Tác giả: Hoàng Văn Châu
Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics
I. Khái Niệm Phiếu Cân Hàng Air Là Gì?
Phiếu cân hàng Air/Tờ khai gửi hàng (Shipper’s Letter of Instruction) là một tờ giấy bạn sẽ dùng để khai chi tiết lô hàng với kho TSC hoặc SCSC. Trên phiếu cân sẽ có những thông tin như: Tên người gửi, tên người nhận, số vận đơn, nơi đi, nơi đến, số kiện, số kg, trọng lượng tính cước, kích thước kiện,… Kho TSC và kho SCSC sẽ có 2 mẫu khác nhau nhưng thông tin cơ bản thì tương tự nhau. Nếu lần đầu các bạn làm, không có người hỗ trợ, các bạn ra sân bay và đến phòng thượng vụ của 2 kho để xin phiếu điền vào.
- Phiếu cân hàng Air được sử dụng phổ biến trong xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không
II. Mẫu Phiếu Cân Hàng Air SCSC Thực Tế
- Mẫu phiếu cân hàng Air của kho SCSC
IV. Xử lý chênh lệch số cân trên phiếu cân và tờ khai hải quan
Vấn đề thường gặp khi khai báo hải quan hàng Air là sai lệch số cân nặng Kg/ ngày bay/ chuyến bay trên phiếu cân hàng Air thực tế khác với tờ khai hải quan. Về vấn đề này VinaTrain xin được trích dẫn hướng dẫn chi tiết của hải quan TP.HCM có phương án gỡ rối cho hàng hóa lưu chuyển đưa vào (kho SCSC, TCS và các kho TESC như kho TNT, UPS, DHL, Fedex…) khi làm thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS như sau:
Trường hợp 1: Đối với TKHQ xuất khẩu “hàng air” khai sai hoặc có thay đổi thông tin về chuyến bay, hãng hàng không, ngày giờ bay so với khai báo của doanh nghiệp, nhưng vẫn đúng địa điểm nhận hàng cuối cùng (cảng đích)
Nếu lô hàng của doanh nghiệp được xử lý trong giờ hành chính có tính chất cấp gấp doanh nghiệp có thể làm văn bản gửi lên chi cục hải quan xuất khẩu đề nghị sửa thông tin chuyến bay, hãng bay và ngà giờ bay tại văn bản ghi rõ lý do thay đổi. Văn bản được trình tại khu vực hải qun giám sát cửa khẩu xuất, công chức hải quan sẽ dựa vào văn bản và tình hình thức tế để xác nhậ hàng qua khu vực giám sát, cán bộ hải quan cập nhật thông tin trển hệ thống VNACCS/VCIS.
Nếu lô hàng của doanh nghiệp ngoài giờ hành chính hoặc trong thời gian ngắn không sửa kịp thì doanh nghiệp sẽ nhờ hải quan giám sát kiểm tra thực tế tình trạng.Những thông tin của lô hàng mà phù hợp với việc khai báo thì xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ghi ngày, tháng, năm, ký tên trên tờ khai nhưng chưa đóng dấu hàng qua khu vực giám sát. Lúc này doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm 1 Công văn 9441/TCHQ-GSQL ngày 28-7-2014 của Tổng cục Hải quan, sau đó công chức giám sát đóng dấu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát lên tờ khai.
Trường hợp 2: Đối với hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không có thay đổi thông tin về trọng lượng thực tế xuất khẩu hoặc sai lệch về trọng lượng thực tế so với TKHQ hàng air
Thông tin trên tờ khai về phiếu cân khác với thông tin phiếu cân thực tế của lô hàng sẽ sảy ra các trường hợp.
Căn cứ pháp lý:
Xem thêm tại:Tại Mục 5 Công văn 6121/TCHQ-GSQL năm 2018 có hướng dẫn chênh lệch khối lượng giữa cân nặng khai trên tờ khai hải quan so với cân nặng trên phiếu cân của Cảng hàng không khi xuất khẩu hàng hóa
Lý do dẫn đến sai lệch cân nặng trên tờ khai với cân nặng thực tế trên phiếu cân
Thực trạng hải quan hoặc kho hàng tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất không cho phép hàng hoá xuất khẩu bị sai lệch trọng lượng giữa thông tin trên tờ khai hải quan và thực tế cân tại kho.
Xuất khẩu mặt hàng nông sản như: trái cây, thủy hải sản đông lạnh được thu gom từ nhiều nơi về tập kết sẽ bổ sung đá khô bảo quản việc này khó tránh khỏi tiêu hao cân nặng hoặc thực tế kiểm đếm hàng không đạt yêu cầu cần loại bỏ … dẫn đến trọng lượng thường sai lệch giữa thực tế so với số lượng khai trên tờ khai hải quan.
Ngoài ra cách đóng hàng của chủ hàng dẫn tới sự chênh lệch số lượng các kiện hàng, tâm lý nhân viên chọn 1 mẫu 1 cân nặng của 1 kiện hàng áp chung cho các mẫu còn lại dẫn tới sai lệch cân nặng thực tế
Nhiều trường hợp có thể do cách đóng hàng không đúng quy định, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đóng hàng.
Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.
Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp các độc giả có thêm thông tin về Phiếu cân hàng Air và quy trình làm thủ tục xuất hàng Air tại sân bay.
- Xem thêm bài viết liên quan: Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển Với Hàng FCL Và LCL
Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Phiếu cân hàng Air là gì? Hướng dẫn cách khai cụ thể”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.
Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
- Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Mục lục nội dung
- 1 I. Khái Niệm Phiếu Cân Hàng Air Là Gì?
- 2 II. Mẫu Phiếu Cân Hàng Air SCSC Thực Tế
- 2.1 1. Người gửi (Shipper)
- 2.2 2. Người nhận (Consignee)
- 2.3 3. Số không vận đơn (Air Waybill number)
- 2.4 4. Nơi đi (Airport of Departure)
- 2.5 5. Nơi đến (Airport of Destination)
- 2.6 6. Chuyến bay/Ngày (Flight/Date)
- 2.7 7. Số kiện (Total pieces)
- 2.8 8. Loại hàng (Description of goods)
- 2.9 9. Trọng lượng (Gross Weight)
- 2.10 10. Trọng lượng tính cước (Chargeable Weight)
- 2.11 11. Kích thước (Dài x Rộng x Cao)
- 2.12 12. Ngày/chữ ký:
- 3 IV. Xử lý chênh lệch số cân trên phiếu cân và tờ khai hải quan
- 3.1 Trường hợp 1: Đối với TKHQ xuất khẩu “hàng air” khai sai hoặc có thay đổi thông tin về chuyến bay, hãng hàng không, ngày giờ bay so với khai báo của doanh nghiệp, nhưng vẫn đúng địa điểm nhận hàng cuối cùng (cảng đích)
- 3.2 Trường hợp 2: Đối với hàng hoá xuất khẩu bằng đường hàng không có thay đổi thông tin về trọng lượng thực tế xuất khẩu hoặc sai lệch về trọng lượng thực tế so với TKHQ hàng air
- 3.3 Căn cứ pháp lý:
- 4 Lý do dẫn đến sai lệch cân nặng trên tờ khai với cân nặng thực tế trên phiếu cân
Dạ cho e hỏi là tại sao tên hàng hóa trong tờ booking confirmation lại khác so với khi tra trên web scsc vậy ạ ( cụ thể trên booking là monorail vehicle, còn trên web tra ra là CONSOL) và khối lượng của chúng cũng có sự chênh lệch luôn ạ ( cụ thể trên tờ booking ghi là ” 1pcs/180 kgs/ .1.77cbm ; còn trên tờ khai ghi là 95-100kg, còn tra web thì lại là 1pcs/228.0kg/1.77cbm)
Pingback: Phiếu Cân Hàng Air Là Gì, Dùng Khi Nào – VinaTrain Việt Nam