Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu Là Gì, Rủi Do Khi Sử Dụng Nhờ Thu Trơn Cần Biết

30717 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

Hiện nay, phương thức thanh toán nhờ thu (collection) là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Cùng với các phương thức thanh toán L/C, ghi sổ, chuyển tiền, thanh toán nhờ thu được sử dụng khi nào, ưu nhược điểm của từng phương thức này là gì. Bạn đọc quan tâm cùng VinaTrain tìm hiểu bản chất phương thức thanh toán nhờ thu trong bài viết này.

Thanh Toán Nhờ Thu là gì?

Thanh Toán Nhờ Thu (Collection of Payment) là phương thức thanh toán trong đó Nhà xuất khẩu (Bên bán) ủy thác cho Ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng thu hộ) xuất trình bộ chứng từ thông qua Ngân hàng nhờ thu tới Nhà nhập khẩu (Bên mua) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Chứng từ nhờ thu có thể là chứng từ thương mại (hóa đơn, chứng từ vận tải…) và/hoặc chứng từ tài chính (hối phiếu hoặc các chứng từ tài chính khác).

Vai trò của ngân hàng khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu chỉ là trung gian đòi tiền và chuyển tiền không quyết định được tính chất của giao dịch trong trong thanh toán nên khi sử dụng nhờ thu nếu hai bên chưa thực sự tin tưởng, hoặc không đàm phán kỹ nhà xuất khẩu sẽ gặp nhiều bất lợi khi đòi tiền hàng vì nhà nhập khẩu thường trả chậm hoặc trả thiếu.

Đặc điểm của phương thức thanh toán nhờ thu

  • Dựa vào chứng từ để quyết định thanh toán chứ không phải hợp đồng
  • Quá trình nhờ thu chỉ diễn ra khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua

Chừng từ được sử dụng trong phương thức nhờ thu gồm:

  • Chứng từ thương mại: Hóa đơn (invocie, bill of lading, C/0, C/Q, packing List)
  • Chứng từ tài chính: Là những chứng từ được phát hành mục đích thu tiền: Hối phiếu, kỳ phiếu, sec.

Các bên tham gia trong phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

  • Drawer – Người nhờ thu – tức là người xuất khẩu
  • Drawee – Người  thanh toán – người nhập khẩu
  • Remitting Bank – Ngân hàng chuyển tiền : là Ngân hàng đại diện cho người nhờ thu chỉ định, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy.
  • Collecting Bank – Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng đại diện cho người trả tiền, thông thường ở nước người trả tiền là ngân hàng thu hộ, trường hợp ngân người xuất khẩu không nêu rõ thông tin thì ngân hàng này có thể do ngân hàng chuyển chỉ định

Phân loại các phương thức thanh toán nhờ thu (Collection)

Trong thanh toán nhờ thu có 2 loại hình thức thanh toán chính là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.

Nhờ thu trơn – Clean Collection

Được hiểu là người được hưởng tiền không thể tự thu được nên phải ủy thác uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.

Nhận xét về hình thức thanh toán nhờ thu trơn:

  • Quá trình nhận hàng không liên quan tới việc thanh toán nên sẽ gặp rủi do cho người xuất khẩu vì gặp tình trạng người nhập khẩu trả châm hoặc không trả tiền.
  • Chức năng của ngân hàng chỉ đơn thuần là bên thông báo chứ không có chức năng thanh toán khi chưa có chỉ định của nhà nhập khẩu, không giám sát  kiểm tra, đốc thúc thanh toán.
  • Chỉ nên sử dụng thanh  toán nhờ thu khi: Hai bên mua- bán hoàn toàn tin cậy lẫn nhau.

Thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Có nghĩa là người xuất khẩu dùng chứng từ tài chinh và chứng từ thương mại tạo sức ép cho nhà nhập khẩu để thanh toán – Hóa đơn thương mại có thể thay cho hối phiếu. Điều kiện trao chứng từ thường xử dụng:

  • D/P: Documents Against Payment -Đây là phương thức thanh toán giao tiền thì giao chứng từ
  • D/A: Documents Against Acceptance –  nhà nhập khẩu được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày
  • D/TC: Documents Against other Terms & Conditions –  là một số điều kiện trao chứng từ khác trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng:Trao đổi chứng từ giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay)

Phân tích cụ thể các hình thức nhờ thu kèm chứng từ:

Phương thức thanh toán D/A: có nghĩa là nhà nhập khẩu được phép nhận bộ chứng từ khi ký giấy nợ (hối phiếu) thanh toán tiền hàng sau thông qua ngân hàng nhập khẩu. Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày

  • Đối với phương thức D/A nhà nhập khẩu nhận được bộ chứng từ khi chấp nhận ký giấy thanh toán tiền hàng trả sau (hối phiếu). Tức đối với D/A nhà nhập khẩu được phép nợ tiền hàng, và được quyền thanh toán tiền hàng sau trong kỳ hạn ghi trong hợp đồng.
  • Phương thức thanh toán D/A  rủi do cao với nhà xuất khẩu vì theo D/A  nhà nhập khẩu có thể trả tiền bất cứ thời điểm nào mà họ muốn nên có thể sẽ thanh toán trễ hẹn hoặc không trả, Chỉ nên sử dụng D/A
Phương thức D/A trong than thanh toán quốc tế
Phương thức D/A trong than thanh toán quốc tế

D/P viết tắt là Documents against payment.

Tính chặt chẽ trong D/P Cao hơn D/A vì nhà nhập khẩu muốn nhận hàng cần có chứng từ  ngân hàng chỉ đưa chứng từ khi được thanh toán bởi nhà nhập khẩu tức là – thanh toán giao tiền thì giao chứng từ theo chỉ định của nhà xuất khẩu.

D/P  có thể chia thêm thành nhiều phương thức thanh toán khác nhau như:

  • Thanh toán từng phần- trả ngay trả tiền thì đưa chứng từ: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.
  • Thanh toán trả chậm: tức là ngân hàng giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, thư cam kết, biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng chặt chẽ hơn vì có giấy cam kết mới trả chứng từ.

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong thanh toán quốc tế 

 

Quy trình thanh toán D/P.
Quy trình thanh toán D/P.

  • Bước 1: Nhà xuất khẩu liên hệ ngân hàng xuất khẩu để mở tài khoản
  • Bước 2: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa và chứng từ cho công ty vận chuyển
  • Bước 3: Freight forwarder gửi hàng hóa và nhận Bill of lading (B/L) từ người chuyên chở (carrier).
  • Bước 4: Freight forwarder gửi bộ chứng từ đến ngân hàng xuất khẩu.
  • Bước 5: Ngân hàng xuất khẩu gửi bộ chứng từ đến ngân hàng nhập khẩu
  • Bước 6:  Nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận bộ chứng từ.
  • Bước 7: Nhà nhập khẩu giao bộ chứng từ cho carrier và tiến hành nhận hàng hóa.
  • Bước 8: Ngân hàng nhập khẩu tiến hành chuyển giao tiền cho ngân hàng xuất khẩu
  • Bước 7: Ngân hàng xuất khẩu chuyển tiền vào tài khoản nhà xuất khẩu.

Rủi do cần biết khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu

  • Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán nhờ thu không có trách nhiệm thu hồi công nơ cho nhà cung cấp.
  • Nhờ thu chỉ được thực hiện khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
  • Nhờ thu kèm chứng từ sẽ chặt chẽ hơn nhờ thu trơn đảm bảo quyền lợi cho người bán.

Rủi do người bán: Việc thanh toán và nhận tiền theo tình trạng của người mua vì chỉ khống chế được việc nhận hàng không khống chế việc  thanh toán, nếu người mua từ chối thanh toán, hoặc không có ý định mua hàng thì người bán gặp rủi do phải quay đầu hàng về.

