Phụ Phí Local Charge Đường Biển Cần Biết

quy trình làm hàng xuất sea

Các Loại Phí Local Charge Hàng Xuất Khẩu rât quan trọng là yếu tốt đảy giá cước lên cao ngất ngưởng với các tuyến gần như Châu Á. Nhiều người thường nhầm lẫn khi check cước gộp các loại phí và phụ phí nhầm sảy ra mẫu thuẫn đáng tiếc.

Tôi gặp nhiều trường hợp khách hàng, học viên khi tham gia khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế gặp trouble với khách về khoản phí này. Ví dụ gần đây nhất, học viên của tôi tại lớp XNK tại Hà Nội  chia sẻ: công ty bạn ấy xuất khẩu dây đồng, thiết bị qua Ấn Độ do bạn mua hàng mới làm chưa có kinh nghiệm nên đã không deal kỹ về Local Charge và xui thay bên kia cũng thuộc diện hoặc chơi bẩn hoặc không hiểu nghiệp vụ nên phí CIC này họ từ chối thanh toán tại đầu nhập vì lý do trong mail đám phán và hợp đồng không đề cập khoản phí này. Quay xang hỏi hãng tàu thì được câu trả lời ai chả cũng được vấn đề phải thu tiền thì mới giao hàng.

Rủi ro ngay trong việc chưa biết rõ về các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu, chứ chưa nói tới xa xôi chứng từng, làm hàng khai báo.

Đối với những cá nhân lần đầu xuất đi thì chi phí này nên làm rõ để tính toán đúng các chi phí local charge hàng xuất khẩu cho một lô hàng để cân đối được lợi nhuận tối đa nhất.

Các loại phí cần biết áp dụng với hàng xuất

  TH1: Xuất khẩu nguyên container

        1/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )

        2/ Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation fee).

        3/ Phi Seal

        4/ Phí Bill Telex Release

        5. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu

        6. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

        7. Phí ANB

TH2: Xuất khẩu hàng rời (LCL)

 Phí local charge áp dụng với hàng xuất lẻ  sẽ phát sinh thêm Phí CFS (Container Freight Station fee) Và Phí Hun Trùng (Fumi)

II. Các Loại Phí Local Charge đầu nhập cần biết

Với hàng nhập thì tùy vào hãng tàu bạn đi mà họ sẽ báo chi tiết từng loại phí hàng nhập bạn đọc có thể tham khảo thông tin lô hàng mình nhận từ hãng tàu các mức phí LC sau:

1.Cosco HPH- POD: Hải Phòng Port

  • Doc: 850,000 đ/set
  • THC: $100/20’
  • Cleaning fee: 100,000đ/20’
  • CIC: $120/20’
  1. TSL- POD: Hải Phòng Port
  • Doc: 855,000 đ/set
  • THC: 2,584,000/20’
  • Cleaning fee: 150,000/20’
  • CIC: 2,500,000/20’

2:  Mearsk -POD: Hải Phòng Port

  • Doc: 855,000
    THC: 4,501,100
    CIC: 5,000,000
    Phí VSC: 300,000
    EMC: 500,000

Như vậy thông thường các hãng tàu đều có phí:

  • Phí THC ( Terminal Handling Charge )
  • Phí CIC ( Container Imbalance charge )
  • D/0 ( Delivery Order)
  • Vệ Sinh Cont
  • LSS ( Phí lưu huỳnh áp dụng với các hãng tàu đi tuyến châu Á)
  • Doct Fee ( Document Fee)
  • Phí local charge hàng xuất khẩu nguyên container

Hàng nhập lẻ sẽ có thêm phí: CFS áp dụng với hàng lẻ 

II. Giải Thích Chi Tiết Các Loại Phí Và Phụ Phí Trong Xuất Nhập Khẩu

1/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )

 Khoản phí này được cảng thu thu các hãng tàu trên mỗi container, sau đó các hãng tàu sẽ thu lại đối với khách hàng (Cnee và Shipper) với tên phí gọi là THC mục đích bù đắp lại phần chi phi cho các hoạt động tại cảng như: Xếp dỡ, tập kết container ra cầu tàu,…

Ở Việt Nam Mức phí này sẽ chệch lệch khác nhau tuỳ thuôc và cảng và tuỳ vào loại container.

Ví dụ: Tại cảng Cát Lái thì mức phí THC năm 2018 được thu cho cont 20 là vào khoản $120 và cont 40 là khoản $180

2/ Phí B/L (Bill of Lading fee) – phí AWB (Airway Bill fee) – Phí chứng từ (Documentation fee).

phi phát hành chứng tư xuất nhập khẩu do hãng tàu phát hành thường phí này hãng tàu thu con  Forwarder sẽ không thu

3/ Phí Seal

Đây là chi phí áp dụng với hàng xuất và nhập cho việc kẹp chì niêm phong bảo quản nguyên trạng hàng khi đóng gói tại đầu xauast. Phần chi phí này giao động vào khoản $10.

4/ Phí Bill Telex Release

Là một loại phí hình thức giao hàng bằng mà không cần nhận bill gốc. Khi khách hàng gửi xuất hàng đi nước ngoài mà toàn bộ chi phí tiền hàng của bên mua đã thanh toán cho bên bán xong thì bên bán sẽ ủy quyền xuất Telex Release để bên nhận hàng có thể lấy hàng mà không cần phải dùng bill gốc.

5. Phí BAF (Bunker Adjustment Factor) Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

  Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu).

 – Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).

6. Phí AMS (Advanced Manifest System fee)

Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

Mức chi phí này thường thu vào khoảng $25 / Bill of lading.

7. Phí ANB

Phí này tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).

Phí local charge hàng nhập khẩu lẻ

Đây là phí vận chuyểnthu gom hàng rồi đóng lại thành một container để vận chuyển về và giao cho khách hàng. Đơn vị tính hàng lẻ dựa trên CBM và KGS theo tiêu chuẩn tính cước hàng lẻ với hàng đường bộ, đường biển và đường hàng không

1/ Phí Bill

Chi phí này cho hàng lẻ vẫn được tính như hàng nguyên container. Tuy nhiên tùy vào vào bên đối tác phục vụ cho bạn mà họ có thể tính mức phí này tốt nhất cho bạn hay không ?

2/ Phí CFS (Container Freight Station fee)

Phí này là phí được các đơn vị tháo dỡ hàng hoá để đưa vào kho hoặc từ kho đưa vào container. Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào đơn vị vận chuyển để làm với bạn nhưng thường sẽ giao dao động vào khoản $15 đến 17$ hoặc hơn một chút tuỳ vào bạn xuất hàng đi đâu.

3/ Phí THC ( Terminal Handling Charge )

Tương tự hàng container nhưng charge thêm phần phí mà gửi hàng lẻ  vào kho để xếp dỡ hàng

4/ Phí Hun Trùng (Fumi)

Là chi phí dịch vụ chuyên ngành để tác động vào các loại hoàng hóa, bưu kiện có liên qua tới gỗ, các hộp gỗ, kiện gỗ khi gửi hàng đi quốc tế. Thường giao động tầm 10$

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn mới vào nghề Xuất nhập khẩu, khi đọc báo giá co thể cover tất cả thông tin cần kiểm tra, cần hỏi và lưu ý ở đoạn nào.

Nếu có câu hỏi về xuất nhập khẩu – Logistics các bạn đừng ngại chia sẻ với VinaTrain để nhận được hỗ trợ tốt nhất nhé .

Chúc bạn thành công !

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Minh Trang says:

    Cho mình xin lịch khai giảng lớp cuối tuần tại Hà Nội vào tháng 5 khai giảng sau ngày 20 với

    0
    0
  2. Nguyễn Thị Minh Tuyền says:

    Cái này mình mới dính luôn nè. Không xác định được rõ các loại phụ phí nên không hoạch toán rõ tồng chi phí. Nên bị đối tác chơi vố rõ đau

    0
    0
  3. Trung Hiếu says:

    Bài viết hay và sát thực tế này. Những loại phụ phí này những bạn mới vô làm thường hay không chú ý đến gây thiệt hại này

    0
    0
  4. Quốc Việt says:

    vậy cho e hỏi : nếu lô hàng nhập về VN theo điều kiện EXW thì local charges đầu nước ngoài vẫn do người xuất trả hay do người nhập bên Việt Nam trả vậy ?

    0
    0
    • Cúc Nguyễn says:

      Trường hợp nhập theo EXW thì tất cả các phí LC đều do bên mua thanh toán hết bạn nha

      0
      0
    • Cúc Nguyễn says:

      D/o là lệnh giao hàng phí D/0 là phí mà người chuyên chở cụ thể ở đây là hãng tàu họ sẽ thu phí này từ các công ty Forwarder sau đó bên dich vụ FWD sẽ thu lại của khách hàng.

      0
      0
  5. Mai Hoàng Oanh says:

    Trong khoá học trung tâm có dạy về các loại phí này không ạ, em là người mới nên đọc nv thấy không hiểu lắm

    0
    0
    • Cúc Nguyễn says:

      Chào em, Chương trình dạy sẽ hướng dẫn cu thể về những khoản phí local charge này em nhé.

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *