Phân Tích Điều Kiện DAP Trong Incoterm 2020

Điều kiện DAP trong incoterm 2020

DAP (Delivery at place) là điều kiện được sử dụng phổ biến trong phiên bản Incoterms gần đây nhất là phiên bản 2010 và 2020. Khi sử dụng điều kiện DAT trong thương mại quốc tế, 2 bên mua bán cần xác định rõ trách nhiệm, rủi ro và chi phí để làm căn cứ tính giá mua bán từ đó có quyết định sử dụng điều kiện này không. Vậy điều kiện DAP Incoterms là gì, cùng VinaTrain làm rõ hơn tại đây.

Điều kiện DAP trong incoterm 2020
Điều kiện DAP trong incoterm 2020

1. Khái niệm về điều kiện DAP trong incoterm

Khái niệm về điều kiện DAP
Khái niệm về điều kiện DAP

Điều kiện DAP là một trong 3 điều kiện thuộc nhóm D bao gồm (DAT; DAP; DDP) của phiên bản incoterm 2010 tại Incoterm 2020 nhóm D gồm 3 điều kiện (DPU, DAP, DDP).  DAP (Delivery to Place) – “Giao hàng tận nơi” có nghĩa là người bán thực hiện giao hàng khi hàng hóa được giao cho khách hàng trong quá trình vận chuyển, sẵn sàng để vận chuyển tới điểm đến bên nước nhập khẩu do người mua chỉ định.Trong quá trình vận tải người bán chịu mọi rủi ro liên quan tới khâu vận chuyển này. 

Người bán chỉ kết thúc rủi ro khi hàng hóa được giao an toàn tới nơi đến chỉ định, lúc này hàng vẫn trên phương tiện vận tải trở tới. DAP là điều kiện sử dụng cho mọi phương thức vận tải bao gồm: vận tải đường biển, thủy nội địa, đường hàng không, đường bộ…

Cách thể hiện DAP trong incoterm:

 DAP + Địa điểm + Phiên bản Incoterm 

Ví dụ: DAP, 145 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Incoterm 2010 (Có nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng an toàn tới nơi người mua chỉ định tại 145 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình. Hàng vẫn trên phương tiện trở tới, Người mua sẽ dỡ hàng từ phương tiện xuống xe để nhận hàng. Lúc vận chuyển hàng từ xe xuống nơi nhận hàng thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua.

3. Phân chia trách nhiệm giữa hai bên khi sử dụng điều kiện DAP

Khi tìm hiểu về DAP (Delivery at place) người bán và người mua cần làm rõ về việc phân chia trách nhiệm của 2 bên trong giao nhận vận tải để tránh những phát sinh đáng tiếc. Cụ thể điều kiện DAP theo ICC đã quy định rõ trách nhiệm của 2 bên mua bán như sau:

Nghĩa vụ bên người bán

  • Chịu trách nhiệm sản xuất đóng gói theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng ngoại thương
  • Giao hàng đúng thời gian và địa điểm quy định trong hợp đồng.
  • Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao cho người mua tại địa điểm chỉ định.
  • Có trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải chở tới nơi đến chỉ định (nếu nơi đến chỉ định là cảng nhập khẩu thì người bán thanh toán chi phi bốc xếp hàng tại cảng xuất, nếu nơi đến chỉ định là một địa chỉ sâu bên trong nước nhập khẩu thì người bán có trách nhiệm bốc xếp hàng tại cảng nhập lên phương tiện vận tải kế tiếp để chở hàng tới nơi đến chỉ định.)
  • Thuê phương tiện giao hàng tới nơi chỉ định (bao gồm vận tải quốc tế và vận tải nội địa tại nước nhập khẩu nếu có – điều này phụ thuộc vào nơi người mua chỉ định ở đâu)
  • Cung cấp cho người mua các chứng từ liên quan để có thể nhận hàng tại cảng đến.
  • Thực hiện các thủ tục, chứng từ, lệ phí xét duyệt xuất khẩu.

Nghĩa vụ bên người mua

  • Làm thủ tục thông quan nhập khẩu
  • Chuẩn bị giấy phép để có thể nhập khẩu hàng hóa.
  • Nhận hàng tại điểm giao hàng được chỉ định.
  • Thuê vận tải nội địa trở hàng tư nơi chỉ định tới kho tiêu thụ hàng hóa
  • Tiến hành nhập kho tiêu thụ
  • Mọi rủi ro, tổn thất và chi phí liên quan đến hàng hóa sẽ do hàng hóa chịu kể từ khi hàng hóa đến nơi đến.

4. Phân chia chi phí giữa 2 bên mua bán trong điều kiện DAP

Khi ký hợp đồng mua, bán giá DAP người bán và người mua cần cân đối các chi phí như sau:

Chi phí các bên phải chịu
Chi phí các bên phải chịu

4.1 Các khoản phí người bán chịu:

  • Chi phí bao bì, đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận.
  • Phí xử lý xuất khẩu (thuế xuất, giấy phép xuất khẩu, thuê dịch vụ thông quan xuất khẩu)
  • Tất cả các chi phí liên quan đến vận chuyển trước khi giao hàng cho người mua ( bao gồm: Chi phí vận tải nội địa từ kho người bán – cảng xuất; chi phí vận tải quốc tế từ cảng xuất – cảng nhập); chi phí chở hàng từ cảng nhập – tới nơi người mua chỉ định nếu có). 
  • Các chi phí bốc xếp hàng lên,  xuống phương tiện vận tải cho tới khi hàng tới nơi đến chỉ định ( LCC đầu xuất, LCC đầu nhập nếu có…)
  • Chi phí giao chứng từ cho người mua
  • Chi phí chuẩn bị giấy phép theo yêu cầu của người mua

Ngoài những chi phí này người bán cần tính thêm các chi phí khác như: chi phí cho khâu thanh toán (phí thanh toán quốc tế,  lãi vay, biến động tỉ giá…; chi phí dự phòng phát sinh; chi phí cố định (mặt bằng, nhân viên..); chi phí thuê kho bãi chứa hàng…

4.2 Các khoản phí người mua chịu:

  • Chi phí làm thủ tục nhập khẩu: thuế nhập khẩu, xin giấy phép nhập khẩu, các khoản phí khác trong trường hợp có liên quan đến giấy phép, thuê dịch vụ thông quan nhập khẩu nếu không tự làm. 
  • Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ thời điểm nhận hàng
  • Chi phí dỡ hàng không có trong hợp đồng vận chuyển do người bán ký kết.
  • Chi phí vận tải từ nơi nhận hàng tới kho người mua

Ngoài những chi phí này: người mua cần tính thêm các phí khác như: Phí môi giới nếu có, phí thanh toán (sử dụng phương thức thanh toán, lãi vay, biến động tỉ giá…); chi phí cố định; chi phí dự phòng phát sinh.

5. Đặc điểm của điều kiện DAP (delivery at place)

Khi sử dụng điều kiện DAP bạn cần nắm được những đặc điểm sau:

  • Rủi ro được chuyển giao từ người bán xang người mua tại thời điểm giao hàng ở nơi người mua chỉ định.
  • DAP sử dụng cho vận tải đa phương thức ( đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa)
  • DAP người bán không phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
  • Điểm giao hàng tại DAP có thể là trên phương tiện vận tải ở cảng nhập hoặc một nơi bất kỳ bên trong nội địa. Vì vậy điểm giao hàng cũng là địa điểm được đặt tên. Trong hợp đồng DAP, địa điểm giao hàng cần được chỉ định.
  • Người bán phải ký hợp đồng vận tải để giao hàng đến địa điểm quy định.
  • Người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu và thanh toán thuế nhập khẩu. 

Điều kiện DAP của Incoterm 2020, người bán sẽ chịu trách nhiệm chính về mọi trách nhiệm liên quan đến việc hàng hóa đến địa điểm đến được chỉ định. Căn cứ vào phương thức vận chuyển, người mua sẽ có quyền yêu cầu người bán chuyển hàng đến địa điểm đã định và thu tiền hàng. 

Thứ hai là người bán sẽ chịu mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển đến nơi quy định. Vì vậy, hai bên cần có những quy định rõ ràng, thống nhất về thời gian, địa điểm giao hàng để tránh những rủi ro không đáng có.

Cuối cùng để đảm bảo đơn vị vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm giao hàng, người bán cần ký hợp đồng quy định rõ địa điểm. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên bán vẫn chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bốc dỡ hàng hóa và không cần phải trả lại cho bên mua.

Nếu bạn là người yêu thích và đam mê ngành Logistics nhưng cần biết thêm về điều kiện DAP và các thông tin khác về chuyên ngành Logistics, bạn có thể tham gia box chat do Hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain thiết lập để giúp các bạn sinh viên, người chưa biết về Logistic, tại đây các bạn có thể hỏi và cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến Logistic. Không chỉ vậy, box chat còn có các giảng viên đến từ đội ngũ giảng viên của trung tâm tham gia, giải đáp những thắc mắc khó cho bạn bất cứ lúc nào, đồng thời góp ý thêm cho bạn khi gặp các vấn đề liên quan. Vì vậy, box chat này là nơi thích hợp để các bạn trẻ mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực Logistics có thêm kiến ​​thức và kinh nghiệm. Nếu muốn tham gia box chat của Vinatrain, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin tổng hợp giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện DAP Incoterm 2020 là gì? Có thể thấy đây là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của hai bên trong quá trình mua bán hàng hóa và xuất nhập khẩu.

Linh Nhi: Tổng hơp_Biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *