Muốn Làm Xuất Nhập Khẩu Thì Học Ngành Gì? Phân Tích Chuyên Sâu

95 lượt xem Hướng Nghiệp
Để làm xuất nhập khẩu có thể học các chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, Tài chính quốc tế....

Xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế toàn cầu, là quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Ngành này đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về các quy trình quốc tế, pháp luật thương mại và các hệ thống logistics. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay không có bất cứ một ngành học nào có tên gọi cụ thể là xuất nhập khẩu, khiến nhiều bạn hoang mang không biết để làm được thì học ngành gì? Sau đây VinaTrain sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng chuyên ngành học để sau ra trường làm việc hiệu quả

Để làm xuất nhập khẩu có thể học các chuyên ngành Luật thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, Tài chính quốc tế....

Những ngành học liên quan đến xuất nhập khẩu

Dưới đây là một số ngành học rất phổ biến mà nhiều trường đại học cao đăng trên toàn quốc có đào tạo. Khi học các chuyên ngành này sau khi ra trường bạn sẽ được xem là học đúng ngành

Kinh tế đối ngoại

Ngành học đầu tiên mà rất nhiều nhân viên xuất nhập khẩu đã tốt nghiệp là ngành kinh tế đối ngoại. Ngành này cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, thương mại toàn cầu, luật pháp quốc tế và quản lý các hợp đồng thương mại. Sinh viên học kinh tế đối ngoại thường được trang bị kỹ năng quản lý thương mại quốc tế, nắm vững các quy trình xuất nhập khẩu và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế quan, hải quan và thanh toán quốc tế. Điều này giúp họ đủ năng lực để làm việc trong ngành xuất nhập khẩu một cách hiệu quả.

Các bạn có thể học kinh tế đối ngoại tại các trường nổi bật như: Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), Đại học Kinh tế – Luật (UEL), Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế…..

Kinh tế đối ngoại là ngành học của nhiều nhân viên xuất nhập khẩu hiện nay

Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt?

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Sinh viên được trang bị kỹ năng tổ chức, phân tích và tối ưu hóa quy trình vận tải, lưu kho, và phân phối hàng hóa. Sau khi tốt nghiệp bạn hoàn toàn có thể làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Một số trường có thể mạnh đào tạo chuyên ngành này như: Đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), Đại học Kinh tế – Luật (UEL), Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội và TP.HCM.

Quản trị kinh doanh quốc tế

Chương trình này cung cấp kiến thức toàn diện về quản lý kinh doanh và đặc biệt là các kỹ năng quản lý ở thị trường toàn cầu. Sinh viên sẽ được đào tạo về các chiến lược kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, và phân tích thị trường quốc tế.

Một số trường có thế mạnh đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế bạn có thể tham khảo: Đại học Ngoại thương (FTU), Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), Đại học Kinh tế – Luật (UEL), Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội và TP.HCM….

Các chương trình đào tạo tại các trường này thường kết hợp lý thuyết với thực hành và cung cấp cơ hội thực tập hoặc trao đổi sinh viên quốc tế, giúp sinh viên có được trải nghiệm và kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh quốc tế. Bạn có thể kiểm tra trang web của các trường để biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo cụ thể và các yêu cầu đầu vào.

Tài chính quốc tế

Ngành này đặc biệt quan trọng trong việc xử lý thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái, và các chính sách tài chính toàn cầu. Nó cung cấp các công cụ phân tích tài chính để đảm bảo hiệu quả trong các giao dịch xuyên quốc gia.

Chuyên ngành Tài chính quốc tế tập trung vào việc quản lý và phân tích các hoạt động tài chính ở phạm vi vĩ mô. Đây là lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề tài chính và đầu tư liên quan đến các quốc gia và khu vực khác nhau. Những nội dung chính bạn sẽ được học rất hữu ích cho công việc xuất nhập khẩu sau này bao gồm các kiến thức về tỷ giá hối đoái trong các giao dịch quốc tế, kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng đa quốc gia, công ty đầu tư quốc tế và các cơ quan quản lý tài chính toàn cầu.

Đây là ngành học được hầu hết các trường đại học về kinh tế trên toàn quốc đào tạo. Sau khi ra trường bạn hoàn toàn có thể tự tin xin việc vào một công ty chuyên về xuất nhập khẩu để làm việc sau khi đã có kiến thức nền tảng vững vàng

Luật thương mại quốc tế

Đây là chuyên ngành rất mạnh để các bạn làm về xuất nhập khẩu, sinh viên ngành luật thương mại quốc tế sẽ học về các quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy tắc WTO, và các điều ước thương mại quốc tế. Kiến thức này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định và luật pháp quốc tế khi thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu.

Những kiến thức liên quan tới xuất nhập khẩu mà ngành học này sẽ đào tạo bao gồm: Nguyên lý và Cơ sở Luật Thương mại Quốc tế, Hợp đồng Thương mại Quốc tế, Giải Quyết Tranh Chấp Thương mại Quốc tế, Luật Hải quan và Xuất Nhập Khẩu, Chính sách Thương mại Quốc tế, Luật Cạnh tranh Quốc tế… và kỹ năng phân tích đàm phán quốc tế

Một số ngành khác khi tốt nghiệp ra trường bạn cũng có thể làm về xuất nhập khẩu như: Kinh doanh quốc tế & Logistics, Kinh tế vận tải biển, Quản lý hàng hải, Logistics & chuỗi cung ứng lấy, Kinh tế Hàng hải

Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều nhân viên xuất nhập khẩu tốt nghiệp từ các ngành không liên quan. Đối với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không học những chuyên ngành trên muốn làm về xuất nhập khẩu có thể lựa chọn khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn của VinaTrain để nâng cao nghiệp vụ, bạn cũng sẽ nhanh chóng nắm bắt được kiến thức, có thể tự tin bắt đầu với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu

Các kỹ năng cần thiết

Bên cạnh việc lựa chọn ngành học phù hợp, để thành công trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn cần trang bị thêm các kỹ năng quan trọng, phụ trợ cho công việc sau này. Các bạn nên cố gắng tích lũy ngay từ lúc còn là sinh viên đại học

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao dịch quốc tế. Ngoài ra, việc thông thạo thêm các ngôn ngữ khác sẽ là lợi thế.
  • Kỹ năng đàm phán và giao tiếp: Để làm việc với đối tác nước ngoài, đàm phán hiệu quả là yếu tố quan trọng.
  • Kỹ năng phân tích thị trường: Hiểu rõ thị trường nước ngoài và xu hướng tiêu dùng giúp điều chỉnh chiến lược xuất nhập khẩu một cách hợp lý.

Việc theo học các ngành như Kinh tế đối ngoại, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế và Luật thương mại quốc tế đều sẽ tạo nền tảng vững chắc cho những ai muốn bước chân vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Học viên sẽ được trang bị các kiến thức toàn diện và kỹ năng thực tế, đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Dũng says:

    đang làm trong ngành xuất nhập khẩu đây, đang làm khai báo ở HN. xưa cũng “chọn” mấy trường top này mà không có được vào cái trường nào hết 🤣 cũng may vãn bám nghề đến giờ 🤣

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *