Chứng nhận xuất xứ C/O là gì
Căn cứ theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa nêu rõ: C/O là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”. Dựa vào việc kiểm tra các thông tin trên C/O sẽ biết được nguồn gốc của hàng hóa đến từ quốc gia nào và thông qua các tiêu chí thể hiện trên C/O loại form C/O cũng xác định được mặt hàng có thuộc diện hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt không hây thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN).
Hiện tại, Pháp luật Việt Nam quy định có 2 loại C/O chính là:
- C/O không ưu đãi chứng nhận xuất xứ, hàng hóa xuất trình C/O không ưu đãi sẽ thuộc diện hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi MFN do doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ.
- C/O ưu đãi: Có chức năng chứng nhận xuất xứ, hàng hóa xuất trình C/O form ưu đãi này sẽ được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do các cơ quan ban nghành cấp. Tại Việt Nam có bộ công thương và VCCI là 2 tổ chức được nhà nước ban hành quyết định cấp C/O ưu đãi.
Cụ thể: Các loại C/O form ưu đãi: được sử dụng khi mua bán hàng hóa từ các nước hoặc các nhóm nước có ký kết quan hệ kinh tế với nhau. Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký hơn 15 Hiệp định thương mại đã ký kết và 2 Hiệp định khác đang được đàm phán. Các loại form C/O hưởng ưu đãi bao gồm:
![C/O form E thuộc loại C/O form ưu đãi áp dụng với những hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam](https://vinatrain.edu.vn/wp-content/uploads/2024/01/co-form-e.jpg)
Loại C/O form không ưu đãi: Khi xuất trình C/O này doanh nghiệp không được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ trả nhiều tiền thuế suất nhập khẩu cho mặt hàng hơn, đây là bất bất lợi cho doanh nghiệp. Các loại C/O không ưu đãi gồm:
Những trường hợp bị bị bác C/O, C/O bị loại doanh nghiệp cần biết
Về vấn đề bị bác C/O Bộ tài chính đã có quy định chi tiết tại điều 22 Thông tư số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Bộ hồ sơ hàng hóa nhập khẩu do công ty xuất trình tại điểm a khoản 1 Điều 4 thông tư số 03, nếu cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ theo quy định của thông tư sẽ bị hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xử lý; đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ nếu C/O không hợp lệ hàng hóa nhập khẩu này sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan. Sau đó hàng hóa vận sẽ được thông quan bình thường.
- Trường hợp khai hải quan nhập khẩu người khai hải quan không khai chậm nộp C/O trên tờ khai sau đó mới xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ C/O sẽ bị cơ quan hải quan vẫn sẽ từ chối CO theo quy định. Ngoài ra còn trường hợp khi làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp cũng sẽ bị bác C/O
- Nhiều doanh nghiệp kê khai xin chậm nộp C/O theo quy định tại Điều 5-TT03-TTBTC nhưng việc khai bổ sung và nộp chứng từ quá thời hạn quy định vẫn sẽ thuộc trường hợp bị bác C/O.
Lưu ý: Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo chi tết từ Hải quan trên hệ thống xử lý dữ liệu hải quan hoặc thông báo bằng văn bản về viêc từ chối nhận C/O, nguyên nhân C/O bị loại không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
Doanh nghiệp gặp tình huống này nên làm việc lại với nhà cung cấp để bổ sung hồ sơ giải trình tính hợp lệ của C/O. Nếu giải trình hồ sơ chứng minh đạt tiêu chuẩn sẽ được hải quan chấp nhận C/O.
![Các trường hợp bị bác C/O sẽ không được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu](https://vinatrain.edu.vn/wp-content/uploads/2024/01/cac-truong-hop-bi-bac-co.jpg)
Làm sao để không bị bác C/O khi làm thủ tục thông quan
- Doanh nghiệp khi có ý định mua bán hàng hóa cần tìm hiểu trước về thủ tục quy định với mặt hàng đó. Thông qua việc áp mã hscode, doanh nghiệp xác định được cụ thể mức thuế xuất nhập khẩu và loại C/O sẽ được sử dụng phù hợp.
- Nên yêu cầu đối tác gửi mẫu C/O mà họ đã từng cấp cho doanh nghiệp tương tự tại Việt Nam nếu có. Trong trường hợp không có thì là mẫu C/O đã từng cấp cho một nước khác để kiểm tra.
- Nhờ sự tham vấn của chuyên gia có kinh nghiệm kê khai, kiểm tra chứng nhận xuất xứ C/O.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, kiến thức kiểm tra chứng nhận xuất xứ hãy tham gia ngay khóa học tự chứng nhận xuất xứ C/O do VinaTrain tổ chức. Với kinh nghiệm đào tạo nghiệp vụ thực tế cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chúng tôi cam kết giúp bạn làm chủ kỹ năng lập dựng, phân tích kiểm tra C/O chỉ sau 7 buổi học. Ngoài đào tạo về chứng nhận xuất xứ VinaTrain còn làm dịch vụ xin cấp C/O , doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ: Hotline: 0964.237.168
Bạn đọc quan tâm thêm về các trường hợp bác C/O, tham khảo bài viết: Cách kiểm tra C/O form E để không bị bác C/O.
Nguồn: Thanh Mai-Tổng hợp
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Lỗi về chữ ký và xác nhận từ các bên liên quan trong quy trình xuất nhập khẩu có thể làm cho C/O Xuất Nhập Khẩu không hợp lệ thì sẽ như nào ạ
Chào bạn Thương nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn
Lỗi về chữ ký và xác nhận trong C/O Xuất Nhập Khẩu có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thông quan hàng hóa và lợi ích của doanh nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
1. C/O không hợp lệ:
Cơ quan hải quan từ chối chấp nhận C/O: Khi C/O không có chữ ký hoặc xác nhận hợp lệ, cơ quan hải quan có quyền từ chối chấp nhận, dẫn đến việc hàng hóa bị ách tắc tại cảng, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Mất ưu đãi thuế quan: C/O là một trong những giấy tờ quan trọng để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nếu C/O không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, dẫn đến tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
Rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp có thể bị phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cố ý sử dụng C/O giả mạo hoặc không hợp lệ.
2. Phân biệt lỗi:
Lỗi nhỏ: Một số lỗi nhỏ về chữ ký hoặc xác nhận có thể được chấp nhận bởi cơ quan hải quan, ví dụ như sai sót chính tả, khác biệt nhỏ trong cách ký tên so với mẫu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng mức độ chấp nhận lỗi có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia và từng trường hợp cụ thể.
Lỗi nghiêm trọng: Các lỗi nghiêm trọng như thiếu chữ ký, chữ ký không khớp với mẫu, hoặc dấu xác nhận không rõ ràng sẽ khiến C/O không hợp lệ và dẫn đến những hậu quả như đã nêu trên.
3. Một số ví dụ về lỗi thường gặp:
Thiếu chữ ký: C/O phải được ký bởi người có thẩm quyền của cơ quan cấp C/O. Nếu thiếu chữ ký, C/O sẽ không hợp lệ.
Chữ ký không khớp với mẫu: Chữ ký trên C/O phải khớp với mẫu chữ ký đã được lưu tại cơ quan cấp C/O. Nếu chữ ký không khớp, C/O có thể bị nghi ngờ là giả mạo.
Dấu xác nhận không rõ ràng: Dấu xác nhận của cơ quan cấp C/O phải rõ ràng và dễ nhận biết. Nếu dấu xác nhận không rõ ràng, C/O có thể bị coi là không hợp lệ.