• Trang chủ
  • Tin tức
  • Ngành Logistics là gì, học những gì, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp

Ngành Logistics là gì, học những gì, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp

3462 lượt xem Tin tức
Nghành logistics là gì

Ngành logistics phát triển mạnh tại Việt Nam trong vài năm gần đây kéo theo đó là nhu cầu lớn về nguồn nhân sự làm việc trong lĩnh vực này. Khái niệm về logistics còn mới mẻ với rất nhiều người. Vậy nghành logistics là gì, học logistics cần học những gì, thu nhập và cơ hội nghề nghiệp ra sao, cùng VinaTrain tìm hiểu rõ trong bài viết này. 

Nghành logistics là gì
Nghành logistics là gì

Logistics xuất phát từ thuật ngữ “logistikas” là người chịu trách nhiệm đến các vấn đề về tài chính cũng như cung cấp phân phối tại đế chế Roman và Byzantine. Trong thời hiện tại, Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiệu thụ.

 

Trích dẫn theo Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:

Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ  từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng.”

Logistics dùng để định vị các nguồn lực liên quan tới chuỗi cung ứng. Tại Việt nam, nhu cầu học và làm công việc liên quan tới logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Có nhiều công ty làm dich vụ liên quan tới Logsitics như: hãng vận tải, công ty dịch vụ logistics, forwarder, kho vận… tất cả nhưng đơn vị này là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng logistics giúp sản phâm  được sản xuất, vận chuyển từ kho người bán tới người thiêu thụ cuối cùng.

Vì thế lựa chọn công ty cung cấp dịch vụ logistics sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm.

Dịch vụ Logistics gồm những gì?

Nghành Logistics tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động vì phạm vi ảnh hưởng của nghành này tác động tới tất cả các khối nghành nghề trong xã hội do bất kỳ doanh nghiệp, đơn vì nào cũng có nhu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu mua bán sẩn phẩm. Các dịch vụ liên quan tới nghành này gồm:

  1. Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
  2. Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
  3. Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
  4. Các dịch vụ bổ trợ liên quan tới hàng hóa gồm tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, tồn kho, phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua phương tiện chứa đựng hàng (container).

Những dịch vụ logistics liên quan tới quá trình vận tải

  1. Dịch vụ vận tải biển; thuỷ nội địa
  2. Dịch vụ vận tải hàng không;
  3. Dịch vụ vận tải đường sắt;
  4. Dịch vụ vận tải đường bộ.
  5. Dịch vụ vận tải đường ống

Dịch vụ bổ trợ liên quan khác trong ngành logistics

  1.  Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật
  2.  Dịch vụ bưu chính
  3. Dịch vụ thương mại bán buôn
  4. Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
  5.  Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Dịch vụ logistics gồm nhiều lĩnh vực khác nhau
Dịch vụ logistics gồm nhiều lĩnh vực khác nhau

Vai trò và lợi ích của Logistics đối với kinh tế

Một số lợi ích mà nghành logistics mang lại thúc đẩy phát triển kinh tế:

  1. Logistics được xem cầu nối liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường 
  2. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
  3. Logistics chuyên nghiệp sẽ rút ngắn khoảng cách từ khâu đầu vào nguyên vật liệu,phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng
  4. Đơn vị dich vụ logistics giúp cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
  5. Tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối
  6. Mở rộng thêm nhiều phương thức kinh doanh mới hiệu quả, góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế.
  7. Logistics phát triển góp phần giảm chi phí,hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa quy trình trong thương mại quốc tế
  8. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong thời đại mới, thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng nhu cầu vận tải.

Tuy nhiên, tại Việt Nam thực trạng phát triển lĩnh vực logistics vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập:

  • Hạ tầng cơ sở nghèo nàn, manh mún, bố trí bất hợp lý.
  • Chính sách cơ chế chưa thực sự hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển tốt nhất, chồng chéo, nhiều phí, chưa cơ quan chuyên trách quản lý hoạt động này.
  • Nhà nước đang thả lỏng trong việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở vật chất của đơn vị xin phép hoạt động
  • Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics hiện đang thiếu trầm trọng rất thiếu lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ cơ bản
  • Các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chủ yếu ở mức vừa và nhỏ chưa có nhiều doanh nghiệp lớn có tầm ảnh hương trong khu vực.

Ngành logistics phát triển tạo ra nhiều việc làm mới giúp phát triển kinh tế bền vững
Ngành logistics phát triển tạo ra nhiều việc làm mới giúp phát triển kinh tế bền vững

Học gì để làm logistics, cơ hội nghề nghiệp 

Để làm được Logistics tốt nhất ngoài kiến thức nghiệp vụ bao gồm ( incoterm, thanh toán, thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu, vận tải…) thì người học cần bổ sung thêm kỹ năng mềm, nghiệp vụ tin học văn phòng, phong cách chuyên nghiệp và ngoại ngữ là không thể thiếu được.

Ngoài những kiến thức nghiệp vụ bạn cần rèn luyện kỹ năng mềm, một nhân sự có lộ trình thăng tiến tốt trong nghành này sẽ cần các tố chất:

  • Năng động, nhạy bén và tư duy logic tốt
  • Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp công việc
  • Kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm
  • Khă năng quản lý và có kỹ năng giao tiếp
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, trình bày vấn đề.

Vị trí công việc trong lĩnh vực logistics rất đa dạng bạn có thể làm một trong những đầu việc sau:

  • Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
  • Nhân viên khai báo hải quan điện tử
  • Nhân viên sale dịch vụ logistics
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên/ nhà quản trị tồn kho, nhân viên/ nhà quản trị kho bãi
  • Vận tải, phân phối, hiện trường
  • Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.

Làm logistics cần học những gì
Làm logistics cần học những gì

Mức lương ngành Logistics hiện tại là bao nhiêu?

Logistics đang là ngành “hot” hiện nay, mỗi tháng hàng nghìn đầu việc liên quan tới lĩnh vực logisitics được tuyển mới. Thu nhập tương xứng với năng lực, các tập đoàn lớn như: DHL, Bosh, Samsung, Unilever Vietnam…cần tuyển mới hàng trăm nhân sự trong lĩnh vực logisitcs mỗi năm. Theo thống kê hiện tại Việt Nam có hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics dự đoán sẽ càng tăng nhanh trong thời gian sắp tới.

  • Mức lương nghành logistics cho người mới dưới 6 tháng kinh nghiệm: 5.500.000 vnđ – 9.000.000 vnđ
  • Thu nhập này sẽ tăng dần khi bạn có kinh nghiệm và đảm nhiệm được nhiều đầu việc hơn giao động từ: 8.000.0000vnđ – 14.000.000vnđ
  • Cấp độ trưởng nhóm, quản lý thu nhập giao động từ: 12.000.000 vnđ- 17.000.000vnđ ở những doanh nghiệp khác vị trí này cũng nhận được thu nhập cao hơn có thể lên tới: 50.000.000 vnđ- 100.000.000vnđ./ tháng.

Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu là tốt?

Bạn có thể tham khảo danh sách các trường đại học đào tạo chuyên nghành Logistics tại Việt Nam

  • Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
  • Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
  • Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2
  • Học viên chính sách Phát Triển
  • Trường ĐH Hàng hải Việt Nam
  • Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM
  • Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam`
  • Học Viện Tài Chính

Nếu bạn là người đi làm hay học trái nghành có thể tham khảo ngay khóa học logistics tại hệ thống đào tạo nghiệp vụ thực tế VinaTrain, với chương trình đào tạo thực tế giúp người học có thể làm được việc ngay khi tốt nghiệp học viên được giáo viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics trực tiếp hướng dẫn. Với các hình thức học online – trực tiếp.

Buổi học logistics tham quan thực tế  tại trung tâm VinaTrain
Buổi học logistics tham quan thực tế tại trung tâm VinaTrain

Hy vọng, những chia sẻ của VinaTrain về nghành logistics là gì sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp và đặc trưng của nghành này tại Việt Nam. Trong thời gian tới logistics được dự báo phát triển mạnh tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong và ngoài nước.

Nguồn: Thanh Mai- tổng hợp


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Văn Phòng Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

 

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Do My says:

    em cũng đang tìm hiểu về nghành này nhưng thấy mông lung quá, học tài chính ra trường thất nghiệp đi bán bảo hiểm thu nhập k ổn định nên muốn chuyển qua logisitcs, tt tư vấn giúp em vs

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *