Proforma Invoice (hóa đơn chiếu lệ) là gì? Có Giá Trị Thanh Toán Không?

16761 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
hóa đơn chiếu lệ là gì

Chào Trung Tâm Xuất Nhập Khẩu VinaTrain, em là sinh viên đang tìm hiểu về Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong giáo trình nhà trường hầu như không có các mẫu chứng từ thực tế để tham khảo cho việc học, điều này khiến em mơ hồ khi đọc lý thuyết. Trung tâm có thể tư vấn giúp em về Hóa đơn chiếu lệ là gì? Có giá trị thanh toán không ạ? Em xin cảm ơn ạ!”

Lê Ngọc Bích Liên – Đại học Ngoại Thương, HCM

Bài viết về Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;

  • 11 năm kinh nghiệm làm logistics.
  • Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu – Khai báo hải quan điện tử tại VinaTrain. 
  • Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn dịch vụ logistics,xuất nhập khẩu bởi GV- Nguyễn Trọng Hoàng vui lòng liên hệ qua hotline: 0964.237.168

I. Khái Niệm Hóa Đơn Chiếu Lệ (Proforma Invoice) Là Gì?

Proforma Invoice (hóa đơn chiếu lệ) là chứng từ này được soạn thảo bởi nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhằm mục đích note lại các thỏa thuận trong giao dịch về số lượng, đơn giá, thành tiền và những yêu cầu khác trước khi ký hợp đồng chính thức.

Đây là bản dự thảo thường được nhà xuất khẩu phát hành trước khi soạn thảo hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Mục đích soạn thảo hóa đơn chiếu lệ giúp 2 bên mua bán chốt lại những vấn đề trong giao dịch trước khi đi chốt vấn đề. Việc phát hành hóa đơn chiếu lệ giúp hạn chế những sai sót khi phát hành hóa đơn thương mại, hoặc trong trường hợp chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng về số lượng,đơn giá…

Hóa đơn chiếu lệ là gì?
Hóa đơn chiếu lệ là gì?

II. Thời Điểm Phát Hành Hóa Đơn Chiếu Lệ (Profomal Invocie)

Dưới đây là những thời điểm thường phát hành Hóa đơn chiếu lệ (Proformal Invoice):

  • Thường sẽ phát hành ngay khi bắt đầu giao dịch vì không phải chứng từ đòi tiền và chỉ có giá trị nhưng bản dự thảo tham chiếu giữa các bên nên PI có thể được sửa chữa, điều chỉnh ngay cả khi hai bên đã ký kết dựa trên PI .
  • Proforma Invoice được phát hành trước khi ký hợp đồng.
  • Hai bên đồng ý mua bán nhưng thời điểm chưa ký hợp đồng hoặc chưa thỏa thuận chính thức về số lượng, hàng chưa được đóng gói.
  • Bên xuất khẩu cần chứng từ làm thủ tục xuất khẩu.
  • Thường phát hành khi hàng chưa được đóng gói hoặc chưa được gửi tức là chưa có số lượng cuối cùng, thường thì CI chỉ phát hành khi hàng đã được đóng gói số lượng thì người bán có thể phát hành Hóa đơn thương mại (chính thức) cho lô hàng đó.

III. Nội Dung Thể Hiện Trên Hóa Đơn Chiếu Lệ (Proforma Invoice – PI)

Bạn sẽ thấy trên hóa đơn chiếu lệ thường có các thông tin sau:

  • Seller: Tên, địa chỉ, tel, fax người bán (địa chỉ trên đăng ký kinh doanh)
  • Buyer: Tên, địa chỉ, tel, fax người mua (địa chỉ trên đăng ký kinh doanh)
  • Số và ngày PI: Số của hóa đơn chiếu lệ
  • Payment: Điều kiện thanh toán theo thỏa thuận, ví dụ T/T 100% (By T/T, 100% advance), đặt cọc T/T: 30%, L/C 70% còn lại sau khi gửi chứng từ copy (By T/T, 30% advance, L/C 70% against of copy shipping docs),…
  • Thông tin ngân hàng bên bán (bên thụ hưởng)
  • Port of Loading: Cảng bốc hàng (VD: Hai Phong port, Cat Lai, ToKyo Port,…)
  • Port of Destination: Cảng đến (VD: Jacata Port, Korea; Seikou Port,…)
  • ETA: Estimated Time Arrival/ETD (Estimated time delivery) (Ngày dự kiến hàng đến/ngày giao hàng dự kiến)
  • Các thông tin về hàng hóa: Tên hàng, số lượng giao dịch, đơn giá sản phẩm, mô tả quy cách, tổng tiền thanh toán

Mẫu hóa đơn chiếu lệ để các bạn tham khảo
Mẫu hóa đơn chiếu lệ để các bạn tham khảo

IV. Phân Biệt Proforma Invoice (Hóa đơn chiếu lệ) Và Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

 Loại hóa đơn Giống nhau Khác nhau
Hóa đơn chiếu lệ PI và CI đều chỉ rõ giá cả và đặc điểm của hàng hoá. Thường PI sẽ dùng khi gửi đi triển lãm, để gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng hoặc để làm thủ tục xin nhập khẩu. – Thời điểm phát hành: trước khi gửi hàng

