Nguyễn Lê Tú Quyên – Hồ Chí Minh
Cảm ơn chị Nguyễn Lê Tú Quyên đã gửi câu hỏi VinaTrain – trung tâm đào tạo nghề – cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu, logistics.
- Bài viết được xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu online
Bài viết về Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không được tư vấn nghiệp vụ bởi giảng viên Nguyễn Trọng Hoàng, Quản lý hoạt động Công ty TNHH Thương mại và Tiếp vận Hoàng Long;
|
I. Vận Tải Hàng Không Là Gì ?
Vận tải đường hàng không sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hàng hóa đến điểm đích.
Vận tải hàng không là một ngành vận tải hiện đại. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng phát triển nhanh chóng. Trước đó, ngành hàng không chủ yếu phục vụ chuyên chở khách, ngày nay, vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.
Vận chuyển đường hàng không thích hợp cho việc chuyển chở hàng hóa trị giá cao, yêu cầu vận chuyển nhanh. Không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh.
Một số đặc điểm cơ bản của loại hình vận tải này:
|
II. Những Hàng Hóa Được Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không
Các loại hàng hóa chuyên vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:
Ngoài ra cũng sẽ có các loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không. Một số loại hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thể kể đến như: Tùy thuộc vào điều kiện Incoterms của hợp đồng mà bên bán phải thuê máy bay (hợp đồng theo CIP) hoặc bên mua thuê máy bay (hợp đồng theo FCA). Các công việc tại sân bay khi xuất khẩu thường do người gửi hàng thuê công ty giao nhận (Forwarder) thực hiện để không xảy ra phát sinh gây chậm trễ giao hàng. Khi nhận được Booking từ Forwarder người xuất khẩu phải kiểm tra kỹ các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, ngày khởi hành, số lượng, thể tích,… để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder kịp thời gian. Hàng hóa được đóng gói tại kho của người xuất khẩu và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Forwarder cấp cho người xuất khẩu Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển. Sau khi hàng ra sân bay, người xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan xuất khẩu. Người xuất khẩu tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder thực hiện trước thời điểm máy bay khởi hành. Người xuất khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép xuất khẩu, Hun trùng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần). Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được hãng hàng không phát hành MAWB, người giao nhận phát hành HAWB và gửi kèm bản gốc AWB số 2 cùng bộ chứng do người nhập khẩu yêu cầu theo lô hàng. Bản gốc AWB số 3 được giao lại cho người gửi hàng cùng thông báo cước và phí có liên quan (nếu có). Trong vận tải hàng không, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích và người nhập khẩu không cần xuất trình AWB gốc để nhận hàng. Do đó người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ cho người nhập khẩu mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc và được vận tải cùng lô hàng. Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, người xuất khẩu thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác để người nhập khẩu chủ động trong việc chuẩn bị thủ tục hải quan nhập khẩu. Đại lý của hãng vận tải tại sân bay đích sẽ gửi Thông báo hàng đến (Notice of arrival) cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, kho hàng hoặc nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp,… để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan. Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí lệnh giao hàng (D/O), phí làm hàng (Handling), phí lao vụ (Labor fee),… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa. Ngay cả khi hàng chưa đến sân bay người nhập khẩu đã có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử và chờ khi hàng đến sân bay để thực hiện thông quan. Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder. Người nhập khẩu có thể phải thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành khác như Xin giấy phép nhập khẩu, Kiểm tra chất lượng hoặc Kiểm dịch cho lô hàng (nếu cần). Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai, và sắp xếp phương tiện lấy hàng khỏi sân bay để giao đến kho của người nhập khẩu. Để nhận thêm nhiều tài liệu và kiến thức về xuất nhập khẩu thực tế hãy tham gia ngay nhóm tự học xuất nhập khẩu online cùng VinaTrain. Đã có hơn 9.000 thành viên tham gia nhóm tự học này nhận được hỗ trợ từ VinaTrain. Hy vọng, với câu trả lời trên VinaTrain đã giúp chị Quyên và độc giả có thêm những thông tin hữu ích về quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Như vậy, trong bài viết này, hệ thống đào tạo thực tế Vinatrain đã gửi tới bạn đọc thông tin về “Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không”. Nội dung này có trong chương trình đào tạo tại khóa học xuất nhập khẩu thực tế do VinaTrain tổ chức. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo lịch khai giảng được cập nhật tại website của trung tâm VinaTrain. Tác giả: Mỹ Linh – Tổng hợp _____________________________________________________________ HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN
Mục lục nội dung
III. Ưu Và Nhược Điểm Khi Vận Chuyển Bằng Đường Hàng Không
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
IV. Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Đường Hàng Không
Bước 1: Booking
Việc thuê máy bay gọi là Booking (đặt chỗ). Nếu bên bán thuê máy bay, bạn cần liên hệ các công ty Forwarder và chọn công ty có mức giá cạnh tranh.
Bước 2: Đóng hàng
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 4: Phát hành AWB
Bước 5: Gửi chứng từ (nếu cần)
Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email
Bước 7: Thông báo hàng đến
Bước 8: Lệnh giao hàng
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 10: Nhận hàng
Học xong có được dẫn đi thực tế ở các công ty hay là cảng không
Hàng hóa quá cảnh tại cảng hàng không thì quy trình giao nhận có khác k ạ
Có, quy trình giao nhận hàng hóa quá cảnh tại cảng hàng không có một số khác biệt so với quy trình giao nhận hàng hóa trực tiếp tại cảng hàng không đích đến.
Trong quy trình giao nhận hàng hóa thì vận đơn hàng không do hãng hàng không cấp thì cấp cho ai ạ, ai được quyền yêu cầu cấp vận đơn, chủ hàng hay forwarder đại lý giao nhận ạ
Chào bạn Anh Thư nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Trong quy trình giao nhận hàng hóa, vận đơn hàng không (AWB) do hãng hàng không cấp cho người gom hàng (freight forwarder). Người gom hàng có thể là một công ty giao nhận chuyên nghiệp hoặc là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Người gom hàng có thể yêu cầu cấp vận đơn hàng không khi họ đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với hãng hàng không. Hãng hàng không sẽ cấp vận đơn cho người gom hàng sau khi đã nhận được hàng hóa và hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Vận đơn hàng không là một chứng từ quan trọng trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Vận đơn xác nhận việc vận chuyển hàng hóa của hãng hàng không và là cơ sở để người gom hàng thanh toán cước vận chuyển cho hãng hàng không. Vận đơn cũng là chứng từ cần thiết để người nhận hàng làm thủ tục nhận hàng tại sân bay.
Trong quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không ở trên chỉ áp dụng cho hàng hóa thông thường, còn những hàng hóa đặc biệt như hàng hóa nguy hiểm thì có khác quy trình k và khác ở bước nào vậy trung tâm
Trung tâm giải đáp em với về ưu nhược điểm của quy trình trên với ạ? Với lại đăng kí khóa học này thế nào ạ?
Quy trình giao nhận hàng hóa đường hàng không có giống với hàng sea k ạ, nếu khác thì khác cụ thể ở bước nào ạ
Chào bạn Ngọc Phương nhé, cảm ơn câu hỏi của bạn
Quy trình giao nhận hàng hóa đường hàng không và đường biển có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có một số điểm khác biệt đáng chú ý. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết bạn có thể tham khảo nhé
Điểm tương đồng:
– Booking: Cả hai phương thức vận chuyển đều yêu cầu đặt chỗ trước với hãng vận tải để đảm bảo có chỗ cho lô hàng.
– Đóng gói: Hàng hóa cần được đóng gói đúng quy cách để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
– Thủ tục hải quan: Cả hai phương thức đều yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và nhập khẩu.
– Giấy tờ: Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như vận đơn, tờ khai hải quan, chứng thư bảo hiểm,…
Điểm khác biệt:
– Quy trình:
+ Hàng không:
Ký kết hợp đồng vận chuyển.
Booking.
Đóng hàng.
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Phát hành AWB.
Nhận chứng từ trước qua email.
Thông báo hàng đến.
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Giao hàng.
+ Hàng biển:
Ký kết hợp đồng vận chuyển.
Booking.
Chuẩn bị hàng hóa và đóng gói.
Làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
Giao hàng tại cảng xuất.
Vận chuyển bằng tàu biển.
Bốc dỡ hàng tại cảng nhập.
Làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Giao hàng.
– Thời gian vận chuyển:
Hàng không: Nhanh hơn (thường chỉ mất vài ngày).
Hàng biển: Chậm hơn (thường mất vài tuần hoặc vài tháng).
– Chi phí vận chuyển:
Hàng không: Cao hơn do tốc độ vận chuyển nhanh hơn.
Hàng biển: Thấp hơn do thời gian vận chuyển lâu hơn.
– Loại hàng hóa:
Hàng không: Phù hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, cần vận chuyển nhanh chóng hoặc dễ hư hỏng.
Hàng biển: Phù hợp với các loại hàng hóa cồng kềnh, nặng hoặc có giá trị thấp.
Cho em hỏi quy trình check in hàng hóa trên chuyến bay được thực hiện như nào vậy ạ ? Thì trong đó Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Bằng Đường Hàng Không có không
Các thủ tục hải quan và các chứng từ liên quan đến quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là gì?
À Các thủ tục hải quan và các chứng từ liên quan đến quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu và thủ tục Hải quan nhập khẩu, xuất khẩu nha
Khóa học này có được thực hành thực tế không ạ?
Thanks VinaTrain, có thể viết thêm nhiều bài về nội dung này được không, mình rất cần
Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu của công ty bạn như thế nào, ib giúp tôi đã gửi thông tin qua mail bên bạn
trung tâm có khoá học hiện trường xnk không mình muốn đăng ký