Từ ngày 01/01/2021 luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có hiệu lực. Nội dung điều chỉnh và áp dụng trong luật có nhiều điểm mới đề cập tới con dấu doanh nghiệp được đánh giá là khác nhiều với với quy định tại bộ luận doanh nghiệp 2014. VinaTrain xin gửi tới bạn đọc 4 điểm mới về quản lý con dấu cần biết.
Khái Niệm Con Dấu Là Gì
Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Con dấu được quản lý theo quy định của Nghị định này
Doanh nghiệp sử dụng mẫu con dấu công ty dưới hình dạng cụ thể (hình tròn, hình vông, đa giác ) cần được thống nhất về nội dung và kích thước.
Trên mẫu con dấu cần thể hiện trên con dấu cần có thông tin đầy đủ về thông tin, ngoài ra doanh nghiệp có thể thêm các thông tin khác thể hiện trên con dấu doanh nghiệp nhưng không được vi phạm quy định tại điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP.
Thông Tin Cấm Không Được Thể Hiện Trên Con Dấu
Con dấu doanh nghiệp sẽ không được chèn các hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây
– Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
– Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Điều kiện để sử dụng con dấu
Điều 43 luật DN 2020 quy định: Trước khi sử dụng mẫu dấu mới doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, nội dung chi tiết gồm những thông tin sau:
- a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;
- b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có điều lệ công ty để quản lý và sử dụng con dấu cụ thể tại khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể cá điều khoản sử dụng con dấu như sau:
Doanh nghiệp chị trách nhiệm và toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Tuy nhiên, bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.
Khi giao dịch doanh nghiệp có sử dụng con dấu hoặc không dùng phụ thuộc vào thỏa thuận của đối tác và điều lệ quy định của công ty.
4 Điểm Mới Quy Định Về Con Dấu Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
1. Dấu dưới hình thức chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu được khắc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chữ ký số là dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
– Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
2. Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 trước khi sử dụng con dấu phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan chức năng nhưng luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này. Như vậy,từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
3. Không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp
Theo quy định cũ doanh nghiệp cần phải thể hiện các thông tin trên con dấu bao gồm: tên và mã số thuế quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 trên con dấu cần thể hiện thông tin
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến vấn đề này.
4. Điểm mới trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp
– Luật DN 2014: Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
– Luật DN 2020: Bổ sung thêm việc quản lý và lưu chữ con dấu theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Như vậy, VinaTrain đã gửi tới bạn đọc những quy định về quản lý và sử dụng con dấu theo quy định cũ 2014 và luật doanh nghiệp mới 2020. Hy vọng bài viết này có ích với bạn đọc.
Nội dung đào tạo về quy định quản lý và sử dụng con dấu được VinaTrain đưa vào hướng dẫn giảng dạy tại các khóa học hành chính văn phòng và khóa học hành chính nhân sự tổng hợp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và đào tạo trực tuyến bạn đọc có nhu cầu vui lòng tham khảo các bài viết chi tiết tại website.
VinaTrain xin cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết !
Nguồn: Bích Hạnh- Tổng hợp
_____________________________________________________________
HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
- Văn phòng Hồ Chí Minh:
– 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1
- Văn Phòng Hà Nội:
– 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
- Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
- Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774
- Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com