Em muốn thuê ủy thác nhập khẩu lô hàng này vì chưa xin được giấy tờ nhập khẩu. Khi thuê ủy thác có cần lưu ý gì không, lần đầu nhập hàng về em lo quá vì các bên Ủy thác lấy phí cao, cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng của em nữa. Vậy quy định về nhập khẩu ủy thác gồm những gì rất mong nhận được tư vấn từ VinaTrain.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho VinaTrain với kinh nghiệm làm hàng ủy thác nhiều năm và dịch vụ hỗ trợ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế. Chúng tôi gặp nhiều trường hợp học viên lo lắng khi không biết nhâp hàng về Việt Nam như thế nào do trước đó họ thường đi tiểu ngạch. Nhập khẩu uy thác không phải khái niệm mới nhưng còn khá lạ lẫm với nhiều người lần đầu làm xuất nhập khẩu. Bài viết này VinaTrain sẽ phân tích để bạn hiểu về quy trình làm hàng ủy thác diễn ra như thế nào.

I. Ủy thác nhập khẩu là gì – dich vụ ủy thác nhập khẩu gồm sẽ làm những gì ?
Ủy thác nhập khâu thực chất là chủ hàng có nhu cầu mua hàng đi thuê 1 công ty có chức năng làm thủ tục nhập khẩu, và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Khi ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu công ty làm dich vụ nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm pháp lý thay chủ hàng về lô hàng, đứng tên trên bộ chứng từ khai báo hải quan.
Dich vụ ủy thác có nhiều loại hình phụ thuộc vào nhu cầu của chủ hàng cần thuê có thể là ủy thác một phần hoặc ủy thác toàn phần. Hiện tại, chúng tôi làm dich vụ nhập khẩu ủy thác cho khách hàng gồm những nghiệp vụ như sau:
- Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
- Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
- Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
- Xin cấp C/O, giấy phép nhập khẩu với những lô hàng cần bổ sung chứng từ
- Tư vấn khách hàng hiêu về quy trình giải đáp thắc mắc nghiệp vụ liên quan tới lô hàng
- Thủ tục thông quan hàng hóa nhập khẩu
- Vận tải hàng về kho người mua
- Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
- Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
- Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)…

1.1 Tại sao cần phải sử dụng dịch vụ ủy thác nhập khẩu hàng hóa?
Thực tế chẳng ai muốn thuê ủy thác nhập khẩu làm gì vì không có nhiều công ty dich vụ logisitics làm tốt mảng ủy thác này, ngoài nghiệp vụ cần có quan hệ nữa. Ngoài ra khi thuế dich vụ nhập khẩu ủy thac chủ hàng phải trả phí ủy thác cho lô hàng này thường tính trên % giá trị của lô hàng giao động từ 2-4% giá trị hóa đơn hoặc phí cố định từ 5-7 triệu, phụ thuộc mức độ và tính chất hàng.
Theo kinh nghiệm làm hàng của VinaTrain chúng tôi thấy chủ hàng thuê ủy thác thường nằm trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, trường hợp này thường diễn ra đối với các doanh nghiệp mới thành lập, họ còn quá non nớt kinh nghiệm trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến hợp đồng này đồng thời còn khó có thể nắm bắt được hết các quy trình thực hiện các thủ tục với các đơn vị hải quan, cục thuế, … Để tránh làm ảnh hưởng đến thời gian cũng như tiền bạc của mình doanh nghiệp thường lựa chọn đến với các công ty xuất nhập khẩu hàng hóa để thực hiện hoạt động ký kết hợp đồng mua bán của mình. Từ đó mà giảm thiểu được tối đa các sai sót mà bạn có thể gặp phải khi không biết nhiều về hoạt động xuất nhập khẩu này.
- Thứ 2, đối với các cá nhân không có tư cách pháp nhân như là các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình hoặc là các cá nhân đơn thuần thì việc thực hiện ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài lại trở nên khó khăn do họ không đạt được độ tin tưởng đối với khách hàng của mình chính vì thế mà họ tìm đến công ty xuất nhập khẩu hàng hóa để nhờ họ thay mình thực hiện hợp đồng. Như vậy mọi chuyện sẽ diễn ra xuôn sẻ hơn rất nhiều.
- Thứ 3, các doanh nghiệp áp dụng phương pháp này nhằm giảm thiểu mức chi phí đối ứng. Tức là các doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện ép giá khách hàng, bày ra nhiều thủ tục khác nhau với nhiều điều khoản lắt léo vì thế mà việc nhờ đến công ty xuất nhập khẩu trao đổi thỏa thuận với đối tác biết đâu bạn lại có được một mức giá hợp lý mà không cao như lúc bạn nhập hàng trực tiếp.
1.2 Chú ý đối với hình thức ủy thác nhập khẩu cần biết
Khi thuê ủy thác nhập khẩu chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng rất kỹ về các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra với hàng hóa. và chi phí phát sinh nếu có.
Một trong những sai lầm thường gặp khi làm ủy thác nhập đó là doanh nghiệp ủy thác sẽ làm chứng từ khai báo nhưng không trực tiêp tham gia vào quá trình giao dịch hàng hóa đó. Nên chủ hàng khi tự giao dịch có xu hướng khai báo sai giá trị thưc tế lô hàng ( thường là khai nhỏ hơn giá trị thực của lô hàng) điều này có thể dẫn tơi trường hợp: hàng bị kiểm hóa ngay tại cửa khẩu hoặc có thể nhập khẩu về xong sau đó sẽ phải làm thủ tục tham vấn giá.
Thông tin bị sai lệch hoặc bị mất thông tin khi thuê ủy thác là điều khó tránh khỏi, bạn cần biết có nhiều công ty FWD sẽ sử dụng thông tin của bạn để bán cho các nhà cung cấp khác điều này có tác dụng như con dao 2 lưỡi nên thông thường nếu cảm thấy có khản năng thì sau vài lần thuê ủy thác họ sẽ tự làm khi xin được giấy phép nhâp khẩu.
Không phải hàng nào cũng làm nhập khẩu ủy thác và bên nào cung làm được hàng này. Đay là sự thật nhưng bạn sé thấy hàng thông thường sẽ rất dễ tìm bên nhập ủy thác về nhưng với hàng đặc thù như phế liệu, hóa chất sẽ khó hơn rất nhiều chi phí cũng cao hơn vì phụ thuộc trực tiếp vào chính sách quản lý ban nghành.
Tất cả các thông tin nằm trong thủ tục, giấy khai, bảng kê khai với cơ quan hải quan cần phải chuẩn xác nhất để tránh gặp phải các rắc rối về sau. Mọi thứ cần thực hiện đúng theo luật thương mại 2005 và nghị định số 187/2013/ NĐ – CP.

II. Trách nhiệm của các bên liên quan trong ủy thác nhập khẩu cần biết
Về điều này phụ thuộc vào thỏa thuận thuê hợp đồng nhập khẩu giữa chủ hàng và công ty dịch vụ, mình note ra một vài đặc điểm cụ thể như sau:
Về trách nhiệm của người ủy thác:
cung cấp toàn bộ, chính xác, đầy đủ và kịp thời các thông tin cho bên nhận ủy thác nhằm thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất. Phối hợp tốt với người thực hiện ủy thác với đối tác nước ngoài khi được người đó yêu cầu phối hợp. Chuyển tiền hàng đúng thời hạn để thanh toán kịp thời cho ngân hàng tránh gặp phải những rắc rối phát sinh không mong muốn. Thực hiện chi trả các khoản phí có liên quan từ bảo hiểm hàng hóa, phí vận chuyển, hoa hồng dịch vụ ủy thác, …
Trách nhiệm của người nhận ủy thác ( Công ty dịch vụ):
Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của khách hàng, đàm phán trực tiếp với bên đối tác nước ngoài để thu được kết quả mà cả 2 cùng mong muốn, thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết cho lô hàng, thanh toán tiền cho bên khách hàng nước ngoài theo yêu cầu của đơn vị ủy thác, lưu lại toàn bộ chứng từ sau mỗi lần thực hiện giao dịch xuất nhập khẩu để kê khai thuế cũng như là giữ lại theo quy định của pháp luật.

2.1: Quy trình xuất khẩu ủy thác uy tín chúng tôi đang thực hiện bạn có thể quan tâm
Bước 1 : Ký hợp đồng nhập khẩu ủy thác hàng ( ủy thác hàng nhập Trung Quốc, hàng nhập từ các Nước Khác)
Ký kết hợp đồng vận chuyển, khai báo, đàm phán,giao dịch và mua hàng những thỏa thuận có trong hợp đồng ủy thác
Tổng chi phí nhập khẩu.( phí chuyển tiền ngân hàng, phí vận chuyển , phí ủy thác nhập khẩu , thuế nhập khẩu , thuế VAT , phí kê khai hải quan, xin cấp phép nếu có…)
Bước 2 : Thanh toán tiền hàng
Chúng tôi sẽ thanh toán ngay khi nhận được thông tin đặt tiền hàng của quý khách, gửi lại bản scan hóa đơn chuyển tiền của ngân hàng để quý khách kiểm tra, sau thời gian 24h làm việc nhà cung cấp sẽ nhận được tiền thanh toán và chuyển hàng về Việt Nam. Thanh toán tiền hàng ủy thác nhập khẩu
Bước 3 : Vận chuyển hàng theo thỏa thuận giao dịch tại Incoterm
Dưa vào những điều điều kiện như FOB , EXW , CIF , DAF… sẽ có phương án vận chuyển hàng va chí phí vận chuyển hàng chính nghach tốt nhất theo đường bộ, đường biển, hay đường hàng không …
Bước 4 : Kê khai hàng hóa nhập khẩu
Thực hiện nghiệp vụ kê khai thông tin hàng hóa nhập chính ngạch gửi lai cho khách hàng, thanh toán tiền thuế giá trị gia tăng và các khoản thuế khác phát sinh trong hợp đồng
Bước 5 : Kết thúc dịch vụ ủy thác nhập khẩu
Khi kết thúc bước kê khai hải quan hàng hóa nhập khẩu, công ty sẽ vận chuyển giao hàng đúng số lượng , tên hàng nhưng đã thỏa thuận, bàn giao hóa đơn đỏ , giấy tờ liên quan đến lô hàng , kết thúc hợp đồng.
Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn vê việc có nên thuê nhập khẩu ủy thác hay không. Chỉ cần bạn tmf được đơn vị làm việc có trách nhiệm thì mọi việc khác coi như không phải lo lằng rối.
Chúc bạn thành công !
Bài viết dễ hiểu nhưng nếu có bộ tài liệu đi kèm để theo dõi thì tốt quá ạ
Quy trình ủy thác gồm những bước nào vậy ad? Ad có thể cho em xin bộ hồ sơ mẫu để tham khảo được không ạ
Trong quy trình nhập khẩu ủy thác, bên ủy thác có cần tham gia thực hiện các thủ tục hải quan, thuế,… này kia không ạ?
Chào bạn Min Min nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn ạ
Bên ủy thác tham gia hoặc không tham gia đều được bạn ạ, cái này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận và hợp đồng giữa 2 bên ban đầu nhé bạn
có những công nghệ mới nào hiện nay có thể áp dụng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp ạ?
Ủy thác nhập khẩu này có những rủi ro khi thanh toán lô hàng hoặc chiếm dụng lô hàng hoặc vốn của doanh nghiệp k ạ
Trường hợp bị rò rỉ thông tin thì mình giải quyết như thế nào ạ?
Nhập khẩu ủy thác này có giống như là mình thuê ngoài dịch vụ bên thứ 3 làm cho mình k ạ kiểu 3PL 4PL ấy, nếu khác thì nó khác như thế nào ở quy trình nào ạ
Chào bạn Thanh Tiến nhé, câu hỏi rất hay bạn ạ
Nói chung là cũng không hẳn nhé ạ. Nhập khẩu ủy thác là hình thức mà người mua hàng (bên ủy thác) thuê một công ty chuyên về nhập khẩu (bên nhận ủy thác) thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Như vậy, về bản chất, nhập khẩu ủy thác giống như việc thuê ngoài dịch vụ của bên thứ ba. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giữa nhập khẩu ủy thác với mô hình 3PL và 4PL như sau:
Đối tượng: Đối tượng của nhập khẩu ủy thác là hàng hóa, trong khi đó đối tượng của 3PL và 4PL là toàn bộ chuỗi cung ứng.
Phạm vi công việc: Phạm vi công việc của bên nhận ủy thác trong nhập khẩu ủy thác thường chỉ bao gồm các thủ tục nhập khẩu, trong khi đó phạm vi công việc của bên cung cấp dịch vụ 3PL và 4PL có thể bao gồm nhiều hoạt động khác trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như vận tải, kho bãi, phân phối,…
Trách nhiệm: Bên nhận ủy thác trong nhập khẩu ủy thác chỉ chịu trách nhiệm về các thủ tục nhập khẩu, còn bên ủy thác chịu trách nhiệm về các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa, chẳng hạn như thanh toán, kiểm soát chất lượng,…
Về quy trình, nhập khẩu ủy thác có thể được chia thành các bước sau:
– Bên ủy thác ký hợp đồng ủy thác với bên nhận ủy thác.
– Bên ủy thác cung cấp cho bên nhận ủy thác các thông tin cần thiết về hàng hóa, chẳng hạn như tên hàng, mã hàng, số lượng, giá trị,…
– **Bên nhận ủy thác thực hiện các thủ tục nhập khẩu, bao gồm:
Xin cấp phép nhập khẩu (nếu có)
Khai báo hải quan
Nộp thuế
Nhận hàng hóa tại cảng
Giao hàng cho bên ủy thác
– Bên ủy thác thanh toán cho bên nhận ủy thác.
Như vậy, nhập khẩu ủy thác là một hình thức thuê ngoài dịch vụ nhập khẩu, nhưng có phạm vi công việc hạn chế hơn so với mô hình 3PL và 4PL.
Em có thắc mắc về nhập khẩu ủy thác cần lưu ý, quy định về nhập khẩu ủy thác trên quy định kiểm tra và an toàn khi nhập khẩu từ các quốc gia khác thì có các quy định cụ thể về kiểm tra chất lượng và an toàn của hàng hóa không?
Có đó ạ, nhưng quy định này sẽ được dạy cụ thể trong khóa học, bạn tham khảo tham gia học đi ạ.
Em có thắc mắc về nhập khẩu ủy thác cần lưu ý những gì, quy định về nhập khẩu ủy thác trên quy định kiểm tra và an toàn khi nhập khẩu từ các quốc gia khác thì có các quy định cụ thể về kiểm tra chất lượng và an toàn của hàng hóa không?