– Số tiền thanh toán: có thể thay đổi nhiều lần

– Tính cam kết: PI giống như bảng chào giá, người mua có thể không mua hàng

– Hạch toán: Không có chức năng

Hóa đơn thương mại – Thời điểm phát hành: sau khi hàng hóa được gửi hoặc đóng vào container

– Số tiền thanh toán: đã được chốt trong giao dịch

– Tính cam kết: chứng từ rất quan trọng xác nhận giao dịch mua bán

– Hạch toán: CI được dùng để hạch toán và thủ tục thông quan xuất nhập khẩu

Hiện tại, Hải quan Việt Nam chỉ chấp nhận hóa đơn thương mại CI (Commercial Invoice) là chứng từ thanh toán. Một số trường hợp có thể dùng Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) để thay cho Hợp đồng thương mại (Commercial Invoice) để giải thích chi tiết với hải quan trong trường hợp cần thiết.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 7.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp các độc giả hiểu rõ về sự khác nhau giữa hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) trong bộ chứng từ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice)” Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Yến says:

    cảm ơn bài viết ở trên của trung tâm ạ nhưng em còn câu hỏi là Proforma Invoice có thể được sử dụng như một hợp đồng mua bán không? có thể giải thích giúp em không ạ

    0
    0
  2. Khách says:

    Hóa đơn chiếu lệ PI được xem như là 1 contract cho mỗi lô hàng XK ( thường áp dụng với các giao dịch đã ký hợp đồng nguyên tắc)

    0
    0
  3. Thùy Dương says:

    Hóa đơn chiếu lệ có cần phải có chữ ký và dấu mộc đỏ hong ạ kiểu chỉ là bản nháp thôi í

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Thùy Dương nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn nè.
      Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) là chứng từ do bên bán hàng hóa hoặc dịch vụ lập nhằm mục đích cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ trước khi ký hợp đồng chính thức. Hóa đơn chiếu lệ không có giá trị pháp lý như hóa đơn thương mại, do đó không cần phải có chữ ký và dấu mộc đỏ.
      Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của hóa đơn chiếu lệ, bên bán hàng hóa hoặc dịch vụ có thể ký tên và đóng dấu lên hóa đơn. Việc ký tên và đóng dấu lên hóa đơn chiếu lệ là thể hiện sự cam kết của bên bán hàng hóa hoặc dịch vụ về các thông tin trên hóa đơn.
      Như vậy, hóa đơn chiếu lệ có thể có hoặc không có chữ ký và dấu mộc đỏ, tùy thuộc vào quyết định của bên bán hàng hóa hoặc dịch vụ.

      0
      0
  4. Thái Huân says:

    Proforma Invoice (hóa đơn chiếu lệ) có chuyển đổi thành một hóa đơn thương mại chính thức không ạ mà nội dung này có nằm trong bài học không ạ em muốn đăng ký học

    0
    0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Thái Huân nhé, trung tâm cảm ơn câu hỏi của bạn. Để được tư vấn thêm về khóa học bạn vui lòng liên hệ hotline: 0964 237 168 nhé
      Proforma Invoice (hóa đơn chiếu lệ) không thể chuyển đổi thành một hóa đơn thương mại chính thức.
      Lý do:
      Mục đích sử dụng khác nhau:
      Proforma Invoice: Dùng để báo giá, tạm tính giá trị hàng hóa và các điều khoản giao dịch cho người mua.
      Hóa đơn thương mại: Dùng làm chứng từ thanh toán và kê khai hải quan cho lô hàng.
      Nội dung khác nhau:
      Proforma Invoice: Không có giá trị pháp lý và có thể thay đổi sau khi hai bên thỏa thuận.
      Hóa đơn thương mại: Có giá trị pháp lý và phải thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin về lô hàng.
      Quy trình khác nhau:
      Proforma Invoice: Do nhà cung cấp tự tạo và gửi cho người mua.
      Hóa đơn thương mại: Do nhà cung cấp hoặc bên xuất khẩu tạo và phải được cơ quan chức năng xác nhận.
      Tuy nhiên, Proforma Invoice có thể được sử dụng làm cơ sở để tạo hóa đơn thương mại chính thức.

      0
      0
    • Tư vấn viên VinaTrain says:

      Chào bạn Minh Trí nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
      PI không có giá trị pháp lý bắt buộc, do đó doanh nghiệp không bắt buộc phải lập PI trong mọi trường hợp.
      Trường hợp không lập PI, doanh nghiệp có thể gặp phải một số rủi ro, như:
      – Khó xác định giá cả, số lượng, và điều kiện giao hàng;
      – Khó đàm phán, thương lượng với nhà cung cấp;
      – Khó kiểm soát hàng hóa, tránh thất thoát, sai sót;
      – Khó giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
      Như vậy, việc lập PI hay không là tùy thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lập PI có thể mang lại một số lợi ích cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp có thể cân nhắc lập PI trong các trường hợp cần thiết.

      0
      0
  5. Kim Ngân says:

    Vậy nếu như theo bài này em hiểu thì hóa đơn chiếu lệ có phải như là bản nháp của hóa đơn thương mại k ạ, hoặc là nãy em đọc thấy là như bảng chào giá cho khách hàng, cái hóa đơn này em mới nghe lần đầu luôn

    0
    0
  6. Hoa Nguyễn says:

    cho em hỏi tính cước hàng air sai thì có sửa lại được không, mong nhận tư vấn dịch vụ của trung tâm. trung tâm có dạy phần này trong khóa học xuất nhập khẩu không? 🙄

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *