo vệ quyền lợi cho lao động.
Để tổ chức Công Đoàn có thể duy trì hoạt động cần phải có một nguồn kinh phí nhất định, mà nguồn phí đó do người sử dụng lao động và người lao động đóng, được gọi là kinh phí công đoàn – nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động Công Đoàn ở các cấp. Pháp luật hiện hành quy định kinh phí Công Đoàn được trích 2% từ tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho người lao động và khi trích kinh phí này, một nửa sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên và phần còn lại dành cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
II, Đối tượng cần đóng kinh phí Công Đoàn

Pháp luật hiện nay quy định đối tượng đóng kinh phí công đoàn, như sau:
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là những cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp và không có sự phân biệt giữa đơn vị có hay không có công đoàn cơ sở. Mức đóng là 2% quỹ lương được sử dụng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chịu trách nhiệm đóng kinh phí Công Đoàn.
III, Mức phạt đóng chậm kinh phí công đoàn

– Đối với người sử dụng lao động vi phạm một trong số các điều dưới đây:
- Đóng kinh phí công đoàn chậm thời gian quy định
- Đóng kinh phí Công Đoàn nhưng không đúng mức đã quy định
- Đóng nhưng không đủ số lượng người thuộc đối tượng phải đóng kinh phí Công Đoàn
IV, Biện pháp khắc phục hậu quả khi không đóng kinh phí công đoàn
Cần phải thực hiện một số biện pháp sau để khắc phục hậu quả:
- Người sử dụng lao động cần phải nộp cho tổ chức Công Đoàn số tiền chậm đóng/chưa đóng đủ/chưa đóng trong vòng tối đa 30 ngày, sau khi có quyết định xử phạt. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đóng số tiền lãi tương ứng với số tiền còn thiếu.
- Theo quy định của Pháp luật hiện hành, số tiền lãi sẽ được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất, tính theo lãi suất của các ngân hàng thương mại Nhà Nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Tạm kết: Công Đoàn là một tổ chức được thành lập với mục đích chính nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, để duy trì thì cần phải có một nguồn kinh phí hỗ trợ và Pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về mức phạt đóng chậm kinh phí công đoàn. Hy vọng qua bài viết, VinaTrain có thẻ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này, đừng ngại để lại câu hỏi để được giải đáp nhanh chóng.
Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung