Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển Dễ Hiểu Nhất

12203 lượt xem Xuất Nhập Khẩu
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa giữa các nước

 Bạn đang tìm hiểu về những chứng từ về xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa biết rõ “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển”. Trong bài viết này, trung tâm VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình này nhé

Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa giữa các nước
Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa giữa các nước

I. Khái Quát Chung Về Giao Nhận

1. Ðịnh nghĩa về giao nhận và người giao nhận (Freight forwarding and Freight forwarder)

Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để gioa hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.

2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận

Ðiều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
  • Thực hiện đầy đủ nghiã vụ của mình theo hợp đồng
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
  • Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
  • Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng

3. Trách nhiệm của người giao nhận

a) Khi là đại lý của chủ hàng

Tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:

  • Giao hàng không đúng chỉ dẫn
  • Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặc dù đã có hướng dẫn
  • Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
  • Chở hàng đến sai nơi quy định
  • Giao hàng cho người không phải là người nhận
  • Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
  • Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
  • Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác,… 

Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.

b) Khi là người chuyên chở (principal)

Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở – contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối,… thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.

Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:

  • Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
  • Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
  • Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá
  • Do chiến tranh, đình công
  • Do các trường hợp bất khả kháng

Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.

II. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Quy trình giao nhận hàng hóa đường biển là hình thức người bán gửi hàng hóa bằng loại hình vận tải đường biển, thông qua các đơn vị vận tải chuyên chở: hãng tàu, forwarder sẽ có trách nhiệm giao hàng tới cảng đích tại nước nhập khẩu. Hàng hóa được giao nhận đường biển vẫn phải tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Có 2 loại hình giao nhận hàng hóa đường biển được sử dụng: giao nhận hàng nguyên container (FCL) và giao nhận hàng lẻ container (LCL)

Tùy thuộc vào điều kiện Incoterms của hợp đồng mà bên bán phải thuê tàu (hợp đồng theo CIF) hoặc bên mua thuê tàu (hợp đồng theo FOB). Các công việc tại cảng khi xuất khẩu thường do người gửi hàng thuê công ty giao nhận (Forwarder – FWD) thực hiện để không xảy ra phát sinh gây chậm trễ giao hàng.

 

Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển quan trọng
Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển quan trọng

Dưới đây là những bước chi tiết trong quy trình giao nhận hàng hóa đường biển:

Bước 1: Booking

Việc thuê tàu gọi là Booking (đặt chỗ). Nếu bên bán thuê tàu, bạn cần liên hệ các công ty FWD và chọn công ty có mức giá cạnh tranh.

Khi nhận được Booking từ FWD thì người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin trên Booking như: cảng đi, cảng đến, ngày khởi hành, ngày cắt máng, loại container, số lượng container,… để chuẩn bị hàng giao cho FWD kịp thời gian.

Booking mẫu của hãng tàu ONE
Booking mẫu của hãng tàu ONE

Bước 2: Đóng hàng

Nếu là hàng lẻ (LCL) sẽ được đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping Mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty FWD sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ (CFS) tại cảng và đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác.

Nếu là hàng nguyên (FCL) sẽ được đóng container, kẹp chì ngay tại kho của người xuất khẩu sau đó được bàn giao cho công ty FWD đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng.

Hình ảnh hàng đóng container làm thủ tục hải quan tại cảng
Hình ảnh hàng đóng container làm thủ tục hải quan tại cảng

Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu

Sau khi hàng ra cảng, người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty FWD thực hiện trước thời điểm tàu khởi hành. Người xuất khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).

Bước 4: Phát hành B/L

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được người vận tải đưa lên tàu và rời cảng. Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận từ khi chuẩn bị đóng hàng. Thông tin này được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.

Mẫu của Bill of Lading
Mẫu của Bill of Lading

Bước 5: Gửi chứng từ

Người xuất khẩu thu thập đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm: Invoice, Packing List, B/L, C/O,… và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng T/T) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).

Bước 6: Nhận chứng từ

Khi nhận được bộ chứng từ gốc, người nhập khẩu kiểm tra 1 lần nữa về tính chính xác và tính chân thực của toàn bộ chứng từ để chắc chắn không gặp rắc rối trong quá trình thông quan.

Bước 7: Thông báo hàng đến

Đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho người nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng. Người nhập khẩu kiểm tra các thông tin như: Ngày tàu cập cảng, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp,… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.

Form mẫu thực tế của thông báo hàng đến
Form mẫu thực tế của thông báo hàng đến

Bước 8: Lệnh giao hàng

Người nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ (đã nhận được từ người xuất khẩu) cho công ty FWD để xuất trình B/L gốc, nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận Lệnh giao hàng.

Đồng thời công ty FWD cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm Phiếu xuất kho tại cảng.

Doanh nghiệp theo thông báo trên giấy báo hàng tới hãng tàu để lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp theo thông báo trên giấy báo hàng tới hãng tàu để lấy lệnh giao hàng

Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu

Ngay cả khi hàng chưa cập cảng người nhập khẩu đã có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử và chờ khi hàng đến để thực hiện thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty FWD.

Người nhập khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần).

Bước 10: Dỡ hàng

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan lô hàng được công ty FWD điều chuyển xe và đưa về kho của người nhập khẩu. Nếu là hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.

Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain.

Doanh nghiệp theo thông báo trên giấy báo hàng tới hãng tàu để lấy lệnh giao hàng

Hy vọng với những chia sẻ trên của trung tâm VinaTrain đã giúp độc giả hiểu rõ về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 

Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain.

Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: Số nhà 43, khu tập thể XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *