Phân Biệt Chiết Khấu Chứng Từ Và Xác Nhận Chứng Từ Trong Thanh Toán L/C

3591 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Chiết khấu chứng từ áp dụng trong trường hợp thanh toán trả chậm người xuất khẩu muốn nhận tiền trước sẽ tiến hành triết khấu bộ chứng từ xuất nhập khẩu với ngân hàng. Xác nhận chứng từ tức là người xuất khẩu không tin tưởng ngân hàng phát hành cần một ngân hàng khác uy tín hơn xác nhận trả tiền cho bộ chứng từ  của người bạn. Cụ thể như thế nào mời bạn đọc tham khảo tại đây.
Bài viết về Phương thức thanh toán nhờ thu được tư vấn nghiệp vụ bởi cô Nguyễn Thị Liên – Trưởng bộ phận thanh toán quốc tế Ngân hàng VP Bank.

  • 10 năm kinh nghiệm
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế (thủ tục thanh toán, lập bộ chứng từ, sử dụng phương thức thanh toán phù hợp, ký hợp đồng ngoại thương, phát hành L/C…) bởi GV – Nguyễn Thị Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168
Để đảm bảo được quyền lợi của người xuất khẩu cần hiểu rõ về nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C. Vậy điểm khác nhau giữa chiết khấu bộ chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C là gì? Các bạn cùng VinaTrain tham khảo chi tiết tại đây.
Phân biệt chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C.

Chiết Khấu Chứng Từ Và Xác Nhận Chứng Từ Là Gì?

Nghiệp vụ triết khấu chứng từ:

Áp dụng trong trường hợp thanh toán trả chậm, người xuất khẩu không muốn chờ đợi thanh toán từ ngân hàng mở nên muốn nhận tiền trước từ ngân hàng thông báo. Sau đó, ngân hàng thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ ngân hàng phát hành LC  thông qua việc  xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người xuất khẩu.

Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C

Nhiều trường hợp người xuất khẩu cảm thấy ngân hàng phát hành LC không đáng tin tưởng, họ sợ ngân hàng này sẽ không trả được tiền cho bộ chứng từ nên sẽ yêu cầu ngân hàng khác uy tín hơn xác nhận để đảm bảo người xuất khẩu được trả tiền.

Phân Biệt Giữa Chiết Khấu Chứng Từ Và Xác Nhận Chứng Từ 

Sau đây sẽ là điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và nghiệp vụ xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C.

Thứ nhất, thời điểm triển khai trước khi giao hàng

  • Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ thường phát sinh trong trường hợp ngân hàng mở chậm thanh toán hoặc thanh toán trả chậm mà người xuất khẩu muốn nhận tiền nhanh hơn thỏa thuận đã cam kết, tức là sau khi đã giao hàng,
  • Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C được triển khai ngay từ lúc mở L/C, vì người xuất khẩu không tin vào năng lực tài chính của ngân hàng mở tức là trước khi giao hàng

Thứ hai, xét về mặt rủi ro

  • Chiết khấu chứng từ: Rủi ro thấp hơn.Vì ngân hàng thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ đó được ngân hàng mở chứng thực là đã hợp lệ (bước này là ngân hàng thông báo sẽ scan chứng từ ra trước và gửi cho ngân hàng mở xem để kiểm tra trước tính hợp lệ – có thể tốn phí hoặc không tốn phí tùy mối quan hệ giữa hai ngân hàng).
  • Xác nhận chứng từ: Rủi ro cao hơn. Vì bộ chứng từ chưa được ngân hàng mở đồng ý thanh toán, ngân hàng thông báo đã chủ động chuyển tiền cho người xuất khẩu theo đúng bản chất của nghiệp vụ xác nhận, sau đó ngân hàng thông báo mới dùng bộ chứng từ này đi đòi tiền ngân hàng mở để giảm rủi ro, ngân hàng thông báo thường yêu cầu ngân hàng mở ký quỹ trước 100% tiền hàng.
Ngoài ra việc giao chứng từ và chuyển tiền giữa Ngân hàng Thông báo và ngân hàng Mở được diễn ra như sau: 
  • Với Ngân hàng Thông báo thì muốn chỉ cần đánh một bức điện đòi tiền (telegraphic transfer – T/T), thì ngân hàng mở sẽ phải chuyển tiền, bộ chứng từ sẽ được gửi sau và rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng mở vì bộ chứng từ có thể bị thất lạc hoặc không hợp lệ.
  • Với ngân hàng Mở  L/C thì muốn phải nhận được bức điện đòi tiền (telegraphic transfer – T/T) và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.
Vì thế mà trên L/C được mở ra, ngân hàng mở thường yêu cầu nội dung: “TTR unacceptable” = “Telegraphic Transfer Reimbursement” – có nghĩa là ngân hàng mở muốn nhận được bức điện đòi tiền và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển cho ngân hàng thông báo.
Những lô hàng giá trị lớn người bán luôn muốn nhận được cả chiết khấu và xác nhận trên L/C
Những lô hàng giá trị lớn người bán luôn muốn nhận được cả chiết khấu và xác nhận trên L/C

Lưu ý về hình thức chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ

Trường hợp người xuất khẩu không dùng chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thỏa thuận trên L/C không quá quan trọng đối với ngân hàng thông báo và ngân hàng mở
Trường hợp người xuất khẩu có sử dụng chiết khấu chứng từ hoặc xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thoả thuận giữa hai ngân hàng là rất quan trọng.
  • Nếu dùng L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo (và trước đó ngân hàng Mở chưa ký quỹ tiền hàng cho ngân hàng Thông báo), thì trên L/C sẽ ghi “TTR Acceptable”
  • Nếu người bán muốn chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo, trên L/C sẽ ghi “TTR Unacceptable”.
Thực tế thì 2 ngân hàng hàng thường cùng hệ thống hoặc ngân hàng thông báo thuộc về chi nhánh ngân hàng nơi người bán mở tài khoản, tùy vào quan hệ giữa hai bên ngân hàng mà mục này có thể ghi ngược lại như cách phân tích thông thường.

Tạm kết

Bài viết trên đây đã phân biệt chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọc. Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng comment phía dưới để VinaTrain được giải đáp.

Nội dung về thanh toán quốc tế các loại thư tính dụng hình thức thanh toán L/C nằm trong nội dung dạy nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại VinaTrain. Các bạn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại  các lớp học trực tiếp và khóa học xuất nhập khẩu online VinaTrain để được trải nghiệm nhiều hơn

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phân biệt chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C ”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Thanh Hương – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Mục lục nội dung [Hiển thị [Hiển thị]

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Lâm Nhi says:

    Nếu đăng ký học onl thì có được đi cảng để học thực tế nội dung trong bài viết không ạ?

    0
    0
  2. Huy Khải says:

    Cho em hỏi làm thế nào để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của quá trình chiết khấu và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C vậy ạ lâu lâu có mấy hóa đơn em nhìn cũng khó nên mong muốn được theo học để lấy thêm kiến thức ạ

    0
    0
  3. Duy Thanh says:

    Dạ em có câu hỏi như này thì có những loại chứng từ nào thường được chiết khấu trong quy trình thanh toán L/C và khi trường hợp xác nhận chứng từ bị từ chối, những hậu quả và trách nhiệm nào có thể xảy ra vậy ạ tại em đi làm rồi nhưng muốn học thêm chứng chỉ có đươc không ạ

    0
    0
  4. Thanh Nga says:

    Chiết khấu chứng từ có được lợi gì cho người xuất khẩu hay người gửi hàng hay shipper k ạ, ý là phải có lợi ích gì đó người ta mới thêm bước này vô ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Thanh Nga nhé, cảm ơn câu hỏi của em, có lợi ích người ta mới làm em ạ hihi. Đây là một số lợi ích nha
      – Nhận được tiền trước: Chiết khấu chứng từ giúp người xuất khẩu có thể nhận được tiền trước khi hàng hóa đến đích, từ đó có thể sử dụng nguồn vốn này để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hoặc trả nợ.
      – Giảm rủi ro: Chiết khấu chứng từ giúp người xuất khẩu giảm bớt rủi ro khi thanh toán bằng L/C, vì ngân hàng sẽ đứng ra đảm bảo cho khoản thanh toán.
      – Tăng khả năng cạnh tranh: Chiết khấu chứng từ giúp người xuất khẩu có thể linh hoạt hơn trong việc đàm phán giá cả với người mua, vì họ có thể nhận được tiền trước mà không cần phải chờ đến khi hàng hóa đến đích.

      0
      0
  5. Đặng Tấn Khoa says:

    Khoá XNK bên VINA TRAIN có dạy ổn không ạ tại em thấy bài viết khá là hay . mọi người cho em xin ít review về khoá học này không ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Ngân Kim nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn. Bạn có thể tham khảo câu trả lời này nha
      Nên sử dụng chiết khấu chứng từ:
      – Doanh nghiệp cần vốn gấp: Chiết khấu chứng từ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
      – Lãi suất chiết khấu thấp: So với các hình thức vay vốn khác, lãi suất chiết khấu chứng từ thường thấp hơn.
      – Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng: Ngân hàng sẽ dễ dàng cho doanh nghiệp vay vốn chiết khấu nếu có mối quan hệ tốt.
      – Bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ: Việc chiết khấu sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nếu bộ chứng từ đầy đủ và hợp lệ.
      Không nên sử dụng chiết khấu chứng từ:
      – Lãi suất chiết khấu cao: Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn so với các hình thức vay vốn khác, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng.
      – Doanh nghiệp không có nhu cầu vốn gấp: Nếu doanh nghiệp không cần vốn gấp, không nên vội vàng sử dụng chiết khấu chứng từ.
      – Bộ chứng từ không đầy đủ hoặc không hợp lệ: Việc chiết khấu sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
      – Doanh nghiệp không có mối quan hệ tốt với ngân hàng: Ngân hàng có thể từ chối cho doanh nghiệp vay vốn chiết khấu nếu không có mối quan hệ tốt.

      0
      0
  6. Nguyên says:

    cho mình hỏi nội dung chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ có trong khoá học nào bên trung tâm Vinatrain không ạ? tư vấn mình qua zalo 0928748272

    0
    0
  7. Hiển says:

    Em mới học xnk vào đọc những bài viết như vậy rất bổ ích. Mong ad ra thêm nhiều bài biết nữa

    0
    0
    • Tư vẫn viên Vinatrain says:

      Sắp tới tháng một bên mình có rất nhiều khóa học cả online lẫn offline nè, bạn để lại thông tin zalo hoặc liên hệ zalo Vinatrain edu hoặc Vinatrain Vn để được hỗ trợ tư vấn nhé. Đầu năm bên mình sẽ có rất nhiều khuyến mãi là quà tặng đó nha.

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *