Phụ Cấp Lương Là Gì, Phân Loại Phụ Cấp Theo Lương

Có bao nhiêu hình thức phụ cấp lương

“Chào trung tâm, em mới chuyển sang công việc hành chính nhân sự và làm soạn thảo hợp đồng, tuy nhiên em chưa rõ về phụ cấp lương nên nhiều khi còn nhầm lẫn, không phân biệt được các loại phụ cấp hiện có. Mong Trung tâm giải đáp giúp em về phụ cấp lương là gì và phân loại phụ cấp theo lương để em thực hiện tốt công việc của mình”.

Thanh Tú chia sẻ

Chào Thanh Tú, cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn của Trung tâm VinaTrain. Sau khi trao đổi và nhận được tham vấn từ Phòng đào tạo, VinaTrain xin được phản hồi ở nội dung dưới đây, mời Thanh Tú và các bạn đọc cùng theo dõi.

Phụ cấp lương là gì?
Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương là gì?

Phụ cấp lương là một khoản quan trọng trong thu nhập của người lao động, đây được coi là khoản tiền bù đắp cho người lao động khi tham gia công việc trong môi trường độc hại, có tính chất phức tạp hay điều kiện sinh hoạt chưa đầy đủ, được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Chế độ phụ cấp được thỏa thuận trong các điều khoản của hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hay thực hiện theo quy chế của công ty.

Phụ cấp lương được người sử dụng lao động chi trả hàng tháng, có 3 mức tính lương cơ bản dựa vào chế độ và đối tượng hưởng phụ cấp:

  • Tính trên lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định
  • Tính dựa theo lương cơ bản
  • Tính dưới dạng một khoản phụ cấp cố định

Phân loại phụ cấp lương?

Phân loại phụ cấp lương mà người lao động có thể được hưởng theo chế độ:

Phụ cấp chức vụ, chức danh

  • Đây được coi là một khoản thưởng thêm cho người lao động có vị trí cao hoặc giữ vai trò quan trọng trong đơn vị với điều kiện người lao động phải làm việc từ một tháng trở lên mới được hưởng phụ cấp này.
  • Mức phụ cấp thường dưới 15% lương theo nghiệp vụ, chuyên môn cao nhất trong bảng lương (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Có bao nhiêu hình thức phụ cấp lương
Có bao nhiêu hình thức phụ cấp lương

Phụ cấp trách nhiệm

  • Đây được coi là một khoản thưởng thêm cho người lao động có vị trí cao hoặc giữ vai trò quan trọng trong đơn vị như trưởng ca, giám đốc, trưởng/phó bộ phận, trưởng/phó nhóm hay một số công việc có nhiều trách nhiệm khác như thủ quỹ, kiểm toán, kiểm ngân,… với điều kiện người lao động phải làm việc từ một tháng trở lên mới được hưởng phụ cấp này.
  • Mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất hiện nay không vượt quá 10% lương chuyên môn, chức danh cao nhất trong bảng lương (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

  • Người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh.
  • Mức phụ cấp đối với ngành nghề độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc là 5% – 10%; mức phụ cấp đối với ngành nghề đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc là 7% – 15% (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Phụ cấp thâm niên

  • Phụ cấp thâm niên là khoản tiền coi như cách thể hiện sự công nhận và động viên với người lao động khi làm việc lâu dài tại công ty.
  • Cách tính phụ cấp thâm niên dựa trên thời gian làm việc của người lao động, số tiền này sẽ tăng theo thời gian. Ví dụ, sau 1 năm mức phụ cấp là 4%, sau 2 năm tăng lên 5% và có thể lên 8% sau 5 năm làm việc.

Phụ cấp khu vực

  • Đây là khoản tiền cộng thêm cho người lao động khi làm việc tại các địa bàn, khu vực được quy định trong Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.
  • Mức phụ cấp này có thể do doanh nghiệp quyết định hoặc thoả thuận giữa các bên với điều kiện người lao động phải làm việc từ một tháng trở lên (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Phụ cấp lưu động

  • Đây là khoản phụ cấp được chi trả khi người lao động làm những công việc có tính chất di chuyển thường xuyên, liên tục, thay đổi về địa điểm, môi trường làm việc  như tu sửa đường sắt, đường bộ,…
  • Mức phụ cấp lưu động được trả theo số ngày làm việc của người lao động, theo quy định là dưới 10% mức lương chuyên môn cao nhất trong bảng lương (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Phụ cấp thu hút

  • Dành cho đối tượng làm việc ở những nơi có xa xôi, đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, rà soát các vùng hoặc địa bàn làm việc và đối chiếu với quy định để đưa ra đề xuất phụ cấp hợp lý nhất. 
  • Mức phụ cấp thu hút được quy định là dưới 35% mức lương chức danh được quy định tại bảng lương (trả cùng kỳ lương hàng tháng).

Các phụ cấp khác có tính chất tương tự

  • Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về số lượng của các loại phụ cấp mà chỉ có quy định mang tính liệt kê nêu trên. Doanh nghiệp có thể tự đề xuất thêm các khoản phụ cấp khác để khuyến khích nhân viên cũng như giữ chân được nhân sự làm lâu dài.
  • Việc trả phụ cấp lương loại nào, có hay không có phụ cấp lương là tùy thuộc vào giao kết, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Vai trò của phụ cấp lương
Vai trò của phụ cấp lương

Vai trò của phụ cấp lương?

Để giữ chân nhân sự làm việc lâu dài và gắn bó với đơn vị, người lao động sẵn sàng xây dựng và chi trả phụ cấp, vậy phụ cấp lương có vai trò như thế nào? 

  • Bù đắp hao phí lao động cho người lao động mà chế độ đãi ngộ chưa thể hiện đầy đủ.
  • Điều chỉnh mối quan hệ về tiền lương, thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc, vùng, miền, lĩnh vực.
  • Góp phần điều hòa và ổn định lực lượng lao động xã hội.
  • Kích thích phát triển các ngành nghề ưu tiên.
  • Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, kinh tế – xã hội…

Có bắt buộc phải trả phụ cấp lương cho người lao động?

Phụ cấp lương là một điều khoản cần có trong hợp đồng lao động. Khoản tiền này được thiết kế để bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động khó khăn, điều kiện sinh hoạt, tính phức tạp của công việc và mức độ thu hút lao động. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc người sử dụng lao động bắt buộc phải trả phụ cấp cho tất cả nhân viên mà phụ thuộc vào điều kiện công việc của từng đối tượng.

Khi chi trả phụ cấp lương, người sử dụng lao động cần kiểm tra, đánh giá kỹ càng các yếu tố để đảm bảo mức lương được thỏa thuận đã bao gồm các khoản phụ cấp và được quy định rõ ràng. 


Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về hành chính nhân sự, hành chính văn thực tế hãy tham gia ngay nhóm nghiệp vụ hành chính nhân sự online cùng VinaTrain. Đã có gần 1.000 thành viên tham gia nhóm này và nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.


Kết thúc

Trên đây là những chia sẻ về Phụ cấp lương và phân loại phụ cấp lương cho người lao động mà trung tâm VinaTrain cập nhật. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho Thanh Tú và các bạn đọc sử dụng hiệu quả về Phụ cấp lương và phân loại phụ cấp lương.

Nội dung này nằm trong khóa học Hành chính nhân sự của trung tâm, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm.

  • Website: https://vinatrain.edu.vn
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Tổng hợp: Minh Anh


HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Quảng says:

    Bài viết hữu ích quá, thấy chi tiết và rất đầy đủ nhưng mình không hiểu phụ cấp thu hút là gì nhỉ???

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *