Rủi Ro Trong Phương Thức Thanh Toán L/C Đầy Đủ Nhất

26452 lượt xem Xuất Nhập Khẩu

Rủi ro trong thanh toán L/C có thể đến từ nhiều phía: nhà xuất khẩu không thực hiện được các yếu cầu của L/C; nhà nhập khẩu không kiểm soát được chất lượng hàng hoặc chậm tiến độ nhận hàng, ngân hàng phát hành L/C không uy tín gây khó khăn khi kiểm tra bộ chứng từ.Hãng vận tải không uy tín, thuê phải tàu cũ…Trong bài viết này trung tâm Xuất Nhập Khẩu VinaTrain xin gửi tới bạn đọc những rủi ro tiềm ẩn trong phương thức thanh toán L/C.

Hoàng Văn Châu

Tác giả: Hoàng Văn Châu

Chuyên gia Xuất Nhập Khẩu - Logistics với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hiện đang là giảng viên - Quản lý chất lượng đào tạo tại Vinatrain, Tư vấn các vấn đề liên quan hải quan - Logistics

Theo chị Nguyễn Thanh Hương – một chuyên viên thanh toán quốc tế có hơn 10 năm kinh nghiệm cho biết:

Thanh toán quốc tế bằng L/C là phương thức đươc sử dụng nhiều trong giao dịch xuất nhập khẩu thương mại quốc tế vì bảo đảm an toàn cho 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra khi thanh toán L/C 1 trong 2 bên vẫn gặp tình trạng bị lừa trong giao dịch. Ngay cả ngân hàng nếu sơ xuất trong khâu thẩm định hồ sơ cũng có thể trở thành nạn nhân của lừa đảo trong thương mại quốc tế.

Những Rủi Ro Trong Thanh Toán L/C

  • Thanh toán L/C là hình thức thanh toán người mua sẽ tới ngân hàng phục vụ mình ký quỹ một số tiền nhất định hoặc vay vốn của ngân hàng yêu cầu phát hành L/C trong thời hạn nhất định.
  • L/C phát hành trước ngày giao hàng thực tế người bán chính là người được thụ hưởng giá trị ghi trên L/C với điều kiện xuất trình bộ chứng từ hợp lệ theo L/C quy định
  • Ngân hàng phát hành L/C trong thời gian L/C còn hiệu lực sẽ toàn quyền quyết định thanh toán cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ đáp ứng yêu cầu trong L/C.

Tuy nhiên, nếu không nhìn rõ kẽ hở trong thanh toán L/C doanh nghiệp vẫn ngậm trái đắng khi sơ xuất từ các rủi ro, thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng thanh toán L/C vẫn bị lừa đảo: dù là người xuất khẩu hay người nhập khẩu.

Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C
Các loại rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C

Những rủi ro cần biết khi sử dụng thanh toán tín dụng thư L/C

Những trường hợp rủi ro điển hình trong phương thức thanh toán L/C:

Một số trường hợp rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C

  • Thời hạn hiệu lực của L/C quá ngắn dẫn tới người bán chưa kịp giao hàng hoặc chưa kịp gửi chứng từ đã hết hạn L/C không nhận được thanh toán từ người bán: Quan trị rủi ro kéo dài thời gian hiệu lực của L/C, thông thường hiệu lực L/C là 21 ngày với các tuyến dài nên cân đối hiệu lực nhưng không nên quá 90 ngày.
  • Rủi ro trong vận tải, khi kiểm tra các điều khoản trong L/C người bán không đọc kỹ thông tin quy định tại mục: Shippment   và mục Partial shippment là Allowed hay Not allowed nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn tới việc bị từ chối thanh tóan
  • Gửi sai chứng từ theo quy định của ngân hàng phát hành L/C: Ví dụ ngân hàng phát hành L/C yêu cầu bộ chứng từ phải được gửi từ ngân hàng A nhưng bạn lại nhờ ngân hàng B gửi điều này cũng được coi là vi phạm quy định ngân hàng có quyền từ chối thanh toán.
  • Bộ chứng từ phát hành không đúng yêu cầu phát hành trong thanh toán L/C: các chứng từ phát hành được quy định cụ thể nhưng người bán chưa tìm hiểu dẫn tới vi phạm quy định.
  • Uy tín của ngân hàng phát hành L/C: Có thể gặp trường hợp ngân hàng phát hành L/C gây khó khăn trong quá trình thanh toán

1.1: Rủi ro trong thanh toán L/C đến từ phía ngân hàng

Đây là rủi do người bán có thể gặp phải khi người mua mở tài khoản tại ngân hàng phát hành L/C không đảm bảo khả năng thanh toán, tín nhiệm kém, hoặc chưa có mã Swift code .

Giải pháp giảm thiểu:

  • Bên bán có thể yêu cầu bên mua mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
  • Một số trường hợp có thể chỉ định ngân hàng phát hành L/C là đại lý của ngân hàng tại nước xuất khẩu hoặc ngược lại có quan hệ đảm bảo.

1.2: Rủi ro trong thanh toán L/C từ phía nhà xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm được các rủi ro gặp phải trong thanh toán L/C
Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm được các rủi ro gặp phải trong thanh toán L/C

Ngộ nhận sự an toàn tuyệt đối từ L/C: Doanh nghiệp xuất khẩu quá tin tưởng vào vai trò của L/C mà không hiểu một nguyên tắc cơ bản của L/C là “nhận tiền có điều kiện” dẫn đến việc sao nhãng kiểm tra các điều kiện và điều khoản của L/C, hậu quả là lập chứng từ xuất trình không đáp ứng yêu cầu của L/C. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng từ, làm cơ sở từ chối nhận hàng hoặc đòi giảm giá…

Giải pháp:

  • Chuẩn bị chứng từ đầy đủ, khi làm thanh toán L/C cần nhân sự giỏi để tránh trường hợp sửa L/C nhiều lần
  • Chọn đối tác làm ăn  có thiện chí không làm khó hoặc lấy cơ bắt bẻ
  • Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ cần chuẩn bị trong bộ chứng từ han chế việc phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng
  • Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ nhà xuất khẩu
  • Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định với bộ chứng từ
  • Căn thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán trong ngày mở L/C hạn chế mơ trước quá sớm hoặc mở trong ngày hàng lên tàu nếu nhà xuất khẩu chưa kịp chuẩn bị L/C

Nhà xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu vận tải trong L/C quy định: Các tiêu chí cần đáp ứng trong giao hàng nhà xuất khẩu phải thực hiện bao gồm: Cảng bốc hàng, càng dỡ hàng, ngày giao hàng chậm nhất, hình thức giao hàng, phương thức vận tải…Nếu người bán có trách nhiệm thuê vận tải quốc tế khi booking cước vận tải cần căn cứ cac yêu cầu trên L/C để trao đổi với đơn vị vận tải đáp ứng các tiêu thức đã nêu trong L/C. Điều này rất quan trọng nêu lơ là mặc dù đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng người bán vẫn bị từ chối thanh toán theo L/C.

Giải pháp :

  • Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
  • Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều
  • Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó
  • Trường hợp bên xuất khẩu không cam kết giao hàng đúng tiến độ cần tiến hành sửa L/C
  • Đề xuẩt rõ từng đợt giao hàng mấy lần, thời gian giao hàng bao nhiêu
  • Khối luợng hàng giao mấy lần chia cụ thể từng đợt bao nhiêu trường hợp nếu nhà xuất khẩu không giao hàng đúng tiến độ  thì thực hiện sửa L/C phí này thường do bên nhà xuất khẩu chịu

Giao hàng thiếu, các khoản phí tổn phải chịu trong thanh toán L/C: Nhiều trường hợp người bán hàng không chuẩn bị kịp hàng giao đúng số lượng dẫn tới thời gian giao hàng muộn hơn, hoặc đáp ứng thời gian giao hàng thì số lượng hàng không đủ.

Giải pháp xử lý :

  • Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng chính xác cần đề phòng tới trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
  • Trường hợp nếu người xuất khẩu không giao hàng kịp cần thực hiện điều chỉnh L/C phí này sẽ do nhà xuất khẩu chịu

Rủi ro trong phương thức thanh toán L/C đói với người nhập khẩu

Rủi ro doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải trong thanh toán L/C
Rủi ro doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải trong thanh toán L/C

Nhà xuất khẩu gửi chứng từ không hợp lệ, chứng từ giả: Nhiều trường hợp nhà nhập khẩu nhận chứng từ giả do nhà xuất khẩu gửi hoặc kiểm tra nội dung hàng không giống như chứng từ, hoặc bộ chứng từ không hợp lệ theo quy định tại nước nhập khẩu

Giải pháp:

  • Chứng tư liên quan tới hàng hóa như: C/O, I/P, C/Q, Test Report…  phải do đơn vị có thẩm quyền cấp
  • Về vận đơn hãng tàu lập ra sau khi xếp hàng phải được đại diện bên nhập khẩu kiểm tra giám sát ( thông tin ngày tàu chạy, ngày phát hành, tên tàu số chuyến, lịch tàu…)
  • Nhà nhập khẩu phải được nhận vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng từ trên L/C
  • Chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền ký phát.

Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, tàu già: Sử dụng hãng tàu không tin cậy sẽ có trường hợp giao hàng thiếu, mất hàng, hỏng hàng không đền bù, sử dụng tàu già có thể bị tai nạn không nhận được đền bù xứng đáng lỗi này từ phía nhà vận chuyển.

Giải pháp:

  • Khi thanh toán L/C người nhập khẩu nên dành quyển chủ động thuê tàu
  • Chỉ định hãng tàu có uy tín hoặc có văn phòng tại nước nhập khẩu sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm soát tối thiểu rủi ro
  • Mua bảo hiểm hàng hóa (Mua FOB có thể mua thêm bảo hiểm hoặc Nhập CIF với hàng Sea).

Hàng hoá nhận được không như thoả thuận: Nhiều trường hợp lô hàng thanh toán L/C nhưng khi nhận hàng người mua thấy hàng bị hỏng, thiếu, bị vỡ không như thoả thuận..ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người nhập khẩu.

Giải pháp:

  • Tự mình giám sát quá trình đóng gói hàng hoá của nhà xuất khẩu tại kho trước khi hàng được giao lên tàu.
  • Đối với ngân hàng nhập khẩu: Yêu cầu ngân hàng giữ lại một phần chi phí cho tới khi nhà nhập khẩu xác nhận về tình trạng hàng hoá lúc đó mới hoàn tất quá trình thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nhập khẩu.

L/C bị huỷ do người xuất khẩu không đáp được việc giao hàng, hoặc quá trình giao hàng gặp tổn thất

Giải pháp:

  • Người nhập khẩu nên sử dụng L/C dự phòng bảo vệ quyền lợi của mình.
  • Đàm phán kỹ với người bán các điều khoản ràng buộc, điều khoản phạt trong hợp đồng nếu người bán không làm tròn trách nhiệm của mình trong giao nhận.

Hạn chế của hình thức thanh toán L/C cần nhắc đến mà người bán và người mua cũng cần lưu ý đến từ phía ngân hàng: do L/C là hình thức thanh toán dựa trên cơ sở giao dịch các chứng từ văn bản, dẫn đến một số hạn chế: Chi phí chứng từ tốn kém; ngân hàng phải kiểm tra tính chính xác của chứng từ trong khi việc kiểm tra thủ công sẽ có nhiều sai sót; Tốc độ thanh toán chậm; Dễ gặp rủi ro trong thanh toán, tranh chấp xảy ra; phát sinh thêm  chi phí kho bãi, chỉnh sửa chứng từ, giao nhận….

Như vậy, dù ở cương vụ người xuất khẩu hay người nhập khẩu khi sử dụng hình thức thanh toán L/C (thư tín dụng chứng từ) bạn nên cân nhắc kỹ các trường hợp rủi ro có thể gặp phải với mình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hãy nhận sư tham vấn từ ngân hàng phục vụ mình. 

Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo chi tiết khoá học thanh toán quốc tế được hướng dẫn bởi chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và những phân tích logic, thực tế của chuyên gia xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng phương thức thanh toán L/C. Hệ thống đào tạo thực tế VinaTrain đã tổ chức thành công hơn 500 khoá học nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, xuất nhập khẩu theo hình thức online trực tuyến và trực tiêp tại trung tâm vô cùng thuận tiện cho người đi làm. 

Nguồn: Thanh Mai – Tổng hợp

_______________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN

  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: 45 Đường Thạch Thị Thanh,Phường Tân Định, Quận 1
  • Chi nhánh Hà Nội: 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng Hà Nội: CT1-A, Khu đô thị XaLa, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168
  • Hotline tư vấn dịch vụ: 0931.705.774
  • Gmail: vinatrain.edu.vn@gmail.com

Thảo Luận & Hỏi Đáp

  1. Đỗ Thuỷ Hà says:

    nhờ trung tâm tư vấn giúp công ty em là đơn vị nhập khẩu thanh toán L/C hiện tại gặp tình trạng hàng tới cảng nhập nhưng bộ chứng từ không hợp lệ ngân hàng từ chối thanh toán. Làm sao để có thể nhận hàng được bây giờ ạ, công ty em và nhà cung cấp đã đàm phán nhưng vướng cái Ngân Hàng không chấp nhận bộ chứng từ này. Để hàng càng lâu ở cảng phí lưu kho bãi càng cao 🙁

    0
    0
  2. Chiến Thắng says:

    Để đúc kết được những kinh nghiệm này thật sự phải trải qua 1 quá trình dài làm nè

    0
    0
  3. Giáp says:

    Bn làm ơn cho mình hỏi với ah. Mình nên chọn ngân hàng nào để mở l/c ah. Mình ms bt đến l/c và đang muốn mở L/c ah

    0
    0
    • Biên Tập Viên VinaTrain says:

      Chào bạn bạn có thể liên hệ với ngân hàng Eximbank, nếu chưa biết tư vấn mở L/C ở đâu bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn để mở phí bên này khá cạnh tranh nhé!

      0
      0
  4. Ngọc Trân says:

    Cho mình hỏi nhà xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ đến những ngân hàng nào để được thanh toán tiền vậy ạ.

    0
    0
  5. phương says:

    mọi người cho mình hởi. nhà nhập khẩu khi chuẩn bị bộ chứng từ để thanh toán LC gặp rủi ro bất khả kháng mà làm chậm trễ quá trình thanh toán thì sao ạ

    0
    0
    • Ms Hải Anh- Tư Vấn Viên VinaTrain says:

      nhà xuất khẩu gửi chứng từ bạn nha 🙂 vấn đề này nếu gặp rủi ro gửi chứng từ chậm mà mât khả năng thanh toán thì chủ động liên hệ với người mua xin gia hạn L/C là được.
      Để khắc phụ thì tốt nhất 2 bên nên chủ động thương lượng hiệu lực của thời gian xuất trình bộ chứng từ dài hơn, Trung bình là 21 ngày.
      Cam ơn bạn đã gửi câu hỏi tới VinaTrain

      0
      0
  6. khanhvy124 says:

    cho mình hỏi vì sao trong phương thức thanh toán L/C, nếu nhà xuất khẩu (người bán) giành được quyền ký hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm, thì nhà xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn khi lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C?

    0
    0
    • Ms Hải Anh- Tư Vấn Viên VinaTrain says:

      bản chất không có nhiều thuận lợi hơn khi lập bộ chứng từ thanh toán L/C bạn nhé, vì bộ chưng từ phụ thuộc vào quy định của ngân hàng phát hành L/C. Tuy nhiên người bán sẽ chủ động hơn trong kế hoạch giao hàng cũng như chọn được hãng tàu tin tưởng để làm việc.
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới VinaTrain!

      1
      0
  7. Pingback: Các rủi ro trong top 3 phương thức thanh toán quốc tế - Clibme.com - Thư viện kiến thức Kinh tế - Tài Chính

  8. Đại says:

    bận cần lưu ý ghi rõ ra là trong UCP 500 là 7 ngày, con theo UCP 600 là 5 ngày lam việc cho 1 ngân hàng k nhiều bạn mới lại k rõ và thường giờ 5 ngày thôi nhé các con giời

    0
    0
  9. Đại says:

    Theo mình có thể giải thích 1 cách đầy đủ như sau các bạn tham khảo nhé:
    1. Telegraphic transfer ( TT): phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền.
    2. Telegraphic Transfer Reimbursement: (TTR) Phương thức này được áp dụng trong thanh toán L/C. Nếu L/C cho phép TTR, người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. NH thông báo sẽ gởi điện đòi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 5 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ đã gửi .

    Thực tế làm việc thì mình thấy

    Trong TTR: Ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện nhưng rất ít ngân hàng đòi theo cách này vì ngân hàng xác nhận sẽ luôn đưa ra những điều kiện ràng buộc việc thanh toán rất mất thời gian . bởi Ngân hàng Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảo đảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng. Tức là Ngân hàng XN có thể nhận được tiền trước khi đưa cho Ngân hàng phát hành bộ chứng từ

    Nếu trong L/C không cho phép TTR, phải đợi bộ chứng từ về tới NH phát hành và đợi 5 ngày làm việc trước khi họ chấp nhận hay từ chối thanh toán.bạn nhé, như vậy TTR là dùng trong L/C nha

    0
    0
  10. Vân says:

    TT: là thanh toán chuyển tiền bình thường
    còn TTR: là Thanh toán chuyển tiền có bồi hoàn ella ah bạn có thể google tìm hiểu rõ hơn nha

    0
    0
  11. ella tran says:

    Các bạn cho mình hỏi là giữa phương thức thanh toán TT và TTR có gì khác nhau không? mình đang tìm hiểu mà hay nhầm cái này quá

    0
    0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *