Công việc không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là nền tảng để định hình giá trị, bản lĩnh và sự phát triển của mỗi người. Việc lựa chọn gắn bó hay chuyển đổi công việc vào bất kỳ thời điểm nào đều vô cùng quan trọng, đặc biệt là thời điểm cuối năm – Khi mọi thứ dường như chững lại để nhìn lại hành trình đã qua thì nghỉ việc cuối năm có thể mang lại cả cơ hội lẫn rủi ro.
Dưới đây là một số lời khuyên với mong muốn giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho con đường tương lai:
Hãy dành thời gian để viết ra những ưu điểm, nhược điểm, tham khảo ý kiến từ những người tin cậy và tự hỏi bản thân liệu rằng sự thay đổi này có thật sự cần thiết cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của bạn.
Cơ hội phát triển công việc: Công việc hiện tại có giúp bạn phát triển thêm kỹ năng, nâng cao chuyên môn hoặc tiến xa hơn trong sự nghiệp không? Nếu câu trả lời là không, hãy tìm một nơi phù hợp hơn, bạn có thể lấy đó là động lực để phấn đấu.
Phúc lợi: Cuối năm là thời điểm mọi công ty đều xem xét thưởng tết và đánh giá hiệu suất cá nhân trong cả một năm. Nếu bạn thấy phần thưởng này không xứng đáng với những đóng góp bạn đã xây dựng cho công ty, bạn có thể cân nhắc đến một cơ hội khác phù hợp hơn, tốt hơn về tài chính.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân: Nếu công việc hiện tại quá áp lực, khiến bạn mệt mỏi, kiệt sức, cũng như không có thời gian cho bản thân hay gia đình thì đây cũng có thể là lý do khiến bạn cần tìm kiếm một công việc mới.
Môi trường làm việc: Môi trường làm việc hiện tại của bạn từ văn hóa doanh nghiệp đến đồng nghiệp và người lãnh đạo có khiến bạn cảm thấy thoải mái khi làm việc tại đây không hay là một môi trường luôn phải cạnh tranh theo nhiều hình thức để đạt được mục đích.
2. Tìm hiểu thị trường lao động
Trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc vào cuối năm, bạn hãy việc tìm hiểu thị trường lao động và các cơ hội nghề nghiệp để đảm bảo rằng bạn chuẩn bị đưa ra một lựa chọn đúng đắn.
Nghiên cứu xu hướng thị trường lao động:
Hãy liệt kê và xác định những công việc đang phát triển mạnh trên thị trường và có nhu cầu tuyển dụng cao, phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm của bạn. Sau đó đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành nghề để có thể chuẩn bị tốt hơn cho quá trình ứng tuyển.
Tìm hiểu về các nhà tuyển dụng:
Tham khảo, tìm hiểu thật nhiều đơn vị tuyển dụng qua các trang việc làm, mạng xã hội hay hội nhóm chuyên ngành để xác định công việc này có phù hợp với bạn hay không.
3. Chuẩn bị hồ sơ chuyên nghiệp
Việc chuẩn bị một hồ sơ chuyên nghiệp, gọn gàng sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng mới.
Chuẩn bị hồ sơ: Hãy cập nhật CV hay hồ sơ online một cách linh hoạt để phù hợp với yêu cầu công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn có thể liệt kê chi tiết những chứng chỉ chuyên môn hay khóa học nghiệp vụ liên quan, giải thưởng mà bạn đã đạt được trước đó. Ngoài ra bạn phải đảm bảo rằng trong hồ sơ xin việc của bạn nhấn mạnh lý do vì sao bạn phù hợp với vị trí đó và giá trị bạn có thể mang lại cho công ty là gì.
Rèn luyện kỹ năng phỏng vấn: Việc rèn luyện kỹ năng phỏng vấn tập trung vào cách bạn trình bày thành tích và kỹ năng nổi bật cũng là yếu tố quan trọng thu hút các nhà tuyển dụng.
4. Suy nghĩ về thời gian nghỉ việc
Thời gian thông báo nghỉ việc là yếu tố bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bạn không chỉ có thể tối ưu hóa quyền lợi cá nhân mà còn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.
Thời gian phù hợp: Bạn nên thông báo nghỉ việc vào thời gian cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 nếu bạn muốn rời công ty trước Tết. Nếu công ty của của bạn có chế độ thưởng cuối năm, bạn có thể cân nhắc và thông báo xin nghỉ sau khi đã nhận được tiền thưởng với mục đích tối ưu hóa quyền lợi cá nhân.
Ảnh hưởng đến công việc và đồng nghiệp: Cuối năm thường là giai đoạn bận rộn với việc tổng kết, quyết toán hoặc lập kế hoạch cho năm sau. Việc bạn xin nghỉ vào lúc này có thể gây áp lực cho những đồng nghiệp còn lại bởi họ có thể sẽ phải san sẻ công việc mà bạn đang thực hiện.
Bàn giao công việc: Hãy nên kế hoạch bàn giao công việc cụ thể cho nhân sự mới để đảm bảo quá trình việc chuyển đổi sẽ diễn ra suôn sẻ. Trách trường hợp khi bạn đã nghỉ rồi nhưng vẫn phải hỗ trợ xử lý những công việc tồn đọng.
5. Chuẩn bị tâm lý và tài chính
Bạn cần sự chuẩn bị thật vững về tâm lý và tài chính để có thể vượt qua giai đoạn chuyển đổi công việc một cách suôn sẻ.
Tâm lý: Khi thay đổi công việc tức là thay đổi môi trường làm việc, bạn cần học cách thích nghi dần dần với những kiến thức mới, nội dung mới, môi trường làm việc mới, lãnh đạo mới, đôi khi khiến bạn cảm thấy lo lắng. Nhưng khi bạn xác định nghỉ việc rồi thì những lý do trên bạn không nên bận tâm bởi sắp tới bạn cần tự tin, vững vàng trong mọi quyết định của mình.
Tài chính: Bạn nên có 1 khoản tiết kiệm đủ để trang trải cuộc sống vì ít nhất 3-4 tháng tới công việc mới của bạn chưa đạt đến mức lương kỳ vọng, trong khi chi phí sinh hoạt hàng ngày bạn vẫn phải sử dụng.
6. Lời khuyên
Khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ một cách kỹ lưỡng, bạn sẽ vượt qua quá trình nghỉ việc cuối năm trong sự tự tin và sẵn sàng cho những bước tiến mới trong sự nghiệp. Thị trường nghề nghiệp cuối năm có thể cạnh tranh, nhưng cơ hội luôn có nếu bạn nhất định không bỏ cuộc. Vì vậy hãy giữ một tinh thần khỏe mạnh để giúp bạn đối diện với những khó khăn, thách thức trong giai đoạn chuyển việc. Để đề phòng rủi ro khi công việc số 1 bạn chọn chưa phù hợp, hãy lập kế hoạch cho công việc số 2, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để bắt đầu lại và ổn định cuộc sống.
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
Thay vì nghĩ đến cái mất, bạn nghĩ đến cơ hội xem nào. Trong 100 người thì 98 người suy nghĩ như bạn và chỉ có 2 người dám đột phá. Trong khi chuyển việc cuối năm cũng là cơ hội mà, ít nhất thì lúc đấy đối thủ cạnh tranh với bạn ít hơn vì cũng đang nghĩ như bạn rồi.
4
0
Trung Hiếu says:
Kinh nghiệm xương máu mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trẻ đó là: Khi bạn muốn nghỉ việc thì trước tiên các bạn cần chuẩn bị cho mình một quỹ dự phòng tài chính ít nhất đủ để chi phí trong 6 tháng. Chứ không có dự phòng mà nghỉ luôn thì áp lực lắm nè
Có gia đình riêng mới lo tài chính chứ độc thân lại GenZ thì chưa nghĩ đến vấn đề này đâu ạ.
0
0
Nguyễn Liên says:
Theo mình cuối năm mình rải CV ở các công ty khác trước rồi đầu năm sau đi làm. Vẫn cứ nhận lương thưởng tết của công ty cũ đã. Chứ có mấy công ty tuyển người mới vào dịp cuối năm đâu.
Em đã từng suy nghĩ đến chuyện nghỉ việc cuối năm nhưng vì thưởng Tết nên không thể bỏ qua được 1 khoản kha khá này. Bác nào dám nghĩ là cũng mạnh mẽ đấy.
Tầm này mà nghỉ thì ăn cám còn có tháng nữa là tết rồi
Nghỉ là mất thưởng mất nọ mất kia nữa
Thay vì nghĩ đến cái mất, bạn nghĩ đến cơ hội xem nào. Trong 100 người thì 98 người suy nghĩ như bạn và chỉ có 2 người dám đột phá. Trong khi chuyển việc cuối năm cũng là cơ hội mà, ít nhất thì lúc đấy đối thủ cạnh tranh với bạn ít hơn vì cũng đang nghĩ như bạn rồi.
Kinh nghiệm xương máu mà mình muốn chia sẻ cho các bạn trẻ đó là: Khi bạn muốn nghỉ việc thì trước tiên các bạn cần chuẩn bị cho mình một quỹ dự phòng tài chính ít nhất đủ để chi phí trong 6 tháng. Chứ không có dự phòng mà nghỉ luôn thì áp lực lắm nè
Có gia đình riêng mới lo tài chính chứ độc thân lại GenZ thì chưa nghĩ đến vấn đề này đâu ạ.
Theo mình cuối năm mình rải CV ở các công ty khác trước rồi đầu năm sau đi làm. Vẫn cứ nhận lương thưởng tết của công ty cũ đã. Chứ có mấy công ty tuyển người mới vào dịp cuối năm đâu.
Rồi đầu năm sau pải đi làm công ty mới mà công ty cũ chưa cho nghỉ + giữ lương thì sao?
Gần cuối năm nhiều công ty hay có tình trạng lấy lý do ít việc để cho công nhân nghỉ việc để đỡ phải thưởng tết nè. Rồi qua năm mới là tuyển tiếp
Em đã từng suy nghĩ đến chuyện nghỉ việc cuối năm nhưng vì thưởng Tết nên không thể bỏ qua được 1 khoản kha khá này. Bác nào dám nghĩ là cũng mạnh mẽ đấy.
Tôi cũng từng nhen nhóm nhưng chẳng thế vượt qua cái thưởng tết