I. Chế Độ Nghỉ Ốm Hưởng Nguyên Lương Và Nghỉ Ốm Hưởng BHXH Có Gì Khác Nhau?
Chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH là những chế độ người lao động có thể được hưởng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Là chế độ hỗ trợ một phần kinh phí để người lao động chữa trị và sớm quay lại làm việc, chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH sẽ khác nhau cơ bản ở thời gian và mức hưởng khi nghỉ, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Điều kiện áp dụng
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương:Được áp dụng trong 02 trường hợp sau:
TH1: theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, điều kiện nghỉ ốm hưởng nguyên lương người lao động như sau:
- Người lao động bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không nằm trong danh mục tai nạn lao động, điều trị thương tật do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp dẫn tới phải nghỉ việc và có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền.
- Người lao động có con dưới 7 tháng tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con, đã được cơ quan y tế xác nhận tình trạng
- Lao động nữ quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh và thuộc hai trường hợp trên.
TH2: thời gian nghỉ ốm của người lao động trùng với ngày phép của năm.
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH: Người lao động thuộc diện nghỉ ốm đau quy định tại Điều 2 củaThông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (như mục điều kiện nghỉ ốm hưởng nguyên lương).
Thứ hai: Thời gian nghỉ ốm
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương:
Theo Điều 111 của “Bộ luật lao động năm 2019“, người lao động làm việc cho đơn vị từ 12 tháng trở lên sẽ được nghỉ phép năm:
- Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường: 12 ngày
- Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật: 14 ngày
- Đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành: 16 ngày.
Số lượng ngày nghỉ hàng năm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện lao động, mà còn căn cứ vào đối tượng tham gia lao động.
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH: Có 2 trường hợp
TH1: Bản thân nghỉ ốm đau
Theo điều 26 và 27 của Luật BHXH số: 58/2014/QH13,trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
- Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm: nghỉ 30 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ 40 ngày.
- Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.
Trong trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7:
- Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.
- Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.
Tối đa số ngày nghỉ của người lao động là 180 ngày khi bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định. Thời gian nghỉ bằng thời gian tối đa đóng bảo hiểm xã hội.
TH2: Nghỉ việc khi con ốm đau
- Con dưới 3 tuổi thì người lao động: nghỉ tối đa 20 ngày.
- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi, người lao động: nghỉ tối đa 15 ngày.
Thời gian nghỉ bằng 1 năm làm việc tại đơn vị, trong trường hợp cả bố và mẹ hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Thứ ba, Mức lương được hưởng:
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương: người lao động được nghỉ vào thời gian nghỉ phép năm nên mức tính hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, nghĩa là 100% lương.
+ Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH: Tại Điều 26, 27 của Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
Trường hợp 1: người lao động ốm đau thông thường
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau/ 24 ngày.
Trường hợp 2: người lao động bị bệnh dài ngày
Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ đầu tiên, thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.
II. Thủ Tục Kê Khai Chế Độ Ốm Đau Cho Người Lao Động
Theo Điều 4 Quyết định 166/QĐ – BHXH và Quyết định 222/QĐ – BHXH, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
1. Trường Hợp Điều Trị Nội Trú
Người lao động cần nộp bản sao giấy ra viện của bản thân hoặc con dưới 7 tuổi. (Điều trị nội trú)
Trường hợp, khám chữa bệnh chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện
2. Trường Hợp Điều Trị Ngoại Trú
Người lao động cần nộp bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (theo mẫu C65-HD)
Theo đó, sau khi nhận được hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau thai sản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ theo quy định và nộp cho cơ quan BHXH.
Trên đây là những thông tin giúp người lao động phân biệt chế độ nghỉ ốm nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH có giới hạn thời gian nghỉ không? trong 1 tháng hay mấy tháng ạ