Phụ thuộc vào thời điểm người mua có thể trả tiền ( Bán hàng theo lời hứa ). Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ

Rủi do với người mua: Nhận hàng – chứng từ khác nhau vì đây là 2 bước khác nhau khó kiểm soát được tình trạng hàng  không như hợp đồng đã ký

Đối với nhờ thu kèm chứng từ khắc phụ được hạn chế của nhờ thu trơn là nhà nhập khẩu muốn có hàng thì phải có chứng từ nên phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Vậy ưu điểm của nhờ thu là gì: Đối với nhờ thu thì người mua có thể chủ động trong việc thanh toán và tiết kiệm chi phí hơn khi thanh toán L/C.

Tạm kết

Hy vọng, bài viết Thanh toán nhờ thu do trung tâm xuất nhập khẩu VinaTrain chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn biết cách chuẩn bị khi có nhu cầu mở L/C.

Nội dung thanh toán nhờ thu nằm trong chuyên đề thanh toán quốc tế tại khóa học xuất nhập khẩu do trung tâm VinaTrain tổ chức các khóa học nghiệp vụ online và trực tiếp khai giảng liên tục hàng tháng.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Xu Xu Khờ says:

    Phương thức thu nào cũng có những rủi do nhất định. Nhưng nếu mình nắm vững quy trình + cẩn thận thì sẽ hạn chế được tối đa thiệt hại

    0
    0
    • Phương says:

      Cho em hỏi, trong phương thức nhờ thu nếu ngân hàng nhờ thu không thu được tiền từ nhà nhập khẩu thì trách nhiệm thuộc về ai vậy ạ

      0
      0
  2. Hàn Nhi says:

    Nhờ Thu có bắt buộc không ạ, nếu có nhiều rủi ro vậy sao vẫn phải dùng phương thức này ạ.

    0
    0
  3. Ngân says:

    Đôi khi làm thế nào để người mua và người bán xử lý một cách linh hoạt khi sử dụng Nhờ Thu? mà khi sử dụng có thật sự đảm bảo tính bảo mật hay không

    0
    0
    • Hào Nguyễn says:

      Căn cứ nhờ thu là chứng từ, không phải là hợp đồng

      Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian: Ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng, không có trách nhiệm đến việc kiểm tra chứng từ hay việc thu tiền có đạt kết quả hay không
      Nên cứ kiểm tra kỹ thông tin ngân hàng uy tín nhé.

      0
      0
  4. Quốc Huy says:

    Trong quy trình thì người bán sẽ gửi bộ chứng từ trực tiếp cho người mua, vậy lỡ người bán k gửi bộ chứng từ thì phải làm sao ạ, có trường hợp nào chưa ạ

    0
    0
  5. Quốc says:

    Trong quy trình thì người bán sẽ gửi bộ chứng từ trực tiếp cho người mua, vậy lỡ người bán k gửi bộ chứng từ thì phải làm sao ạ, có trường hợp nào chưa ạ

    0
    0
  6. Kha Minh says:

    Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu có kèm theo hối phiếu kỳ hạn, nhưng trong lệnh nhờ thu lại không có chỉ thị rõ ràng nào về điều kiện trao chứng từ là D/P hay D/A. Hái ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ như thế nào? mong trung tâm tư vấn giúp em ạ

