Phân Biệt Phụ Cấp Và Trợ Cấp Theo Lương, Làm Nhân Sự Nhất Định Phải Biết.

Phân biệt giữa trợ cấp và phụ cấp theo lương.

Trợ cấp theo lương và phụ cấp theo lương là 02 khoản chi trả mà người lao động được hưởng, tuy nhiên hình thức này rất dễ gây nhầm lẫn nếu không hiểu bản chất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để dễ dàng phân biệt và đảm bảo lợi ích của mình nhé.

Phân biệt giữa trợ cấp và phụ cấp theo lương.
Phân biệt giữa phụ cấp theo lương và trợ cấp theo lương.

Khác biệt về khái niệm

Phụ cấp là một khoản quan trọng trong thu nhập của người lao động, đây được coi là khoản tiền bù đắp cho người lao động khi tham gia công việc trong môi trường độc hại, có tính chất phức tạp hay điều kiện sinh hoạt chưa đầy đủ, được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Chế độ phụ cấp được thỏa thuận trong các điều khoản của hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hay thực hiện theo quy chế của công ty.

Trợ cấp là một khoản thanh toán người lao động nhận được khi đối tượng này không có việc làm, tạm thời mất việc hay những người làm công việc quan trọng cho cách mạng. Phụ cấp này được hưởng theo chế độ BHXH đang tham gia.

Khác biệt về tính phân loại của 02 khoản chi

Phân loại phụ cấp lương người lao động có thể được hưởng theo chế độ:

  • Phụ cấp chức vụ, chức danh
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp thu hút

Phân loại trợ cấp lương người lao động có thể được hưởng theo chế độ:

  • Trợ cấp ốm đau
  • Trợ cấp thai sản
  • Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Trợ cấp hưu trí
  • Trợ cấp tử tuất
  • Trợ cấp thôi việc
  • Trợ cấp mất việc làm
Khác biệt về đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp trợ cấp là gì?
Khác biệt về đối tượng được hưởng các khoản phụ cấp trợ cấp là gì?

Khác biệt về đối tượng được hưởng

Phụ cấp: Áp dụng cho người lao động làm việc tại công ty, được hưởng phụ cấp thanh toán cùng với tiền lương. Do mỗi đối tượng đều ký hợp đồng lao động riêng, phụ thuộc vào tính chất công việc mà người lao động sẽ có loại phụ cấp tương ứng.

Trợ cấp: Một số đối tượng được nhận sự giúp đỡ từ chính phủ để chi trả 01 phần nhỏ nhu yếu phẩm trong cuộc sống: 

  • Viên chức, người lao động, công chức được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội tương ứng với khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo chính sách của pháp luật.
  • Đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật: Người thất nghiệp, phụ nữ sinh con,…
  • Trợ cấp của Chính Phủ đối với doanh nghiệp.

Khác biệt về vai trò của từng khoản chi

Phụ cấp:

  • Bù đắp hao phí lao động cho người lao động mà chế độ đãi ngộ chưa thể hiện đầy đủ.
  • Điều chỉnh mối quan hệ về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc, vùng, miền, lĩnh vực.
  • Góp phần điều hòa và ổn định lực lượng lao động xã hội.
  • Kích thích phát triển các ngành nghề ưu tiên.
  • Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, kinh tế – xã hội…

Trợ cấp: Trợ giúp tài chính cho đối tượng được hưởng chế độ, với mục đích giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn và đứng vững trở lại. Chính phủ đang hỗ trợ tài chính cho những người thật sự cần đến nó, giúp cuộc sống của họ trôi qua dễ dàng hơn.

Khác biệt về đối tượng chi trả

  • Phụ cấp: Người sử dụng lao động
  • Trợ cấp: Người sử dụng lao động hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội
Nười lao động nhận phụ cấp, trợ cấp theo lương có được đóng Bảo hiểm xã hội không?
Người lao động nhận phụ cấp, trợ cấp theo lương có được đóng Bảo hiểm xã hội không?

Có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Đối với phụ cấp, sẽ có 02 trường hợp xảy ra về việc người lao động nhận phụ cấp có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Không phải đóng BHXH: Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả công việc – Phụ cấp này không được nhận thường xuyên với mức cố định và không mang tính liên tục.

Phải đóng BHXH: Các khoản phụ cấp tính làm căn cứ xác định tiền lương tháng như:

  • Phụ cấp chức vụ
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp thâm niên
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm

Đối với trợ cấp: Khoản chi trả này không được áp dụng tính đóng bảo hiểm xã hội.

Có bị tính vào thu nhập chịu thuế trong Thuế thu nhập cá nhân không?

Đối với phụ cấp: Có một số khoản phụ cấp dưới đây không bị tính vào thu nhập chịu thuế:

  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao
  • Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản
  • Phụ cấp đặc thù ngành nghề

Đối với trợ cấp: Các khoản trợ cấp nêu trên không tính vào thu nhập cá nhân của người lao động nếu được chi trả theo đúng quy định của pháp luật liên quan.


Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về hành chính nhân sự, hành chính văn thực tế hãy tham gia ngay nhóm nghiệp vụ hành chính nhân sự online cùng VinaTrain. Đã có gần 1.000 thành viên tham gia nhóm này và nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.


Trên đây là những chia sẻ của Trung tâm VinaTrain về sự phân biệt phụ cấp và trợ cấp theo lương, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để Trung tâm hoàn thiện và phát triển hơn.

Biên tập: An Chi

Bạn đọc quan tâm tới khóa học Hành chính nhân sự của trung tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại:

Thảo Luận & Hỏi Đáp

    • Hưng Nga says:

      Chỉ là phân biệt cho người lao động họ hiểu thôi chứ ai làm nhân sự mà không biết cái này đúng là loạn 🙂 quá loạn rồi

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *