Phương Thức Thanh Toán L/C là gì, L/C Có Thực Sự An Toàn?

4956 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ đầy đủ là có thể nhận được tiền

Thanh toán L/C ( Letter credit) – thanh toán thư tín dụng được sử dụng phổ biến chiếm hơn 60% giao dịch thương mại quốc tế. Đây là phương thức thanh toán mà hầu hết tất cả các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã từng sử dụng. Vậy, thanh toán L/C là gì? Quy trình thanh toán L/C như thế nào? VINATRAIN cùng các bạn tìm hiểu nhé!

Phương Thức Thanh toán L/C là gì? 

 LC được viết tắt của tiếng Anh là Letter of Credit. Là hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)  là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong thư tín dụng.

 Có thể hiểu: L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Các bên mua, bán ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán L/C giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Phương thức thanh toán LC có thực sự an toàn ?, nếu bạn đang thắc mắc hãy đọc tiếp.

Phương thức thanh toán LC có thực sự an toàn
Phương thức thanh toán LC có thực sự an toàn

Quy Trình Thanh Toán L/C (letter Credit) 

Sơ đồ mô tả chung hình thức thanh toán LC như sau: 

Phương thức thanh toán LC
Phương thức thanh toán LC

Chú giải sơ đồ: 

  1. Ký kết hợp đồng mua bán với điều toán phương thức
  2. Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C. 
  3. Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người xuất khẩu thông báo cho nhà xuất khẩu. 
  4. Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu chân thật thì thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. 
  5. Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không sai sót thì tiến hành giao hàng như thỏa thuận, nếu không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi L/C. 
  6. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán. 
  7. Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, lại thì từ chối thanh toán. 
  8.  Ngân hàng được chỉ định gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để được hoàn trà. 
  9. Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thi tiến hành thanh toán. 
  10. Ngân hàng phát hành đội tiến nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiến hoặc được chấp nhận thanh toán.
  11. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.

Tác dụng của hình thức thanh toán L/C ( letter credit) 

Lợi ích của thư tín dụng L/C 

Với người xuất khẩu ( luôn thích hình thức thanh toán L/C trả ngay không hủy ngang – hoặc T/T at sight) 

 

  • Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong L/C bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
  • Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
  •  Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
  • Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng
Nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ đầy đủ là có thể nhận được tiền
Nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ đầy đủ là có thể nhận được tiền

Với người nhập khẩu:

  •  Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
  • Nhiều trường hợp nếu sư dụng L/C trả châm thì chỉ cần  ngân hàng cam kết trả tiền là người nhập khẩu có thể nhận hang mà chưa cần trả hết tiền cho người xuất khẩu. 

 Với Ngân hàng:

  •  Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)
  • Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
  • Ngân hàng phát huy được tối đa chức năng là nhà giám sát – thanh toán – điều phối trong giao dịch 

Hạn chế trong thanh toán LC

Với nhưng ưu điểm đã thấy rõ thì bạn cũng cần biết hình thức thanh toán này cũng thể hiện rõ được những hạn chế nhất định.

  • Làm việc trên chứng từ nên không kỹ sẽ gặp tình trạng người bán nhận được tiền thật nhưng người mua nhận được hàng không đúng cam kết
  • Phí thanh toán L/C rất cao nên trường hợp 2 bên đã thanh toán trước hoặc tin tưởng nhau không cần về việc kiểm soát tiền của đối phương thì không nên sử dụng L/C có thể sử dụng T/T hoặc nhờ thu 
  • Nhà nhập khẩu nếu không có tiền khi thanh toán L/C cần tính trước lãi vay ngân hàng để kiểm soát chi phí giá nhập kho dự kiến
  • Quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. 
  • Một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán.
  • Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

Bài toán cân đối chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng phương thức thanh toán LC không nên chỉ sử dụng 1 hình thức mà cần kết hợp nhiều phương thức với nhau. Bạn có thể tham khảo:

  • T/T – L/C at sight 
  • T/T – Nhờ Thu D/P
  • T/T at sight – T/T X days
  • T/T – L/C upas/ L/C unsance 

 Bài viết này chỉ đưa ra quy trình thanh toán L/C đơn giản nhất. Trong bài viết sau VINATRAIN sẽ nói thêm về các bên trong thanh toán L/C và các loại L/C.

Nội dung về phương thức thanh toán L/C nằm trong chương trình giảng day nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại khóa học xuất nhập online và trực tiếp tại VinaTrain. 

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *