Hiện nay, ở các trường đại học hầu hết đang đào tạo các chuyên ngành kế toán chủ yếu như Kế toán doanh nghiệp, Kế toán công, Kiểm toán, Kế toán ngân hàng, Kế toán bảo hiểm. Mặc dù đều học về kế toán nhưng ở mỗi chuyên ngành sẽ có định hướng khác nhau. Sau đây là thông tin quan trọng để các bạn có thể lựa chọn nên học chuyên ngành kế toán nào phù hợp với năng lực bản thân
1. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tất cả các loại hình doanh nghiệp: Thương mại, xây lắp, sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ,… Theo đánh giá từ phía nhiều anh chị kế toán thì các bạn nên học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm và đa năng hơn trong việc lựa chọn vị trí công việc
Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp học gì?
Chuyên ngành này sẽ giúp sinh viên có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết về ghi chép, thu nhận, xử lý, phân tích và quản lý báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp; kế toán tài chính; kế toán chi phí; kế toán quản trị; thuế; kế toán doanh nghiệp quốc tế, kiểm toán nội bộ, tài chính – ngân hàng,…
Cơ hội việc làm của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp?
Kế toán doanh nghiệp là chuyên ngành kế toán được đào tạo nhiều nhất hiện nay, có thể làm việc được trong bất kỳ doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ. Điều này mang lại nhiều cơ hội việc làm cho chuyên ngành kế toán doanh nghiệp hơn là các chuyên ngành khác
Từ những kiến thức đã học từ nhà trường thì sinh viên có thể làm việc tại những doanh nghiệp, tập đoàn, công ty,… với các vị trí như kế toán trưởng, nhân viên kế toán, kế toán tổng hợp,…
Kế toán doanh nghiệp cần làm gì?
- Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp
- Cập nhật thường xuyên các thông tư kế toán
- Kỹ năng mềm tốt
2. Chuyên ngành Kế toán công
Chuyên ngành Kế toán công thường không hướng đến những vấn đề về lợi nhuận từ việc kinh doanh mà liên quan đến quản lý, ghi chép tài chính của các cơ quan, tổ chức
Chuyên ngành Kế toán công sẽ có nhiệm vụ tương tự chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp những điểm đặc biệt của kế toán công là chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tình hình tài chính của tổ chức công và đảm bảo nguồn tiền được sử dụng một cách hợp lý
Chuyên ngành Kế toán công học gì?
Việc theo học huyên ngành “Kế toán công” sẽ giúp sinh viên có thêm những kiến thức và kỹ năng về kế toán nhà nước, kế toán ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán thuế công, quản lý tài chính,…
Cơ hội việc làm của chuyên ngành Kế toán công?
Cơ hội việc làm của Kế toán công rất rộng vì kế toán công bao gồm rất nhiều công việc khác nhau trong ngành kế toán như lĩnh vực kế toán công, lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, tài chính công,… Do đó, sinh viên chuyên ngành Kế toán công có thể tự do hơn rất nhiều trong việc lựa chọn công việc
Vị trí làm việc nào phù hợp với chuyên ngành Kế toán công
Chuyên ngành “Kế toán công” ngày sẽ giúp sinh viên có thêm những kiến thức và kỹ năng về kế toán nhà nước, kế toán ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán thuế công, chuyên viên tư vấn tài chính,…
Chương trình thường giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển những kỹ năng cần thiết để dễ dàng có được những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc với các vị trí như kế toán viên, kiểm soát viên, thanh tra viên,…tại các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính chính sự nghiệp,…
Kế toán công cần làm gì?
- Nắm bắt được các khía cạnh của kế toán công
- Có khả năng quản lý tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp
- Hiểu rõ nguyên lý kế toán và tài chính của doanh nghiệp
- Có khả năng phát hiện và sửa lỗi sai trong quá trình kế toán
- Am hiểu quản lý dòng tiền, chi trả lợi tức và chu kỳ thu hồi nợ
3. Chuyên ngành Kiểm toán
Chuyên ngành Kiểm toán là ngành chuyên thu thập, đánh giá và xác nhận những thông tin của báo cáo tài chính và báo cáo sự phù hợp của các thông tin đó với sự chuẩn mực kế toán
Chuyên ngành Kiểm toán học gì?
