Vấn đề về phân luồng tờ khai hải quan là vấn đề được rất nhiều bạn mới làm nghề quan tâm, nhiều người vẫn chưa biết lý do tại sao hàng hóa của mình lại được phân vào luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ và khi phân vào các luông này thì cách khai báo hải quan có khác nhau không. Vậy mời bạn Minh và các bạn đọc cùng tham khảo bài phân tích chi tiết dưới đây của VinaTrain
Khái Niệm Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan Là Gì?
1. Khái niệm Phân luồng tờ khai hải quan
Căn cứ pháp lý Điều 10, Thông tư 39/2018/BTC: Việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông báo (sau đây gọi là phân luồng tờ khai).
Phân Luồng Hải Quan (Customs Clearance) là quá trình quản lý và xử lý hàng hóa khi chúng di chuyển qua biên giới quốc gia, qua cửa khẩu hoặc cảng biển và phải tuân thủ các quy định và quy trình hải quan cụ thể của quốc gia đó. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được kiểm tra, thông quan, và thuế quan được tính đúng quy định, bảo vệ an ninh quốc gia và tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu.
Dựa vào các yếu tố về: Hàng hóa, quy định chính xách, điểm xuất khẩu, phương tiện vần chuyển…. mà Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 03 luồng. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro:
2. Ý nghĩa của việc phân luồng tờ khai hải quan
Ý nghĩa phân luồng tờ khai hải quan được xem xét trên góc độ doanh nghiệp và quản lý nhà nước.
2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước
- Quản lý danh mục hàng hóa, hạn chế các tình trạng vi phạm pháp luật hải quan. Những lô hàng có tỷ lệ rủi ro về pháp luật hải quan sẽ thường phân luồng đỏ.
- Quản lý chặt chẽ với nhóm doanh nghiệp thường xuyên vi phạm về pháp luật hải quan hoặc những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu đặc thù như: Thép, động thực vật trong diện kiểm hóa, lúa gạo xuất nhập khẩu.
- Tận thu thuế xuất nhập khẩu: Thông qua hoạt động kiểm hóa nhà nước phát hiện sai phạm sẽ phụ thu thêm thuế xuất nhập khẩu hoặc ngăn chặn kịp thời với những doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu sai trái.
- Cuối cùng, phân luồng hải quan còn có một ý nghĩa khác là giúp Hải quan thực hiện hiệu quả quá trình quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn các nguồn hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.
2.2. Với doanh nghiệp hoạt động kiểm hóa
- Đầu tiên, phân luồng hải quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Với việc phân loại thành 3 luồng: luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng sẽ giúp điều tiết quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
- Thông qua việc phân luồng tờ khai doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm tốt hơn trong việc chấp hành pháp luật hạn chế được những doanh nghiệp kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng tới uy tính và nguồn hàng trong; ngoài nước.
Thực tế, trong quá trình xuất nhập khẩu doanh nghiệp nào cũng trải qua việc kiểm hóa vì vậy công ty cần chuẩn bị tốt các thủ tục sẵn sàng cho điều này.
II. Các Luồng Tờ Khai Hiện Tại
Các loại mã phân luồng tờ khai hiện tại gồm:
- Mã phân loại 01: Luồng 1- Tương ứng luồng xanh
- Mã phân loại 02: Luồng 2- Tương ứng luồng vàng
- Mã phân loại 03: Luồng 3 – Tương ứng luồng đỏ
Hiện tại, chưa có văn bản pháp quy nào nói chính thức về khái niệm phân luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng trên tờ khai hải quan nhưng khi sử dụng phần mềm khai báo hải quan của công ty Thái Sơn có thể hiện cách phân luồng này trên hệ thống khai báo.
1. Phân luồng xanh (Ký hiệu: 1)
Luồng xanh thường rơi vào các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về Hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Hàng hóa xuất/nhập khẩu thuộc luồng xanh được chấp nhận thông quan từ nguồn thông tin khai hải quan điện tử. Hàng hóa được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế, đồng thời đi thẳng đến bước 4 (Thu lệ phí và đóng dấu), sau đó tiến hành phúc tập hồ sơ. Hàng hóa trong luồng xanh được xử lý nhanh chóng và thông quan một cách dễ dàng, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Các yếu tố giúp hàng hóa được đưa vào luồng xanh bao gồm:
2. Phân luồng vàng (Ký hiệu: 2)
Luồng vàng áp dụng cho những lô hàng cần phải kiểm tra về chứng từ trước khi được phép thông quan. Theo quy định, đối với lô hàng thuộc luồng vàng sẽ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về Hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu Thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử cho ra kết quả phân luồng là Luồng vàng, hàng hóa phải được kiểm tra chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Sau khi việc kiểm tra được tiến hành tại bước 2, nếu không phát hiện thêm bất kỳ vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ chuyển tới bước 4, tương tư như Luồng xanh.
Trong trường hợp này hải quan sẽ áp dụng Điều 11, Nghị định 154/2005/NĐ – CP.
2.1. Trường hợp miễn kiểm tra chi tiết thực tế
Doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết thực tế đối với một số mặt hàng trong các trường hợp sau:
Ngoài ra trong Nghị định còn nêu ra rất mơ hồ là hàng hoá không thuộc diện trên nhưng khi phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm.
2.2. Yếu tố quyết định lô hàng thuộc luồng vàng
Thông thường, các trường hợp sau đây có thể được đưa vào luồng vàng:
Trong luồng vàng, thời gian thông quan thường nhanh hơn so với luồng đỏ, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú ý đến việc cung cấp thông tin và tài liệu chính xác để tránh trễ hạn.
3. Phân luồng đỏ (Ký hiệu: 3)
Luồng đỏ dùng để chỉ những lô hàng sẽ được yêu cầu kiểm tra chi tiết hồ sơ & tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng trước khi được thông quan.
Trường hợp Lệnh quyết định hình thức cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Phân luồng đỏ có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC):
Một số trường hợp, chẳng hạn như sau khi máy tính xác định được hình thức, mức độ kiểm tra, nhưng cán bộ/nhân viên hải quan xét thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác (do thông tin về các quy định, chính sách hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục chưa được cập nhật đầy đủ), cán bộ công chức hải quan sẽ đề xuất Lệnh hình thức và mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn, việc phân luồng sẽ được ghi nhận lại (Có ghi rõ lý do điều chỉnh), sau đó chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.
3.1. Yếu tố quyết định lô hàng thuộc luồng đỏ
Dưới đây là một số trường hợp hàng hóa thường xuyên được đưa vào luồng đỏ bao gồm:
Khi hàng hóa bước vào luồng đỏ, quá trình kiểm tra và xem xét có thể kéo dài, dẫn đến việc thời gian thông quan kéo dài và tăng chi phí cho doanh nghiệp.
3.2. Nguyên nhân khiến tờ khai bị luồng đỏ
Dưới đây là một số lưu ý về các sai sót thường gặp trong quá trình khai báo và làm thủ tục hải quan, có thể dẫn đến việc tờ khai bị phân luồng vào luồng vàng hoặc luồng đỏ:
III. Quy Trình Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan
Theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 của Tổng cục Hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại gồm có 5 bước. Cụ thể:
Việc phân luồng hàng hóa thuộc luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ sẽ được thực hiện sau bước 1, hàng hóa được phân luồng chính thức tại bước 2. Theo đó, lệnh hình thức sẽ cho ra các kết quả nhằm quyết định mức độ kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa của bạn có thể vào các luồng xanh, luồng đỏ hay luồng vàng.
IV. Những Vấn Đề Cần Biết Về Phân Luồng Tờ Khai
1. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan
Khi truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp cần lưu ý về thời điểm hải quan thông báo kết quả phân luồng. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai Hải quan quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó thì pháp luật nước ta quy định cụ thể rằng:
2. Luồng “Siêu xanh” là gì?
Thực tế làm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam bạn vẫn nghe tới những khái niệm phân luồng “siêu xanh” áp dụng với những doanh nghiệp có đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế quốc dân như: Samsung, HuynDai, Canon… hoặc việc “bẻ luồng” cũng hoàn toàn có thể nếu hải quan nghi ngờ hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu. Dù nhận kết quả phân luồng xanh, luồng vàng thì hàng hóa của doanh nghiệp vẫn sẽ bị kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ là việc bình thường.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp anh Minh và độc giả hiểu rõ về phân luồng tờ khai trong hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phân luồng tờ khai là gì? Luồng đỏ, luồng vàng, luồng xanh trên tờ khai nghĩa là gì?” Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
- Website: https://vinatrain.edu.vn/khoa-hoc-xuat-nhap-khau/
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
- Xem thêm bài viết liên quan: Tờ khai hải quan là gì?
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
Nếu hàng hóa được phân loại là luồng xanh, thì các lần sau tôi khai báo cũng loại mặt hàng đó thì có được xếp loại là luồng xanh tiếp không hay vẫn phải xem xét lại từ đầu, mong trung tâm giải đáp.
Trung tâm cho em hỏi là doanh nghiệp nào lần đầu tiên khai báo thì đều bị phân vào luồng vàng đúng không ạ ?
Trung tâm có dạy phần này trong khóa học không hay chỉ giới thiệu qua
bài viết rất hữu ích, em đang cần tìm những thông tin chính xác như vậy. Cảm ơn trung tâm
Trung tâm phần này trung tâm có hướng dẫn kỹ không hay chỉ nói chung chung thôi
Chỉ mong hải quan giảm tờ khai đi cho nhanh chóng thủ tục. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng phải thôi, nhà nước thì phải chuẩn chỉ rồi.
Ơn giời hôm vừa rồi bên em được luồng xanh, tiết kiệm bao nhiêu chi phí kho bãi
Phân luồng đỏ xử lý phức tạp lắm. Các bác nên kiểm tra kỹ trước khi nộp nhé.
K hiểu sao tờ khai của công ty em lại bị luồng đỏ trong khi kiểm tra kỹ lắm rồi. huhu
luồng vàng chờ thông quan trong bao lâu ạ
Cần nộp những giấy tờ gì để làm thủ tục này nhỉ
nhà nước chắc xin nhanh chứ nhỉ
mỗi lần lên hải quan ngại ghê
đợi kết quả phân luồng có lâu không các bác
Pingback: Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan Là Gì, Ý Nghĩa Luồng Đỏ, Luồng Vàng, Luồng Xanh – VinaTrain Việt Nam