Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học được đào tạo phổ biến ở các trường đại học khối kinh tế. Có không ít bạn nghĩ rằng học ngành quản trị kinh doanh sau này tốt nghiệp ra trường dễ làm sếp, “cầm đầu thiên hạ“. Tuy nhiên điều này liệu có đúng hay không? Hãy tìm hiểu thêm về ngành quản trị kinh doanh là gì để hiểu hơn về cơ hội việc làm, mức lương cũng như tương lai thăng tiến công việc trong tương lai như thế nào nhé
Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh trong tiếng anh gọi là Business Administration luôn là một trong số những ngành học nhận được sự quan tâm lớn từ phía các bạn trẻ, có mong muốn nguyện vọng định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Một phần nhờ cái tên gọi của ngành nghe khá là “sang chảnh”. Trên thực tế, ngành quản trị kinh doanh là ngành học cung cấp kiến thức về cách quản lý và điều hành doanh nghiệp và một số các kỹ năng cần thiết khác như phân tích tình hình kinh doanh, quyết định chiến lược và giao tiếp hiệu quả.
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành rộng, có nhiều chủ đề học với nhiều phương án tiếp cận khác nhau. Trong đại học các bạn sẽ được định hướng đi chuyên sâu vào các lĩnh vực như quản trị tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, và quản trị chiến lược. Ở mỗi chuyên ngành sinh viên sẽ được giảng dạy các kỹ năng và kiến thức cụ thể, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về việc quản lý doanh nghiệp. Cụ thể sẽ có một số chuyên ngành với các nội dung đào tạo như:
- Quản trị marketing: Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những cuộc trao đổi có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đã định của doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo, xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị để nâng cao thị phần và nhận diện thương hiệu.
- Quản trị Thương mại điện tử là một chuyên ngành được nhiều sự quan tâm của ngành quản trị kinh doanh trong thời đại 4.0. Được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng công việc bao gồm quản lý, thực hiện và giám sát giao dịch, mua bán nhờ ứng dụng mạng Internet
- Quản trị doanh nghiệp: Như tên gọi, những sinh viên theo học ngành quản trị doanh nghiệp sẽ có những kỹ năng, kiến thức quan trọng về điều hành và quản lý doanh nghiệp,có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng về quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh. Với những kiến thức đó, sẽ là nền tảng để sau này có thể mở doanh nghiệp riêng hoặc đảm nhiệm vai trò quản lý tại các doanh nghiệp khác.
- Quản trị du lịch và khách sạn bao gồm công việc như quản lý nhân sự, chuẩn bị phòng ốc, xử lý phàn nàn của khách và kể cả truyền thông quảng cáo
- Quản trị logistics là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ… và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng. Sau khi tốt nghiệp bạn có thể công tác trong các doanh nghiệp logistics với mức lương rất tốt
Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, trong suốt quá trình học đại học, những sinh viên ngành quản trị kinh doanh còn được trang bị thêm những kỹ năng mềm không kém phần quan trọng như
- Tư Duy Hệ Thống: Đào tạo về cách nhìn nhận và phân tích các vấn đề trong một bối cảnh toàn diện và liên quan.
- Kỹ Năng Đàm Phán: Cung cấp các phương pháp và kỹ năng cần thiết để thực hiện các cuộc đàm phán hiệu quả.
- Kỹ Năng Ra Quyết Định: Đào tạo về cách đưa ra quyết định thông qua việc phân tích dữ liệu, đánh giá lựa chọn và quản lý rủi ro.
- Kỹ Năng Lãnh Đạo Đội Nhóm: Giảng dạy các nguyên tắc và kỹ năng quản lý nhóm, cũng như việc phát triển và duy trì một đội ngũ hiệu quả.
- Kỹ Năng Quản Trị và Điều Hành Doanh Nghiệp: Nâng cao hiểu biết về cách quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, từ việc phân chia công việc đến việc quản lý thời gian và nguồn lực.
Với nền tảng đào tạo như trên sau này ra trường bạn hoàn toàn có thể đảm nhiệm các vị trí như: Quản lý doanh nghiệp, chuyên marketing, quản lý tài chính/cfo, quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, tư vấn quản trị, nghiên cứu và phân tích kinh doanh, giảng dạy và nghiên cứu học thuật, quản lý dự án…
Không chỉ trong giảng đường, ngành quản trị kinh doanh cũng nhấn mạnh việc áp dụng kiến thức vào thực tế thông qua các dự án, nghiên cứu, và thực tập tại các doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành, mà còn cung cấp cho họ cơ hội để phát triển kỹ năng thực tế và mở rộng mối quan hệ chuyên nghiệp.
Review ngành Quản trị kinh doanh: Cơ hội nghề nghiệp, mức lương…
Trước hết đối với bất cứ một ngành nghề công việc nào chúng ta đều phải xem xét đến mức lương, thu nhập sau khi tốt nghiệp
Mức lương sau khi tốt nghiệp đi làm có cao hay không?
Trên thực tế, mức lương ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ không có nhiều sự nổi trội và khác biệt so với các khối ngành kinh tế khác khi mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Cụ thể sinh viên mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thì lương cơ bản 3.000.000 – 4.000.000, sau khi đi làm 1-2 năm kinh nghiệm 1-2 năm 5.000.000 – 8.000.000. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân với năng lực và trình độ cũng như mức độ chịu khó học hỏi sau khi tốt nghiệp sẽ có sự khác biệt lớn về mức lương và thu nhập về sau. Với các vị trí cao bạn sẽ nhận được một mức lương tương xứng
- Chuyên viên phụ trách hành chính – nhân sự: 15tr/tháng
- Chuyên viên Marketing – 15tr/tháng
- Nhân viên kinh doanh – 25tr/tháng
- Chuyên viên xây dựng chiến lược và phát triển thị trường – 30tr/tháng
- Giảng viên ngành Quản trị kinh doanh – 12tr/tháng
Học xong ra trường có dễ xin việc không ?
Như thông tin ở trên, ngành quản trị kinh doanh sẽ được đào tạo tổng quan kiến thức về doanh nghiệp. So với các chuyên ngành khác cụ thể thì quản trị kinh doanh sẽ có cái nhìn bao quát, chung chung hơn khá nhiều. Trên thực tế, chúng ta sẽ không thấy bất cứ một phòng ban nào mang tên là quản trị doanh nghiệp trong các công ty.
Vậy thì sinh viên ngành quản trị kinh doanh sẽ làm gì để sau này có được cơ hội việc làm thực sự tốt?
Ngay từ khi còn học đại học, các bạn nên định hướng sở trường, công việc mình yêu thích và sẽ làm sau khi tốt nghiệp và xin vào các vị trí như Marketing, nhân sự, Sale…. Thực tế thì nhu cầu nhân sự các ngành trên là rất nhiều. Sau đó, phụ thuộc vào khả năng của mỗi người để có thể tiến xa hơn, có thể sử dụng được những kiến thức chuyên môn của bản thân đã được học ở đại học áp dụng vào công việc
Không phải là ngành học quá khó để thi đậu
Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành được đào tạo rất phổ biến hiện nay, không chỉ các trường kinh tế mà các trường kỹ thuật cũng đào tạo. Chính vì vậy, chỉ cần bạn có mong muốn theo đuổi ngành quản trị kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể đăng ký thi tuyển để theo học. Sẽ không quá cần thiết rằng bạn phải học trong một trường top đầu ngành đâu. Mà quan trọng hơn là ngôi trường nào phù hợp với năng lực và cho bạn thời gian thực hành, thực tập nhiều hơn
Hãy định hướng công việc ngay từ lúc còn đi học
Thứ nhất bạn phải xác định rõ con đường mình đi khi tham gia học ngành QTKD. Có nghĩa bạn cần phải hỏi mình muốn làm gì, là ai khi tốt nghiệp. Nếu làm Marketing sẽ cần học và tìm hiểu kỹ hơn về Marketing, Thương mại điện tử. Nếu theo con đường kinh doanh bạn sẽ phải học nhiều về kỹ năng giao tiếp, thuyết phục đàm phán, tài chính. Nếu bạn xác định là quản lý trở lên, bạn cần phải am hiểu cả hai điều trên. Bạn cần phải học và đọc rất nhiều chứ không chỉ những kiến thức của thầy cô.
4, Làm việc trong ngành QTKD có khó không ?
Về cơ bản làm việc trong ngành QTKD không có khó nếu bạn có kiến thức và kỹ năng nền tốt. Nếu khó có nghĩa bạn đang chọn sai ngành, nó dễ nếu bạn yêu thích làm việc với nó. Nói chung ở doanh nghiệp không có phòng QTKD, bạn sẽ làm trong phòng Marketing hoặc Kinh doanh. Hoặc bạn sẽ đảm nhiệm chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm kết quả làm việc của cả nhóm.
Bắt đầu bao giờ cũng khó khăn, nếu bạn được thực hành trải nghiệm ngay từ khi là sinh viên. Tôi nghĩ bạn sẽ tự tin và dễ dàng hoàn thành mọi nhiệm vụ mà doanh nghiệp giao cho.
Bạn có thực sự phù hợp với ngành quản trị kinh doanh
Không phải bất kỳ ai cũng phù hợp với ngành quản trị kinh doanh. Việc chọn người, những bạn có những tính cách sau đây sẽ phù hợp hơn với ngành quản trị kinh doanh
- Là người chăm chỉ, chủ động, kỷ luật và chịu trách nhiệm.
- Là người yêu thích công nghệ – Internet – máy tính
- Có khả năng tự học trên internet hoặc sách vở
- Thích kinh doanh hoặc gia đình đang làm kinh doanh
- Thích dùng Facebook, Zalo, TMĐT,…
- Có khả năng giao tiếp, ứng biến
Ngành quản trị kinh doanh không phải mầu hồng
Từ đầu bài viết, sẽ có một nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh mà các bạn cần phải hiểu rõ đó là không chuyên sâu vào bất cứ một ngành nào phục vụ cho doanh nghiệp, mà chúng ta mới ra trường lại không thể nào lên vị trí cao ngay được. Phải từ từ, chứng minh năng lực của bản thân, qua đó mới có thể lên các vị trí quản lý cấp cao hơn. Chính vì vậy, những bạn học chuyên ngành quản trị kinh doanh luôn phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng học hỏi, học tập trao dồi kiến thức và năng lực bản thân mới có thể có được những thành công về sự nghiệp sau này
Trên đây là một số quan điểm, thông tin về ngành quản trị kinh doanh, qua đó có thể giúp các bạn có được cái nhìn tổng qua, review đánh giá được ngành và quyết định liệu rằng bản thân có thực sự phù hợp với ngành kinh doanh quốc tế hay không? Nếu mọi người có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc gì hãy tham gia bình luận ngay bên dưới để mọi người cùng nhau thảo luận nhé
Mục lục nội dung
- 1 Ngành quản trị kinh doanh là gì?
- 2 Review ngành Quản trị kinh doanh: Cơ hội nghề nghiệp, mức lương…
- 2.1 Mức lương sau khi tốt nghiệp đi làm có cao hay không?
- 2.2 Học xong ra trường có dễ xin việc không ?
- 2.3 Không phải là ngành học quá khó để thi đậu
- 2.4 Hãy định hướng công việc ngay từ lúc còn đi học
- 2.5 4, Làm việc trong ngành QTKD có khó không ?
- 2.6 Bạn có thực sự phù hợp với ngành quản trị kinh doanh
- 2.7 Ngành quản trị kinh doanh không phải mầu hồng