Chuyên ngành này tập trung giúp sinh viên có những kiến thức, kỹ năng liên quan đến kiểm tra và đánh giá sự chính xác và độ tin cậy của báo cáo tài chính mà công ty, doanh nghiệp hay tổ chức cung cấp.
Sinh viên chuyên ngành kiểm toán sẽ được học kiểm toán tài chính, kiểm toán nội bộ, kiểm toán thuế, kiểm toán hiệu suất và quản lý rủi ro, cũng như kiểm toán quốc tế, thống kê, phân tích tài chính,…
Cơ hội việc làm của chuyên ngành Kiểm toán
Chuyên ngành kiểm toán là ngành nghề đầy triển vọng vì nhu cầu nhân lực lớn và thu nhập cao, có khả năng thăng tiến tốt. Sinh viên sau khi học ngành Kiểm toán có thể làm việc ở những vị trí khác như kế toán, chuyên viên tài chính, chuyên viên kinh tế, chuyên viên ngân hàng, thuế,… Do đó, sinh viên sẽ có đa dạng sự chọn lựa
Vị trí làm việc nào phù hợp với chuyên ngành Kiểm toán
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kiểm toán sinh viên có thể làm việc tại những tổ chức tín dụng, ngân hàng,.. với các vị trí như nhân viên kế toán, kiểm toán viên, thuế, quản lý tài chính, thanh tra kinh tế, chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán, chuyên viên tín dụng, chuyên viên ngân hàng,…
Kiểm toán cần làm gì?
- Cần kiến thức kế toán, tài chính, kinh tế, luật,…
- Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu
- Áp dụng chuyên môn và thực tế tốt
- Di chuyển nhiều, đi công tác nhiều
- Kỹ năng mềm tốt
4. Chuyên ngành Kế toán ngân hàng
Sinh viên học chuyên ngành Kế toán ngân hàng là người sẽ thực hiện xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích những nghiệp vụ kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng. Từ đó, giúp ban lãnh đạo có những quyết định các hoạt động kinh doanh hợp lý
Chuyên ngành Kế toán ngân hàng học gì?
Chuyên ngành Ngân hàng sẽ đào tạo cho sinh viên các kiến thức từ các môn học như kế toán ngân hàng, ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương,… Từ đó, sinh viên sẽ có những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn cho ngành nghề tương lai của mình
Cơ hội việc làm của chuyên ngành Kế toán ngân hàng
Với mức lương hấp dẫn và việc xin vào làm tại các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn các chuyên ngành khác. Do đó, bạn phải có một chuyên môn thật giỏi mới có thể thành công. Tuy nhiên hãy cố gắng vì ngành Kế toán ngân hàng hứa hẹn sẽ là một công việc lý tưởng và ổn định với mức thu nhập cao
Vị trí làm việc nào phù hợp với chuyên ngành Kế toán ngân hàng?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có thể làm kế toán với những vị trí như kế toán viên, chuyên viên tín dụng, chuyên viên ngân hàng,…
Kế toán ngân hàng cần làm gì?
- Ghi chép, phản ánh kịp thời các giao dịch phát sinh
- Cung cấp các thông tin qua việc phân tích và tổng hợp số liệu
- Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn
- Phục vụ tốt khách hàng và củng cố công tác kế toán ngân hàng
5. Chuyên ngành Kế toán bảo hiểm
Chuyên ngành kế toán bảo hiểm là vị trí ghi chép, lưu trữ thông tin, giải quyết những vấn đề liên quan đến những vấn đề như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thai sản của nhân sự trong công ty, doanh nghiệp có thẩm quyền
Chuyên ngành Kế toán bảo hiểm học gì?
Chuyên ngành “Kế toán bảo hiểm” sẽ giúp sinh viên có những kiến thức và kỹ năng về kế toán của lĩnh vực bảo hiểm như kế toán bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…
Cơ hội việc làm của chuyên ngành Kế toán bảo hiểm
Số lượng nhân sự của mỗi công ty đều rất lớn cho nên nhu cầu về nhân sự của ngành Kế toán bảo hiểm cũng tăng cao. Do đó, cơ hội tìm việc của sinh viên ngành Kế toán bảo hiểm là vô cùng cao
Vị trí làm việc nào phù hợp với chuyên ngành Kế toán bảo hiểm?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công ty bảo hiểm với chức vụ là nhân viên kế toán, chuyên viên bảo hiểm,…
Chính sự đa dạng này sẽ giúp kế toán là lựa chọn tuyệt vời cho những ai còn đang lưỡng lự không biết nên chọn ngành gì.
Kế toán bảo hiểm cần làm gì?
- Nắm vững các hạch toán kế toán, bảo hiểm xã hội
- Am hiểu các thông tư kế toán
- Xử lý, lập, kiểm tra chứng từ
- Lập báo cáo kế toán
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu kế toán
Từ bài viết về Chuyên ngành kế toán này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành nghề này và có thể tận dụng tối đa khả năng, cơ hội của bản thân để đạt được thành quả như bạn mong muốn
Tác giả: Lê Thành Liêm
Chuyên gia kế toán với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là kế toán trưởng - Quản lý chất lượng đào tạo kế toán tại Vinatrain, Tư vấn thuế & dịch vụ kế toán cho các doanh nghiệp
Bài viết rất hữu ích, em cũng đag băn khoăn nên học kế toán doanh nghiệp hay kiểm toán, rất mong mọi người tư vấn
Kế toán thì ráng học sâu đào sâu, nhận làm báo cáo và cơ số lần nộp tiền ngu do bị phạt thì sẽ lên lv thôi
Từng ở 7 năm dưới cái đất Hà Nội học TCNH nhưng không được cái mẹ gì vào đầu. Về quê học 3 năm kế toán cơ bản để xin đi làm 1 doanh nghiệp, từng nhận thấy mình có thể ôm thêm việc cty nhỏ khác về làm báo cáo. Nhưng sau 7 năm tiếp theo đi làm, tự nhận thấy kiến thức học 10 giờ còn 1, cuốc sống ì trệ, không có chí tiến thủ, phấn đấu. Lương bèo bọt so với mặt bằng chung. Mang tiếng là kế toán nhưng vào làm thì đủ thứ việc trên đời. Giờ còn không biết mình có phải là kế toán ko nữa
Nói chung con trai thì ko nên theo kế toán, con gái thì được
Các hướng đi sau kiểm toán:
Kế toán tài chính/Kế toán trưởng/Finance controller (thường học lấy ACCA/CPA VN)
Kế toán quản trị/FP&A/Business partner/Finance manager (thường học CMA/CIMA)
Kiểm toán nội bộ (CIA/CRMA)
Đầu tư (finance/investment analyst): Học CFA làm cho quỹ hoặc BP đầu tư của từng cty
Mấy năm gần đây còn có hướng nhảy ra làm Business analyst hoặc data analyst, riêng mảng này thì chỉ nghe qua thôi chứ ko rành
Em đang có dự định học ngành kế toán nhưng tìm hiểu thấy mọi người bảo làm kế toán lương thấp với lại áp lực bạc đầu . Bác nào có kinh nghiệm trong ngành này cho em xin chút chỉ giáo với ạ. Với cả ngành kế toán bây giờ ra trường có dễ xin việc k ạ và trong trường hợp k may thì có nhảy được sang ngành nào khác không ? Em xin cảm ơn các bác
Kế toán thì hơi bị outdated rồi. Cạnh tranh cao quá lương lại thấp quá.
Mấy cái kia bạn học từ bây giờ cũng ổn. Nhưng nên học nghiêm túc chứ không phải hứng lên học rồi bỏ.
Học nghiêm túc như 1 chương trình đại học ấy, thì mới có cơ hội cạnh tranh
Em vừa xem điểm THPT thì thấy không được tốt lắm. Với phương thức xét học bạ và điểm ĐGNL thì em đã đậu ngành kế toán của Kinh tế HCM và kiểm toán của Kinh tế Đà Nẵng.
Em thích học kiểm toán hơn. Nhưng học kinh tế Đà Nẵng sau này vào HCM, Hà Nội làm được không ạ, các nhà tuyển dụng có đánh giá cao Kinh tế Đà Nẵng không ạ? Và cơ hội việc làm cho ngành kế-kiểm-tài chính ở Đà Nẵng có nhiều không ạ.
Mong mọi người tư vấn giúp em ạ, em xin cảm ơn ạ.
1 vote Kiểm Toán, Kế Toán thực tế đường dài khoai lắm. Kiểm Toán tiềm năng cao hơn.
Kiểm Toán học nghiêm túc, có năng lực tốt thì ĐN không thếu job ngon em nhé.