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Kha Minh nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn nha
      Trong trường hợp này thì hai ngân hàng thu hộ sẽ xử lý theo các bước sau:
      1. Xác định ý định của người xuất khẩu:
      Ngân hàng thu hộ đầu tiên (ngân hàng của người xuất khẩu) sẽ liên hệ với người xuất khẩu để xác định ý định của họ về điều kiện trao chứng từ.
      Ngân hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thông tin cụ thể về việc họ muốn trao chứng từ theo phương thức D/P hay D/A.
      2. Thông báo cho người nhập khẩu:
      Sau khi xác định được ý định của người xuất khẩu, ngân hàng thu hộ đầu tiên sẽ thông báo cho ngân hàng thu hộ thứ hai (ngân hàng của người nhập khẩu) về điều kiện trao chứng từ.
      3. Trao chứng từ:
      Ngân hàng thu hộ thứ hai sẽ trao chứng từ cho người nhập khẩu theo đúng điều kiện được thông báo.
      Nếu người nhập khẩu lựa chọn phương thức D/P, họ sẽ phải thanh toán tiền cho ngân hàng thu hộ trước khi nhận được bộ chứng từ.
      Nếu người nhập khẩu lựa chọn phương thức D/A, họ sẽ được nhận bộ chứng từ trước khi thanh toán tiền.
      4. Thanh toán hối phiếu:
      Khi hối phiếu đến hạn thanh toán, người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng thu hộ thứ hai.
      Ngân hàng thu hộ thứ hai sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thu hộ đầu tiên.

      0
      0
  7. Phương Nguyễn says:

    Phương thức thanh toán nhờ thu này cũng có nhiều rủi ro vậy có cách nào để giảm rủi ro khi xuất nhập khẩu mà sử dụng pt này k trung tâm

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào Phương Nguyễn nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn, trung tâm cũng tìm hiểu được một số biện pháp giảm rui ro khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu, bạn xem tham khảo nhé
      Sử dụng nhờ thu trả ngay: Phương thức này sẽ giúp bạn nhận được thanh toán ngay khi bộ chứng từ được chấp nhận bởi ngân hàng đại lý, do đó giảm thiểu rủi ro không thanh toán.
      Tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải đầy đủ, chính xác, hợp lệ theo yêu cầu của L/C. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, bạn nên liên hệ với người bán để yêu cầu sửa đổi.
      Thực hiện thanh toán nhờ thu qua ngân hàng: Ngân hàng sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ trước khi thanh toán, từ đó giảm thiểu rủi ro thanh toán cho hàng hóa không đúng chất lượng hoặc số lượng.
      Sử dụng nhờ thu trả chậm có bảo lãnh: Phương thức này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro không thanh toán bằng cách yêu cầu người bán cung cấp bảo lãnh cho khoản thanh toán.
      Sử dụng nhờ thu trả chậm có kỳ hạn: Phương thức này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán.

      0
      0
  8. Khách says:

    Rủi ro từ phương thức thanh toán nhờ thu này cũng cao vậy có cách nào để giảm rủi ro khi giao dịch thương mại quốc tế như này k ạ trung tâm

    0
    0
  9. Hoàng Hương says:

    Cho mình hỏi giữa nhờ thu chứng từ và nhờ thu trơn thì khác nhau ở chỗ nào đó ạ? trung tâm cho mình xin thêm thông tin về khoá học Thu mua quốc tế qua mail huong2012k4@gmail.com nhé

    0
    0
  10. Thuong says:

    Nếu KH muốn thanh toán nhờ thu từng phần vì không đủ tiền thì Collecting bank có thực hiện hay không.

    0
    0
  11. Linh Nhi says:

    dạ cho em hỏi kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ trong phương thức thanh toán nhờ thu có những bước nào ạ

    0
    0
  12. Nguyễn Nhi says:

    Về kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ trong phương thức thanh toán nhờ thu, gồm những bước nào ạ

    0
    0
    • Biên Tập Viên VinaTrain says:

      Chào ban, cơ bản quy trình kiểm tra bộ chứng từ thanh toán LC sẽ gồm các bước: nhận LC nháp xác nhận, sau đó tiến hành gửi bộ chứng từ thanh toán LC khi kiểm tra thì sẽ kiểm tra toàn bộ các chứng từ có liên quan bạn nhé

      0
      0
  13. Thảo An says:

    Khi thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ cần lưu ý điều gì khi mình đại diện cho người xuất khẩu ạ

    0
    0
    • Nguyễn Nhi says:

      Về kỹ thuật kiểm tra bộ chứng từ trong phương thức thanh toán nhờ thu, gồm những bước nào ạ

      0
      0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *