Bạn mới được thăng chức hoặc dù còn khá trẻ nhưng đã lên làm sếp và phải lãnh đạo các cấp dưới lớn tuổi hơn mình. Bạn đang lo lắng không biết nên quản lý như thế nào hoặc đang gặp khó khăn trong việc quản lý nhân viên lớn tuổi? Mời bạn tham khảo những chiến lược quản lý nhân viên lớn tuổi cho nhà lãnh đạo hiện đại trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
So sánh công việc với người khác, độc hại hay tích cực?
Nguyên Nhân Vì Đâu Có Mâu Thuẫn
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hành vi Tổ chức (Journal of Organizational Behavior) cho thấy hầu hết những người lớn tuổi làm việc với những người quản lý trẻ tuổi cho biết họ có nhiều cảm xúc tiêu cực hơn, chẳng hạn như tức giận và sợ hãi, so với những người làm việc với những lãnh đạo lớn tuổi.
Sếp Trẻ Nên Làm Gì
Sự Tôn Trọng
Rishav Gupta, CEO của iCoachFirst nói “Bạn không thể có được sự tôn trọng bằng cách chỉ huy mọi người cần tôn trọng bạn”. Thay vào đó, bạn nên tiếp cận họ với tư cách cá nhân để nhận ra điểm mạnh và thói quen làm việc của nhân viên, điều gì làm họ phấn khích và họ muốn được quản lý như thế nào thay vì áp đặt khoảng cách thế hệ hoặc các yếu tố bạn mong muốn khác.
Bằng cách tìm hiểu mọi người, bạn sẽ nhận ra rằng mỗi nhân viên đều rất khác nhau. Vì vậy, dùng một cách tiếp cận duy nhất với tất cả mọi nhân viên không bao giờ thực sự hiệu quả.
Trong một cuộc khảo sát, có đến 53% người nói rằng sự thiếu tôn trọng từ người quản lý là lý do hàng đầu khiến họ cân nhắc rời bỏ công việc của mình – ngay cả khi họ rất thích công việc. Do đó, Gupta khuyên nên thiết lập “các buổi chia sẻ kiến thức” cho đội mới của bạn để mọi người có thể hiểu nhau và chia sẻ ý tưởng, ý kiến của họ. Điều này cho phép mọi người có cơ hội làm nổi bật kĩ năng, kinh nghiệm, kiến thức, quan điểm của bản thân. Từ đó, họ cũng cảm thấy mình được tôn trọng, lắng nghe.
Tuy nhiên, hãy nhớ khi tôn trọng kinh nghiệm của ai đó, bạn cũng phải tôn trọng bản thân. Bạn cần thể hiện sự tự tin với năng lực bản thân nhưng cũng khiêm tốn cần thiết để yêu cầu sự giúp đỡ hoặc lời khuyên khi bạn cần. Đây mới là yếu tố thuyết phục cấp dưới.
Thay Đổi Là Cần Thiết Nhưng Cần Tôn Trọng Truyền Thống
“Nhiều người trẻ tuổi tham gia vào một tổ chức luôn muốn tìm cách thay đổi”, Adam Povlitz, chủ tịch của Anago Cleaning Systems cho biết. “Khi quản lý một người lớn tuổi hơn bạn,” ông nói, “điều quan trọng là phải hiểu cách thức và lý do tại sao họ đang làm mọi thứ theo một cách nhất định trước khi bạn muốn thay đổi nó”.
Khi biết được điều này rồi, bạn sẽ nhìn nhận được 2 vấn đề: việc những nhân viên trước đó vẫn làm có còn hợp lý không, nếu không cũng đưa ra được luận điểm, dẫn chứng thuyết phục họ nên thay đổi; nếu những điều đó vẫn còn hợp lý thì điều chỉnh lại quyết định của bạn thân. Nhờ vậy, bạn tránh rơi vào cái “bẫy” của khuôn mẫu hoặc quá độc tài, không lắng nghe nhân viên.
Hãy Hỗ Trợ Và Hợp Tác
Nhà lãnh đạo trẻ có thể cảm thấy như họ phải “vượt mặt” nhân viên lớn tuổi của mình để chứng minh năng lực của mình, nhưng điều này có thể gây ra sự bất hòa, cạnh tranh giữa cấp trên và cấp dưới. Thực chất, người lãnh đạo giỏi không phải lúc nào cũng là người giỏi nhất về mặt chuyên môn, mà họ là giỏi kết hợp những người có kĩ năng chuyên môn giỏi hơn họ.
Do đó, đừng xem cấp dưới lớn tuổi là đối thủ để “show” tài năng, hãy để nhân viên thấy rằng bạn thuộc nhóm của họ và bạn đã đầu tư công sức của bạn vào thành công của họ. Từ đó khéo léo xây dựng tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong đội ngũ của bạn.
Một cách khác để khuyến khích sự hỗ trợ và hợp tác là yêu cầu nhân viên của bạn giúp đỡ, đặc biệt là khi học một kỹ năng mà họ sở hữu. Nó có thể đơn giản như “Anh có thể chỉ cho tôi cách bạn tạo ra biểu đồ đó không? Tôi muốn tìm hiểu nó. Điều này vừa rút ngắn khoảng cách giữa sếp và nhân viên, vừa tạo điều kiện tích cực để nhân viên thấy rằng mình “bình đẳng” với sếp.
Giao Tiếp Thường Xuyên
Gupta nói:“Các nhà quản lý không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc giao tiếp và đưa ra phản hồi theo cách mỗi thành viên trong nhóm phản hồi tốt nhất. Các nhà quản lý thường xuyên liên lạc với các nhóm của họ một cách linh hoạt sẽ có những nhóm làm việc hiệu quả, hạnh phúc và trung thành hơn”.
Điều bạn nên hướng tới là xây dựng một văn hóa giao tiếp trung thực, cởi mở. Kris Duggan, CEO của BetterWorks, cho biết: “Nếu tất cả mọi người, rất minh bạch và cởi mở về những kỳ vọng, mục tiêu và quyết định, tuổi tác sẽ trở thành một yếu tố không quan trọng”.
Và Cuối Cùng
Tổng hợp lại, để thành công trong vai trò của một nhà quản lý với những nhân viên lớn tuổi hơn, hãy bắt đầu bằng sự tôn trọng, lắng nghe, tìm hiểu các cá nhân mà bạn có vinh dự lãnh đạo, giữ vững lập trường khi cần và xây dựng văn hóa giao tiếp tích cực.
Hy vọng với những phương pháp trên, bạn sẽ tránh được những mâu thuẫn và sự không hài lòng từ những đồng nghiệp lớn tuổi hơn hoặc nhiều kinh nghiệm hơn của mình. Hãy trở thành một nhà lãnh đạo khôn ngoan bất kể tuổi tác và quản lý nhân viên ở bất kỳ thế hệ nào. Và hãy nhớ, nhân viên không rời bỏ công việc, họ chỉ rời bỏ sếp tồi.
Chúc bạn thành công với đội ngũ của mình!
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com
Ngọc Mai – Tổng hợp và Biên tập