Phân Biệt CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH và CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI

10153 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
chung-tu-tai-chinh-trong-thanh-toan-quoc-te

Chào trung tâm VinaTrain, công ty tôi vừa ký hợp đồng xuất khẩu hạt cà phê sang Pháp vào tháng tới trong đàm phán khách hàng thường nhắc tới chứng từ tài chínhchứng từ thương mại, vậy trung tâm có thể giúp tôi phân biệt 2 loại chứng từ này được không. Mong nhận được phản hồi từ trung tâm trong thời gian sớm nhất. Tôi xin cám ơn!

Quang Bảo – Buôn Ma Thuột

Trung tâm đào tạo VinaTrain cám ơn câu hỏi của anh Bảo gửi về cho ban tư vấn, dịch vụ. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về chứng từ tài chính và chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế. Bài viết được tổng hợp trên kinh nghiệm làm việc thực tế có tham khảo những kiến thức từ nhiều nguồn cung cấp đáng tin cậy.

Bài viết về chứng từ tài chính và chứng từ thương mại được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Liên, Trưởng bộ phận Thanh toán quốc tế ngân hàng VP Bank

  • 10 năm kinh nghiệm làm ngân hàng lĩnh vực thanh toán quốc tế 
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Thu mua quốc tế tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ thanh toán quốc tế bởi GV- Nguyễn Liên vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I, Chứng từ tài chính là gì?

Chứng từ tài chính là các chứng từ có chức năng làm phương tiện thanh toán, được quy định rõ ràng và tương đối thống nhất với nhau. Hầu hết luật của các quốc gia đều quy định chứng từ tài chính bao gồm: Hối phiếu, lệnh phiếu, Séc và thẻ thanh toán.

1.2 Các loại chứng từ tài chính trong thanh toán quốc tế

Trong giao dịch thương mại, tùy thuộc vào phương thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp sử dụng sẽ đi kèm với loại chứng từ tài phù hợp. Dưới đây là những loại chứng từ tài chính thường được sử dụng:

1, Hối phiếu

a, Khái niệm:

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu, người  bán,  người  cung  ứng  dịch  vụ… ký  phát đòi  tiền  người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng… và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm xác  định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi được quy định trong mệnh lệnh ấy.  

 

noi-dung-bat-buoc-cua-hoi-phieu
Nội dung bắt buộc của hối phiếu

b, Đặc điểm của hối phiếu

  • Tính trừu tượng: Thể hiện ở nội dung trên hối phiếu chỉ bao gồm số tiền phải cần trả, ai là người trả, trả cho ai, thời gian thanh toán mà không đề cập đến quan hệ kinh tế hay nguyên nhân của việc phải trả tiền này.
  • Tính bắt buộc trả tiền: Chỉ trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật, còn tất cả các trường hợp còn lại, người trả tiền bắt buộc phải trả tiền đầy đủ theo yêu cầu của hối phiếu. Và, người ký phát hối phiếu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.   
  • Tính lưu thông: Thể hiện ở điểm hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần hoặc được chuyển nhượng từ người này sang người khác hoặc có thể dùng để cầm, thế chấp vay vốn ngân hàng trong thời hạn quy định của nó. 

c, Phân loại hối phiếu

Dựa vào thời hạn thanh toán   

  • Hối phiếu trả tiền ngay: Là loại hối phiếu mà người bị ký phát phải thanh toán cho người  cầm hối phiếu ngay khi nhìn thấy tờ hối phiếu. Đối với những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán sẽ được xem là hối phiếu trả ngay.   
  • Hối phiếu có kỳ hạn: Người ký phát hối phiếu có quyền quy định thời hạn thanh toán hối phiếu bằng các hình thức sau: Trả sau 1 thời hạn nhất  định kể từ ngày ký phát hối phiếu, trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày giao hàng, trả tại một thời điểm cụ thể quy định trong hối phiếu… Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần.   

Dựa vào các chứng từ kèm theo   

  • Hối  phiếu trơn: Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa).   
  • Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu có kèm theo các chứng về hàng hóa. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận việc trả tiền vào hối phiếu thì mới được nhận các chứng từ về hàng hóa.   

Dựa vào tính chất chuyển nhượng   

  • Hối  phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi cụ thể tên người hưởng lợi.   
  • Hối phiếu vô danh: Là loại hối phiếu không ghi cụ thể tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người giữ hối phiếu. Loại này được phép chuyển nhượng tự do.   
  • Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu có ghi “pay to the order of…”, loại hối phiếu này được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế vì được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu.

Dựa vào người ký phát hối phiếu   

  • Hối phiếu thương mại: do đơn vị xuất khẩu ký phát để đòi tiền đơn vị nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành L/C.   
  • Hối phiếu ngân hàng: Là loại hối phiếu do ngân hàng phát lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên hối phiếu. Loại hối phiếu này không chuyển nhượng.   

Dựa vào tình trạng chấp nhận   

  • Hối phiếu chưa được ký chấp nhận: Là hối phiếu chưa được người bị ký phát  ký xác  nhận.  Do đó, người bị ký phát chưa bị ràng buộc về nghĩa vụ phải thanh toán hối phiếu, nhưng việc từ chối thanh toán hay từ chối ký xác nhận phải đứng với quy định của pháp luật nếu không, người bị ký phát có thể bị thưa kiện. 
  • Hối phiếu đã được ký chấp nhận: Sau khi ký xác nhận hối phiếu, người bị ký phát sẽ bị ràng buộc về nghĩa vụ phải thanh toán hối phiếu trước thời hạn quy định.   

2, Lệnh phiếu/Kỳ phiếu

a, Khái niệm

Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

b, Đặc điểm của lệnh phiếu

  • Kỳ hạn của lệnh phiếu được quy định rõ trên tờ lệnh này .
  • Một lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người cùng tham gia ký phát để cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi.
  • Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc công ty Tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu.
  • Lệnh phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ ký phát để chuyển cho người hưởng lợi lệnh phiếu đó

c, Phân loại lệnh phiếu

  • Lệnh phiếu có kỳ hạn

mau-lenh-phieu-lay-ngay

  • Lệnh phiếu trả ngay

mau-lenh-phieu-co-ky-han

3, Séc

a, Khái niệm:

Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc.

sec

b, Đặc điểm của Séc

Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết hạn.  

c, Phân loại Séc

Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc: người ta chia ra làm 3 loại  

  • Séc đích danh
  • Séc vô danh
  • Séc theo lệnh

Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: Người  ta chia làm nhiều loại séc khác nhau  

  • Séc gạch chéo
  • Séc xác nhận
  • Séc du lịch

4, Thẻ thanh toán

the-thanh-toan
Thẻ thanh toán là gì?

a, Khái niệm

thẻ thanh toán là một loại thẻ có chức năng thanh toán tại các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ này,ngoài ra chủ thể có thể dùng thẻ thanh toán để rút tiền mặt từ ngân hàng hoặc máy rút tiền tự động. Thẻ thanh toán được phát hành bởi Ngân hàng, các tổ chức tài chính và một vài công ty phát hành dưới dạng thẻ quà tặng, thẻ sử dụng dịch vụ.t

b, Phân loại thẻ thanh toán

Hiện có 3 loại thẻ thanh toán được dùng phổ biến nhất hiện nay là thẻ ghi nợ, thẻ trả trướcthẻ tín dụng. Mỗi thẻ có đặc điểm riêng, tuy nhiên tất cả đều có thể thanh toán hoặc rút tiền tại máy ATM, nên được gọi chung là thẻ ATM. Nói một cách khác, thẻ thanh toán chính là thẻ ATM.

  • Debit Card (thẻ ghi nợ): có chức năng cho phép bạn tiêu dùng với số tiền trong tài khoản đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu bạn muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài khoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản ngân hàng đó.
  • Thẻ thường được dùng khi bạn đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở cây ATM gần nhất, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu dùng ở nước ngoài.
  • Credit Card (thẻ tín dụng): là loại thẻ ngân hàng phát hành cho phép người dùng thẻ tiêu dùng trước 1 số tiền mà ngân hàng cho bạn “tạm vay” trong hạn mức quy định. Điều này có nghĩa là dù tài khoản bạn không có tiền nhưng vẫn có thể “cà thẻ” mua sắm với số tiền nhất định. Để mở được thẻ này, bạn cần phải chứng minh tài chính với ngân hàng và trải qua quá trình xét duyệt khắt khe mới được ngân hàng đồng ý.
  • Prepaid Card (thẻ trả trước): là một loại thẻ ATM trả trước, ai cũng có thể đăng ký mở thẻ và không kết nối tài khoản tại ngân hàng của bạn nên có thể dùng làm quà tặng cho người khác, có thể không đứng tên của mình.Thẻ trả trước không hề được liên kết với tài khoản ngân hàng như thẻ ghi nợ Debit Card. Do đó thẻ chỉ có thể sử dụng số tiền mà thẻ đó đang có. Nếu hết tiền thì không thể thanh toán được nữa.

III. Chứng từ thương mại là gì 

Trong thanh toán quốc tế bạn thường thấy thuật ngữ chứng từ thương mại, đây là những chứng từ bắt buộc trong bộ chứng từ phải có do người bán gửi cho người mua thể hiện bằng chứng đã giao hàng thanh công, phải có chứng từ thương mại mới được nhận hàng tại cảng đích. các loại chứng từ thương mại cơ bản theo hàng gồm:

  • Sale contract: Hợp đồng ngoại thương
  • Commercial invoice: Hóa đơn thương mại
  • Packing List: Phiếu đóng gói hàng hóa 
  • Bill off lading: Vận đơn vận tải
  • Certificate of original: Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Các chứng từ khác theo yêu cầu của hàng: C/A; C/A; chứng thư kiểm dịch, hun trùng, chứng nhận kiểm định hợp chuẩn, hợp quy.

Bạn đọc tham khảo chi tiết hướng dẫn về các lọa chứng từ này tại bài viết:

IV. So sánh chứng từ tài chính và chứng từ thương mại

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng từ tài chính và chứng từ thương mại VinaTrain sẽ tiến hành so sánh như sau:

Tiêu thức  Chứng từ tài chính  Chứng từ thương mại 
Chủ thể phát hành 
  • Ngân hàng,người bán người mua 
  • Người bán và các cơ quan chức năng bên bán phát hành không phải ngân hàng 
Thời điểm phát hành 
  • Thường phát hành sau khi giao hàng 
  • Thường phát hành trước khi giao hàng lên tàu, có vận đơn là khi hang được giao lên tàu 
Mục đích 
  • Đòi tiền, trả tiền do người bán hoặc người mua phát hành 
  • Thể hiện quyền sở hữu nhận hàng 
Sử dụng 
  • Chỉ sử dụng trong thanh toán quốc tế với chức năng thanh toán 
  • Dùng trong giao nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan, thể hiện quyền sở hữu lô hàng, chứng minh nguồn gốc xuất xứ 
Các loại chứng từ 
  • Hối phiếu, kỳ phiếu, sec, thẻ, chỉ thị đòi tiền 
  • Hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói, vận đơn vận tải, chứng nhận xuất xứ, chứng thư kiểm dịch, hung trùng…

Tạm kết: Bài viết tổng hợp các thông tin về chứng từ tài chính và chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế cũng như cách phân biệt những loại chứng từ này do ban biên tập nghiệp vụ tại VinaTrain trình bày xin được kết thúc tại đây, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của anh Bảo và quý bạn đọc.

Bạn cần tham khảo thêm kiến thức xuất nhập khẩu tham gia nhóm tự học xuất nhập khẩu, chúng tôi đã hỗ trợ hơn 8000 người nhận tài liệu mỗi tháng và có cơ hội nhận được học bổng từ VinaTrain

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung này, các bạn đừng ngại để lại câu hỏi để được VinaTrain giải đáp sớm nhất.

  • Bạn đọc có nhu cầu tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964.237.168/ Mrs Hải Anh  hoặc 093.170.5774/ Mr Hoàng.
  • Đội ngũ tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan luôn sẵn sàng tư vấn dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

Tổng hợp – Biên tập: Phước Thiện

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:  45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
  •  Văn Phòng Hà Nội:  185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
  •  Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

 

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Ngân says:

    Chứng từ tài chính và chứng từ thương mại có những ứng dụng cụ thể trong giao dịch quốc tế là như nào vậy ạ có thể giải thích giúp em được không

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Ngân nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn ạ. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể trong giao dịch quốc tế, bạn tham khảo nhé.
      1. Thanh toán quốc tế:
      Chứng từ tài chính được sử dụng để thực hiện thanh toán giữa các bên mua bán, như hối phiếu, kỳ phiếu, séc…
      Chứng từ thương mại được sử dụng để làm căn cứ cho việc thanh toán, như hóa đơn thương mại, vận đơn…
      2. Lập và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế:
      Chứng từ thương mại được sử dụng để làm căn cứ cho việc lập hợp đồng mua bán quốc tế, như hóa đơn thương mại, vận đơn…
      Chứng từ tài chính có thể được sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, như hối phiếu, kỳ phiếu…
      3. Hoạt động hải quan:
      Chứng từ thương mại được sử dụng để làm thủ tục hải quan, như hóa đơn thương mại, vận đơn…
      4. Bảo hiểm hàng hóa:
      Chứng từ thương mại được sử dụng để làm căn cứ cho việc mua bảo hiểm hàng hóa, như hóa đơn thương mại, vận đơn…
      5. Giải quyết tranh chấp:
      Chứng từ tài chính và chứng từ thương mại có thể được sử dụng làm bằng chứng trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên mua bán.

      0
      0
  2. Duy Thanh says:

    Anh chị cho em hỏi với ạ em nhập hàng theo hình thức L/C cần chứng từ gốc, thì lúc lấy hàng mình có cần xuất trình chứng từ gốc nữa k ạ hay yêu cầu này chỉ cần khi trình cho ngân hàng thôi ạ?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Duy Thanh nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn
      Khi nhập hàng theo hình thức L/C cần chứng từ gốc, bạn không cần xuất trình chứng từ gốc khi lấy hàng tại cảng/sân bay. Việc xuất trình chứng từ gốc chỉ diễn ra khi bạn nộp bộ chứng từ cho ngân hàng để thanh toán theo L/C.
      Lý do là:
      L/C là một cam kết thanh toán của ngân hàng: Khi ngân hàng phát hành L/C, họ cam kết sẽ thanh toán cho người bán nếu người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C.
      Chứng từ gốc là tài sản đảm bảo: Chứng từ gốc là bằng chứng cho việc giao hàng và thanh toán. Ngân hàng sẽ giữ lại chứng từ gốc cho đến khi người mua thanh toán đầy đủ cho người bán.
      Quy trình lấy hàng: Khi lấy hàng tại cảng/sân bay, bạn chỉ cần xuất trình các bản sao hợp lệ của chứng từ (như vận đơn, hóa đơn thương mại, v.v.) cho hãng tàu/hàng không.

      0
      0
  3. Kiên says:

    Tại sao trong thanh toán L/C, người mua có thể yêu cầu người bán xuất trình chứng từ gốc thay vì chứng từ bản sao?

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Kiên nhé, cảm ơn Kiên đã đặt câu hỏi. Trung tâm đưa ra câu trả lời cho bạn tham khảo nhé.
      Người mua yêu cầu người bán xuất trình chứng từ gốc vì:
      -Để đảm bảo hàng hóa được giao đúng như yêu cầu: Chứng từ gốc là những chứng từ gốc được phát hành bởi các bên thứ ba có uy tín, chẳng hạn như ngân hàng, hãng tàu, công ty bảo hiểm,… Do đó, chứng từ gốc có thể được coi là bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa đã được giao đúng như yêu cầu của người mua.
      – Để hạn chế rủi ro gian lận: Chứng từ gốc có thể được sử dụng để làm giả chứng từ giả, nhằm lừa đảo người mua. Do đó, việc yêu cầu người bán xuất trình chứng từ gốc có thể giúp hạn chế rủi ro gian lận.

      0
      0
  4. Nghĩa says:

    Tại sao việc phân biệt chứng từ tài chính và chứng từ thương mại quan trọng trong quản lý rủi ro và thanh toán trong giao dịch quốc tế vậy ạ

    0
    0
  5. Hoàng Hương says:

    Trung tâm có hướng dẫn khai báo hải quan thực tế hàng xuất nhập trên phần mềm k ạ, ý là thực hành lô hàng thật í chứ chỉ học trên sách vở với đọc bài viết như này thì khó tiếp thu lắm

    0
    0
    • Thắm thật thà says:

      Thông tin đến bạn nha
      Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế là yếu tố vô cùng quan trọng khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Việc chuẩn bị đầy đủ, chính xác và nhanh chóng bộ chứng từ không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà còn giúp hạn chế rủi ro pháp lý, rủi ro hàng hoá… trong quá trình xuất nhập khẩu.

      0
      0
  6. Trung says:

    Dạ cho em hỏi tờ khai hải quan thì mình xếp vào chứng từ tài chính hay chứng từ thương mại vậy ạ

    0
    0
  7. Ái says:

    Cho em hỏi chứng từ thương mại và tài chính có thông du và chung tuyến khi giao hàng với nhau không ạ

    0
    0
  8. Minh Hiền says:

    Cho em hỏi Bảo hiểm vận tải hay bảo hiểm hàng hóa thì nó là chứng từ tài chính hay chứng từ thương mại ạ

    0
    0
  9. Lê Thanh Hoa says:

    Em có thắc mắc trong chứng từ tài chính và chứng từ thương mại thì các chứng từ thương mại thông dụng và các chứng từ tài chính thông dụng là gì và chúng được sử dụng trong những trường hợp nào?

    0
    0
  10. Thảo Trân says:

    Mấy chứng từ này đều nằm cả trong bộ chứng từ cần để xuất hay nhập hàng luôn mà nhỉ, nói chung là làm bên xuất nhập khẩu thì thấy bộ phận chứng từ này là nhàn nhất luôn r ạ

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *